Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn 2015 - THPT Ninh Hải

Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 năm học 2015 - 2016, trường THPT Ninh Hải có đáp án chi tiết, thời gian làm bài của đề thi là 90 phút.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn năm 2015 - THPT Ninh Hải

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1(2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn với chủ đề : Một ngày không dùng điện thoại thông minh

Câu 2(5 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:

Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...”.
( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn 2015 - THPT Ninh Hải

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Đoạn thơ gắn với sự kiện Bác lên đường cứu nước (1911).

 - Điểm 0.5: Trả lời theo cách trên
 - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2. Bài thơ cùng đề tài viết về Bác, ví dụ: Bác ơi (Tố Hữu)

- Điểm 0.5 : Trả lời theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Điểm 1.0: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0.5 nếu nêu được 2 phương thức
 - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4.  Những  tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 là sự xót xa , niềm ngưỡng mộ khi nhắc tới những khó khăn, gian khổ và nghị lực phi thường của Bác trên đường cứu nước

- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Phần II: Làm văn ( 7.0 điểm)

Câu 1:

 Yêu cầu:

- Biết viết một đoạn văn ngắn nhưng phải đầy đủ nội dung

- Biết dùng thao tác lập luận bác bỏ và cá thao tác khác để viết đoạn văn

Gợi ý nội dung: Đoạn văn đảm bảo những ý sau

- Việc dùng điện thoại ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong đời sống. Vậy nếu không dùng điện thoại ( đặc biệt là điện thoại thông minh) một ngày thì sẽ ra sao?

- Một ngày không sử dụng điện thoại thông minh ta sẽ thấy thời gian dài hơn và nhờ vậy ta làm được nhiều việc có ích hơn.

- Một ngày không sử dụng điện thoại để lướt web, chơi game, lên các trang mạng xã hội ta sẽ có nhiều thời gian để chiêm nghiệm cuộc sống, có thời gian quan sát và trò chuyện với người bạn cùng lớp để thấy cuộc đời không thiếu sự sẻ chia ; sẽ có thời gian quan tâm đến gia đình để biết rằng cha mẹ nuôi ta cực khổ biết bao….

- Đôi khi trong cuộc sống bộn bề còn người cần tặng cho riêng mình một Khoảng lặng cần thiết…

Cho điểm:

2 điểm: Đảm bảo viết một đoạn văn đầy đủ, đúng yêu cầu, không mắc các lỗi chính tả và dùng từ

1 điểm: Đáp ứng được nửa yêu cầu trên

0 điểm: Lạc đề hoặc không viết gì

(Lưu ý: Giáo viên linh hoạt cho điểm tối đa với những bài viết có lập luận tốt và có ý tưởng mới)

Câu 2:

Yêu cầu:

- * Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp

- * Yêu cầu cụ thể:
1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và vấn đề

2. Phân tích 2 đoạn thơ để tìm những nét đẹp riêng

- Đoạn thơ của bài thơ Việt Bắc:

+ Vẻ đẹp của non sông đất nước được mô tả qua bức tranh nhiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp

+ Bức tranh bốn mùa được mô tả theo trật tự khác thường

+ Mỗi mùa thiên nhiên được miêu tả rất tươi đẹp và ấm áp

+Con người trong khung cảnh thiên nhiên đó vẫn hăng say lao động

+ Các biện pháp tu từ như điệp từ, điệp ngữ khiến cho thiên nhiên và con người Việt Bắc bừng sáng

- Đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

+ Chủ đề Đất nước được nhiều nhà thơ đề cập nhưng ít ai cảm nhận được như Nguyễn Khoa Điềm

+ Cách lí giải về nguồn gốc đất nước cũng rất ấn tượng khiến ta có thể liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết quen thuộc

+  Đất nước được cảm nhận ở chiều sâu văn hóa…

+ Đất nước hiện lên ở truyền thống đánh giặc giữ nước bao đời

+ Đất nước là của những con người thủy chung son sắt, của cư dân tròng lúa nước bao đời…

+ Viết hoa hai chữ Đất Nước để thấy được sự trân trọng, trang trọng trong suy nghĩ của tác giả

+ Các biện pháp nghệ thuật: Điệp từ, liệt kê…

 3. Cảm nhận chung về hai đoạn thơ

Cho điểm

4 – 5 điểm: Bài biết lập luận và phân tích tốt, đảm bảo đúng yêu cầu của đề, đúng bố cục,  không mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ..

2 – 3 điểm: có chỉ ra được nét riêng của 2 đoạn thơ nhưng phân tích chưa sâu. Bài có mắc một số các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp nhưng không nhiều

1 điểm: Viết sơ sài thiếu ý

0 điểm: Lạc đề, bỏ giấy trắng

 Tuyensinh247.com tổng hợp