Đề thi công chức thuế năm 2013 (Đ1)Tổng hợp câu hỏi thường gặp, đề thi vào công chức thuế năm 2013. ĐỀ THI MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH Ngạch chuyên viên và kiểm soát viên thuế Câu 1: Kể tên các phương pháp tính thuế GTGT? Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng? Căn cứ điều 9 luật thuế giá trị gia tăng 13/200/QH12 ngày 03/06/2008 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm: phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT: Căn cứ điểm 2 điều 10 luật thuế giá trị gia tăng 13/200/QH12 ngày 03/06/2008 Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Trừ các đối tượng sau: - Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. - Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì phải hạch toán riêng được hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý để áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Câu 2: Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 2008), có quy định các khoản không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, trình bày 5 khoản chi phí trong số đó? Căn cứ điều 9 luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008: Các khoản chi phí của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là: - Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện: + Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; + Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường; Ngoài ra còn có các khoản sau: - Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính; - Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; - Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại ViệtNamvượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật ViệtNamquy định; - Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng; - Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho; - Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay; - Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật; - Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật; - Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; - Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu; - Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp; - Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra; - Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật. Câu 3: Theo quy định của pháp luật thuế TNCN thì giản trừ gia cảnh bao gồm những phần nào (tính giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nào) và mức cụ thể? Trả lời: Căn cư theo điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 12 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP. 1. Đối tượng tính giảm trừ gia cảnh bao gồm những thành phần: - Con dưới 18 tuổi; - Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động; - Con đang theo học tại các trường: đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại khoản 4 Điều này; - Người ngoài độ tuổi lao động hoặc người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá 500.000đ/tháng (quy định tại khoản 4 Điều 12 ND 100/2008/NĐ-CP ), bao gồm: + Vợ hoặc chồng của người nộp thuế; + Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế; + Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng. 2. Căn cứ điểm 3 mục I phần B thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008. Mức giảm trừ gia cảnh: - Đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm. Mức 4 triệu đồng/tháng là mức tính bình quân cho cả năm, không phân biệt một số tháng trong năm tính thuế không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng. - Đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng Câu 4: Doanh nghiệp X thành lập từ năm 2008, có trụ sở chính tại thành phố Hải Phòng không có cơ sở sản xuất phụ thuôc, kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trong năm 2009, doanh nghiệp có doanh thu tính thuế thu nhập chịu thuế là 2 tỷ đồng, chi phí của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có chứng từ hợp pháp là 1 tỷ đồng, trong đó khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp là 300 triệu đồng. Biết rằng ngoài khoản chi phí quảng cáo tiếp thị nêu trên thì các khoản chi phí còn lại của doanh nghiệp đều là khoản chi phí được trừ. Ngoài ra trong năm doanh nghiệp có thêm thu nhập từ lãi tiền gửi là 100 triệu đồng. 1. Anh (chị) hãy xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp X trong năm 2009. Hãy giải thích về cách xác định thu nhập chịu thuế đó. 2. Hãy xác định thời điểm doanh nghiệp X phải khai thuế tạm nộp theo quý đối với số thuế tạm nộp quý I/2009 và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế phải nộp 2009. 3. Xác định nơi nộp thuế của doanh nghiệp X Trả lời:
1. Căn cứ điểm 2 mục IV phần C thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, phần chi phí quảng cáo tiếp thị của doanh nghiệp không vượt quá 10% tổng chi phí được trừ (do doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2009). Chi phí quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp X được đưa vào chi phí được trừ: (1.000.000.000-300.000.000) x 10% = 70.000 (đồng) Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp X trong năm 2009: 2.000.000.000 – 700.000.000 – 70.000.000 + 100.000.000 = 1.330.000.000 (đồng)
2. Căn cứ điều 32 luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. - Thời điểm doanh nghiệp X phải kê khai thuế tạm nộp theo quý đối với thuế tạm nộp quý I/2009 chậm nhất là ngày 30/04/2009. - Thời điểm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế phải nộp năm 2009 chậm nhất là ngày 31/03/2010. 3. Nơi nộp thuế của doanh nghiệp X: Là nơi đóng trụ sợ chính tại Thành phố Hải Phòng.
Tuyensinh247 Tổng hợp |
Cập nhật đề cương ôn tập chi tiết vào công chức thuế - phần 1
Tổng hợp đề cương ôn tập thi công chức thuế - phần 2 cập nhật ngày 6/9/2012.
Tóm tắt nội dung ôn tập thi vào công chức thuế.
Tổng hợp câu hỏi, đề thi vào công chức thuế năm 2012.
Tổng hợp câu hỏi, đề thi tuyển dụng mới nhất vào ngân hàng Liên Việt.