Đề án tuyển sinh Học viện Chính sách và Phát triển năm 2024Năm 2024, Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh theo các hình thức sau đây: Xét tuyển thẳng (1% chỉ tiêu); Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Học viện (54%) và Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (45%). Chi tiết như sau: 1. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh được đăng ký xét tuyển vào Học viện Chính sách và Phát triển nếu có đủ các điều kiện sau: - Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xác định trúng tuyển đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) bao gồm các thí sinh đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam và nước ngoài đáp ứng các điều kiện trong đề án tuyển sinh năm 2024 của Học viện. - Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước. 3. Hình thức tuyển sinh: Năm 2024 Học viện tuyển sinh theo các hình thức sau đây: - Xét tuyển thẳng: 1% chỉ tiêu - Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Học viện: 54% - Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: 45% Nếu xét tuyển theo từng đợt/hình thức xét tuyển trước chưa đủ chỉ tiêu, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển cho các đợt hình thức xét tuyển sau và ngược lại. 3.1. Xét tuyển thẳng (Mã: 301-HCPTT): Tuyển thẳng những thí sinh quy định tại mục a Khoản 2 Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/06/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3.2. Xét tuyển kết hợp (1) Phương thức 1 (Mã: 303-HCP01): Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT và thành tích đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố + Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập (TBCHT) học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và đạt giải Nhất, Nhì, Ba các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện tại kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố trở lên + Cách thức xét tuyển: Xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau: ĐXT = (Điểm quy đổi giải thưởng) × 3 + điểm ưu tiên (nếu có) Bảng điểm quy đổi giải thưởng:
(2) Phương thức 2 (Mã: 410-HCP02): Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chứng chỉ năng lực quốc tế + Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ năng lực quốc tế trong thời hạn 3 năm (tính đến ngày xét tuyển): chứng chỉ SAT đạt từ 1000 điểm trở lên hoặc chứng chỉ ACT đạt từ 25 điểm trở lên hoặc chứng chỉ A-Level đạt từ 70 điểm trở lên. – Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau: ĐXT = (Điểm SAT × 30)/1600 + điểm ưu tiên (nếu có) ĐXT = (Điểm ACT × 30)/36 + điểm ưu tiên (nếu có) ĐXT = (Điểm A-Level quy đổi) × 3 + điểm ưu tiên (nếu có) Bảng điểm quy đổi chứng chỉ A – Level:
(3) Phương thức 3 (Mã: 410-HCP03): Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế - Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày xét tuyển): đạt điểm IELTS 5.0 (hoặc chứng chỉ tương đương) trở lên. - Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau: ĐXT = (Điểm quy đổi CCTAQT) x 3 + điểm ưu tiên (nếu có) Bảng điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế:
(4) Phương thức 4 (Mã: 402 – HCPDGNL): Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Hà Nội + Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 đạt từ 75 điểm trở lên. + Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau: ĐXT = (Điểm ĐGNL × 30)/150 + điểm ưu tiên (nếu có) (5) Phương thức 5 (Mã: 402 – HCPDGTD): Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá tư duy (ĐGTD) của Đại học Bách khoa Hà Nội + Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh tham dự bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 đạt từ 60 điểm trở lên. + Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau: ĐXT = (Điểm ĐGTD × 30)/100+ điểm ưu tiên (nếu có) (6) Phương thức 6 (Mã: 200- HCP06): Xét tuyển theo điểm học tập THPT + Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên. + Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) được xác định như sau: ĐXT = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có) Trong đó: Môn 1, môn 2, môn 3 lần lượt là điểm trung bình cộng theo học kỳ các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo cách tính sau: Điểm môn 1 = (Điểm TB HK1 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1)/3 Điểm môn 2 = (Điểm TB HK1 lớp 11 môn 2 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 2 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 2)/3 Điểm môn 3 = (Điểm TB HK1 lớp 11 môn 3 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 3 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 3)/3 Xét tuyển theo thang điểm 30 theo tổ hợp theo từng mã ngành/mã tuyển sinh. Riêng ngành ngôn ngữ Anh, các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh: Xét tuyển theo thang điểm 40 với điểm môn Tiếng Anh được nhân hệ số 2,0. (7) Phương thức 7 (Mã: 200 – HCP07): Xét tuyển theo điểm học tập THPT + Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên. + Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) được xác định như sau: ĐXT = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có) Trong đó: Môn 1, Môn 2, Môn 3 lần lượt là điểm trung bình cộng theo học kỳ các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo cách tính sau: Điểm môn 1 = (Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 12 môn 1)/2 Điểm môn 2 = (Điểm TB HK1 lớp 12 môn 2 + Điểm TB HK2 lớp 12 môn 2)/2 Điểm môn 3 = (Điểm TB HK1 lớp 12 môn 3 + Điểm TB HK2 lớp 12 môn 3)/2 Xét tuyển theo thang điểm 30 theo tổ hợp theo từng mã ngành/mã tuyển sinh. Riêng ngành ngôn ngữ Anh, các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh: Xét tuyển theo thang điểm 40 với điểm môn Tiếng Anh được nhân hệ số 2,0 (8) Phương thức 8 (HCP08): Xét tuyển dựa trên kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2024 Xét tuyển theo thang điểm 30 với 08 tổ hợp (A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09, D10) theo từng mã ngành/mã tuyển sinh. Riêng ngành ngôn ngữ Anh, các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh: Xét tuyển theo thang điểm 40 với điểm môn Tiếng Anh được nhân hệ số 2,0. >>> XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NĂM QUA 4. Thời gian nhận hồ sơ: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Học viện. 5. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành/chương trình theo từng phương thức tuyển sinh. Chỉ tiêu của từng phương thức tuyển sinh nếu không tuyển đủ sẽ được chuyển sang sang phương thức tuyển sinh cuối cùng và ngược lại. 5.1. Chỉ tiêu từng phương thức Chỉ tiêu từng phương thức như sau: 5.2. Mã phương thức xét tuyển
6. Ngưỡng đầu vào: (1) Phương thức 1 (HCP01): Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh. Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành. (2) Phương thức 2 (HCP02): Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chúng chỉ năng lực quốc tế. Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ năng lực quốc tế trong thời hạn 3 năm (tính đến ngày xét tuyển): SAT từ 1000 điểm trở lên hoặc ACT từ 25 điểm trở lên hoặc A-Level từ 70 điểm trở (3) Phương thức 3 (HCP03): Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày xét tuyển): đạt điểm IELTS 5.0 (hoặc chứng chỉ tương đương) trở lên. (4) Phương thức 4 (HCPDGNL): Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐGNL). Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 đạt từ 75 điểm trở lên. (5) Phương thức 5 (HCPDGTD): Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐGTD). Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh tham dự bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 đạt từ 60 điểm trở lên. (6) Phương thức 6 (HCP06): Xét tuyển theo điểm học tập THPT. Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 02 học kì lớp 11 và học kì I lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên. (7) Phương thức 7 (HCP07): Xét tuyển theo điểm học tập THPT. Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 02 học kì lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên. 2024. (8) Phương thức 8 (HCP08): Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm2024 Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo thông báo của Học viện ngay sau khi có kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo TTHN >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.
Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau:
Lịch thi TSA 2025 - đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức được công bố gồm 3 đợt thi. Theo đó, đợt 1 bắt đầu từ tháng 1/2025. Cụ thể 3 đợt thi như sau:
Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.