Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Lý năm 2014 Trường THPT Ngô Thời Nhiệm

Đáp án & Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Lý năm 2014 Trường THPT Ngô Thời Nhiệm. Các em tham khảo dưới đây:

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Lý năm 2014 Trường THPT Ngô Thời Nhiệm

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) – 12 CÂU TRẮC NGHIỆM- Thời gian làm bài: 20 phút

        Thí sinh chọn câu trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài của trường

Câu 1: Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là

A. s = v0t + at2/2    (a và v0 cùng dấu).             B. s = v0t +  at2/2 (a và v0 trái dầu).

C.  x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ).      D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu )

Câu 2: Một ô tô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe giảm ga cho ôtô chạy chậm dần đều. Sau 15s ôtô dừng lại.Gia tốc của ôtô:

    A. 1m/s2                     B. - 1 m/s2                      C. 0,1 m/s2                 D. -0,1 m/s2

Câu 3: Chọn câu SAI. Lực và phản lực:

    A. Là hai lực có độ lớn bằng nhau.                               B. Là hai lực phải cùng giá.

    C. Là hai lực có điểm đặt chỉ trên một vật.                 D. Xuất hiện và mất đi đồng thời.

Câu 4: Một chất điểm chuyển động tròn đều theo quỹ đạo có bán kính 2m và chu kỳ là 0,5s. Tốc độ dài của chất điểm là:           

    A.8m/s                            B.8m/s                              C. 4m/s                       D.4m/s

Câu 5: Điền khuyết vào chỗ chống. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và........... với bình phương khoảng cách giữa chúng.

    A. tỉ lệ thuận.                                                                   B. tỉ lệ nghịch.                       

    C. bằng tích số độ lớn của hai lực.                                D.bằng tổng số độ lớn của hai lực.

Câu 6: Khoảng cách giữa hai chất điểm tăng lên 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ

    A. tăng 2 lần.                                                                    B. giảm 2 lần.

    C. giảm 4 lần                                                                    D. không đổi.

Câu 7: Công thức của định luật Húc là


 

Câu 8. Khối lượng của một vật đặc trưng cho tính chất nào sau đây của vật:

 

A. Tính chất nặng hay nhẹ cuả một vật.                B. Lượng vật chất nhiều hay ít. 

 

C. Mức quán tính của vật .                                    D. Vật chuyển động nhanh hay chậm.  

 

Câu 9: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kỳ T và giữa tốc độ góc w với tần số f trong chuyển động tròn đều là gì?


 

Câu 10: Điền khuyết: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lo xo .................với độ biến dạng của lò xo. 

A. tỉ lệ thuận.                B. tỉ lệ nghịch.         C. luôn bằng.              D. biến thiên. 

Câu 11: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là rơi tự do nếu được thả rơi? 

A. một cái lá cây.        B. một sợi chỉ.                C. một chiếc khăn tay.      D. một viên sỏi.

 Câu 12: Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là 

A. đường thẳng.          B. đường tròn.             C. nữa đường parapol    D. đường gấp khúc. 

II/ PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) – Thời gian làm bài: 40 phút 

Câu 1: (1,5 đ) 

Khi ô tô đang chạy với vận tốc 15m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ô tô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm được 125 m thì vận tốc của ô tô chỉ còn 10m/s. 

1. Tính gia tốc của ô tô

2. Tính khoảng thời gian để ô tô chạy trên quãng đường đó.

Câu 2: (1,5đ)  

Một lò xo có khối lượng không đáng kể, một đầu giữ cố định một đầu treo vật có khối lượng 100g. Cho biết chiều dài ban đầu lo = 30 cm, chiều dài của lò xo lúc treo vật là l = 31 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cứng k của lò xo.

Câu 3: (2đ) 

Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h = 80m so với mặt đất với vận tốc ban đầu  v0 = 15m/s. Lấy g = 10m/s2.

1. Tính  thời gian chuyển động và tầm bay xa của vật

2. Lập phương trình quỹ đạo của vật 

Câu 4 : (2đ) 

Một vật bắt đầu trượt trên sàn nhà với vận tốc ban đầu bằng không dưới tác dụng của lực  nằm ngang (cùng hướng với chuyển động). Vật  có  khối  lượng  3 kg,  hệ  số  ma  sát  trượt  giữa  vật  và  sàn nhà là 0,4. Cho g = 10 m/s2. Lực  có độ lớn F = 15 N.   

1. Tính độ lớn lực ma sát.                           

2. Tính gia tốc của chuyển động.              

Vật đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì lực  ngừng tác dụng. Hỏi sau thời gian bao lâu kể từ khi lực  ngừng tác dụng thì vật dừng lại.    

- Biết độ lớn lực ma sát là không đổi. 

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Lý năm 2014 Trường THPT Ngô Thời Nhiệm


Tuyensinh247 tiếp tục cập nhật đề thi học kì 1 lớp 10 môn Lý của các trường, các em thường xuyên theo dõi.

Tuyensinh247 tổng hợp

Xem thêm tại đây: Đề thi học kì 1 lớp 10