Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2013 (Phần 2)

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2013 - 2014 phần 2 gồm 3 đề thi có đáp án (đề 4 - đề 6) của các trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Vĩnh Điều.

Cập nhật đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2013 -2014  phần 2 gồm 3 đề thi và đáp án (từ đề số 4 - đề số 6), ngày 18/12/2013.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 - đề số 4

PHẦN ĐỌC

A.  Đọc thành tiếng :

*. HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau (Theo yêu cầu của GV):

- Chuyện một khu vườn nhỏ

- Mùa thảo quả

- Chuỗi ngọc lam

- Hạt gạo làng ta

- Thầy thuốc như mẹ hiền

- Ca dao về lao động sản xuất.

*. Trả lời 1 câu hỏi có liên quan đến nội dung bài

B. Đọc thầm và làm bài tập:   (Thời gian: 30 phút)

I. Đọc thầm bài văn sau:

                                                 Hoa trạng nguyên

Cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng rồi võng lọng cùng dòng người náo nức đón người thành danh. Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.

Hi đặt tên cho loài hoa ấy, chắc muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò. Hoa trạng nguyên cháy lên từ những ngày ôn thi bận mải, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin. Thế rồi mùa thi qua. Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới. Song dù sao cũng không tránh khỏi có một số ít phải quay về tiếp tục công việc dùi mài kinh sử. Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa  trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.

Đừng bao giờ để tắt ngọn lửa đó trong tim. Em nhé !

                         Theo  K.D NXB trẻ - 1992

Chú giải : Dùi mài kinh sử: rất siêng năng trong một thời gian dài để đọc sách kinh, sách sử (cụm từ xưa được dùng nhiều, ý nói ra sức chăm chỉ học hành ). 

II. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng hoặc điền vào chỗ trống thích hợp.

1. Những chi tiết nào gợi hình ảnh hoa trạng nguyên có nét dáng và màu sắc gợi lên một niềm vui?           

 A. Cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng.                                     

 B. Võng lọng cùng dòng người náo nức đón người thành danh

 C. Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.

2. Hoa trạng nguyên gắn bó với tuổi học trò ra sao? 

¨     A. Hi đặt tên cho loài hoa ấy.

¨     B. Hoa trạng nguyên xuất hiện vào mùa thi bận rộn, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin.

¨     C. Muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò.                                      

3.  Tác giả so sánh hoa trạng nguyên nở đỏ bằng hình ảnh nào ?

¨     A. Những bông hoa hình lá.

¨     B. Ngọn lửa cháy lên.

¨     C. Ngọn lửa thắp lên.

4. Hoa vẫn cứ là bạn thân thiết của học trò qua nghệ thuật nhân hóa, hãy gạch dưới từ ngữ dùng để nhân hóa hoa trạng nguyên trong câu sau:                                                                              “Hoa  trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.”               

5.    -  Hoa trạng nguyên cháy lên từ những ngày ôn thi bận mải.              

    -  Trong bếp lò, lửa cháy bập bùng.

Từ cháy trong hai câu văn trên có quan hệ với nhau thế nào ?

¨     A. Đó là 2 từ đồng nghĩa.

¨     B. Đó là 2 từ đồng âm.

¨     C. Đó là  từ nhiều nghĩa.

6. Những từ mường tượng, vĩnh viễn, hớn hở là:

¨     A. Từ ghép

¨      B. Từ đơn

¨      C. Từ láy

7. Từ em trong 2 câu sau:          “Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa  trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.”,   là:

¨     A. Đại từ

¨      B. Danh từ

¨      C. Động từ

8. Quan hệ từ trong câu: Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi. Là:

¨     A. những

¨      B. ấy

¨      C. như

9. Trong câu: Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Chủ ngữ là:

¨     A. ngước mắt dõi qua cửa sổ  

¨      B. em sẽ thấy

¨      C. em

10. Tìm từ đồng nghĩa thay cho từ hớn hở trong câu: “Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới.” điền vào chỗ trống trong câu sau:

 Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học . . . . . . . . . . . . . . nhập trường mới. 

PHẦN VIẾT                                                                     

  1. I.              Chính tả nghe – viết  (5 điểm). Thời gian: 15 – 20 phút

Đọc cho học sinh viểt bài sau:

Bà tôi

Bà tôi ngồi cạnh tôi. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.

Giọng bà trầm bỗng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.                                   

                                                                          Theo MÁC – XIM GO – RƠ - KI

II. Tập làm văn: (5 điểm)  Thời gian: 35 phút (Với HS lớp 5A3, thời gian có thể từ 35 – 40 phút)

Chọn một trong hai đề sau:

1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói

2. Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em, … ) của em.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 - đề số 4 

A. Phần đọc:  (10 điểm) 

I. Đọc thành tiếng :  (5 điểm ) 

- GV đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của HS . Cụ thể : 

a) Đối với lớp 5A1, 5A2: 

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : (1 điểm) 

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm) 

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : (1 điểm)

 (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) 

+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : (1 điểm) 

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm) 

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu : (1 điểm) 

(Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) 

+ Trả lời đúng ý câu hỏi : (1 điểm) 

(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) 

b) Đối với lớp 5A3 (HS người dân tộc thiểu số): 

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : (1 điểm) 

(Đọc sai từ 6 đến 8 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 8  tiếng: 0 điểm)

 + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : (1 điểm) 

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 đến 4 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng trên 4 chỗ: 0 điểm) 

+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: (1 điểm) 

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm) 

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu : (1 điểm) 

(Đọc quá từ 2 phút đến 3 phút: 0,5 điểm; đọc quá 3 phút: 0 điểm) 

+ Trả lời đúng ý câu hỏi : (1 điểm) 

(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)  

 II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm ) 

Học sinh chọn đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm. 

Đáp án: 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

thức

C

C

A

C

C

Chẳng hạn: Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học nô nức/ hân hoan, ... nhập trường mới.

 B. Phần viết:    (10 điểm) 

I. Chính tả: (5 điểm) 

1) Đối với lớp 5A1, 5A2: 

- Bài viết không mắc lỗi CT, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả (5đ) 

+ Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,25 điểm 

+ Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, … trừ 1 điểm toàn bài. 

2) Đối với lớp 5A3 (HS người dân tộc thiểu số): 

- Bài viết không mắc lỗi CT, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả (5đ)

 + Viết sai 2 lỗi (sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm, sai 5 lỗi trừ 1 điểm. Nếu các tiếng giống nhau đều sai dấu thanh thì chỉ trừ một lần điểm cho lỗi đó.            

+ Nếu trình bày không đúng hình thức bài chính tả bài viết bẩn, tẩy xóa nhiều … trừ 1 điểm toàn bài.       

 II. Tập làm văn:  (5 điểm) 

1) Đối với lớp 5A1, 5A2: (Học sinh lớp 2buổi/ngày) 

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 5 điểm: 

+ Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài  đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. 

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. 

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm:  4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.

 2) Đối với lớp 5A3 (HS dân tộc thiểu số) 

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 5 điểm: 

+ Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài  đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên. 

+ Bài viết đã có ý, tuy nhiên đôi chỗ còn có sai về ngữ pháp; dùng từ đặt câu có thể chưa chính xác, ít mắc lỗi chính tả.

 + Chữ viết tương đối rõ ràng, trình bày bài viết được.

 - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm:  4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 - đề số 5

  1. KIỂM TRA ĐỌC
  1. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm)

      Đọc thầm bài “ Thầy thuốc như mẹ hiền” SGK, TV5. Tập 1 trang 153 và khoanh vào ý đúng cho các câu hỏi sau:

1/ Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh  cho con người thuyền chài.

  1. Ông tận tụy chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời.
  2. Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.
    1. Ông không ngại khổ, ngại bẩn.

2/ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

  1. Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm.
  1. Lãn Ông tự buộc tội mình.
  2. Lãn Ông chữa bệnh không lấy tiền.

3/ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?

  1. Ông chữa bệnh cho người nghèo.
  2. Ông không tham lam.
  3. Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ.

4/ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?

  1. Công danh chẳng đáng coi trọng; tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể thay đổi..
  2. Công danh được coi trọng.
  3. Nhân nghĩa không thay đổi.

5/ Nội dung bài "Thầy thuốc như mẹ hiền" là:

  1. Ca ngợi nhân cách của ông.
  2. Ca ngợi tài năng của ông.
  3. Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

6/ Tìm và gạch chân danh từ riêng trong câu văn sau:

               Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi.

7/ Từ nhân ái trong bài đồng nghĩa với từ nào sau đây:

  1. Nhân dân.
  2. Nhân hậu.
  3. Nhân vật.

8/  Câu “ Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.” thuộc kiểu câu :

  1. Ai ? Là gì ?
  2. Ai ? Thế nào ?
  3. Ai ? Làm gì ?

9/ Quan hệ từ trong câu “ Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát” biểu thị quan hệ gì?

  1. Quan hệ tăng tiến.
  2. Quan hệ tương phản.
  3. Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

10/ Tìm các đại từ xưng hô trong câu văn sau:

    - Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé!.

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. CHÍNH TẢ (5 điểm ).

GV đọc cho học sinh viết bài : Mùa thảo quả ( SGK Tiềng Việt 5 tập 1 trang 114) đoạn: Từ “ Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm,……Thảo quả như những đốm lửa hồng”

II. TẬP LÀM VĂN: ( 5 điểm )

Đề bài:  Em hãy tả một người thân mà em yêu mến nhất, ví dụ: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,...

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 - đề số 5 

A. Kiểm tra đọc: 

I.Đọc thầm và trả lời câu hỏi. ( mỗi câu đúng được 0,5 điểm ) 

     1. b/ Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi. 

   2. a/Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm. 

   3. c/ Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ. 

   4. a/ Công danh chẳng đáng coi trọng; tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể thay đổi.. 

   5. c/ Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

 .       6. Lãn Ông 

        7. b/ Nhân hậu 

        8. a/ Ai ? Là gì ? 

        9. c/ Quan hệ nguyên nhân- kết quả. 

            10. Tôi, cô 

B. Kiểm tra viết. 

I. Chính tả:

 - Không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 5 điểm. 

- 1 lỗi sai trong bài ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định trừ  0,5 điểm ).

 -          Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. 

-          Chữ viết rõ ràng, dễ đọc và đúng chính tả. 

-          Bài làm cẩn thận, sạch sẽ, không bôi xóa tùy tiện 

    II. Tập làm văn. (5 điểm) 

                - HS biết chọn tả người thân mà em yêu mến. 

           - HS tả được các chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người thân có lồng cảm xúc, tình cảm của bản thân thành một mạch đầy đủ, lôi cuốn người đọc.

            - Bố cục rõ ràng với 3 phần cân đối, chuyển đoạn mạch lạc. 

            - Tùy mức độ bài làm có thể cho điểm ( từ 0,5- 1; 1,5- 2,5…..5 điểm)  

ĐỀ ĐỌC THÀNH TIẾNG CUỐI HKI- KHỐI 5 - Năm học 2013- 2014 

 1. Bài Sự sụp đổ của chế độ a-pac-thai từ “Bất bình……lm Tổng thống.” 

Câu hỏi: Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? 

2. Bài Kì diệu rừng xanh từ “Loanh quanh….chuyển động đến đấy” 

Câu hỏi: Những cây nấm rừng đ khiến tc giả cĩ những lin tưởng thú vị gì? 

3. Bài Chuyện một khu vườn nhỏ từ “Cây quỳnh lá dày…..không phải là vườn” 

Câu hỏi: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? 

4.Bài Người gác rừng tí hon từ “ Sau khi nghe….dũng cảm!” 

Câu hỏi: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy: Bạn là người dũng cảm? 

5. Bài Trồng rừng ngập mặn từ “ Nhờ phục hồi…..trở nn phong ph.” 

Câu hỏi: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? 

6. Bài Chuỗi ngọc lam từ “Chiều hôm ấy……lợn đất đấy!”. 

Câu hỏi: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? Cô bé có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? 

* GV đánh giá dựa vào những yêu cầu sau: 

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ 1 điểm (đọc sai 2- 4 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm) 

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) 

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm, đọc quá 2 phút: 0 điểm) 

+ Giọng đọc có diễn cảm: 1 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm: 0,5 điểm, giọng đọc không thể hiện biểu cảm: 0 điểm) 

+ Trả lời đúng câu hỏi 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm)

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 - đề số 6

A/ Phần kiểm tra đọc: (10 điểm)

I.Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Học sinh đọc thầm bài ”Buôn Chư Lênh đón cô giáo” (SGK TV 5 tập 1 trang 144-145) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: ‘‘Buôn ” có nghĩa là gì ?

A. Làng ở Tây Nguyên.           B. Già Làng.  C. Người dân.         D. Cả 3 ý đều sai

Câu 2: Cô giáo có tên là gì?

A. Rok.                   B. Buôn .               C. Y Hoa.                    D. Chư Lênh

Câu 3 : Cô giáo viết hai chữ gì ?

A. Buôn Chư Lênh               B. Y Hoa         C. Bác Hồ                         D. già Rok

Câu 4: Cô Giáo Y Hoa đến Buôn Chư Lênh để làm gì?

A. Thăm buôn làng.                           B. Mở trường dạy học.  

C. Nhận con giao mà già trao cho         D. Đọc lời thề của người là đến buôn

Câu 5 : Vì sao Y Hoa phải cầm dao chém vào cột ?

A. Lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ.

B. Khi đi xa trở về

C. Nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý

D. Công việc chuẩn bị để mở trường học

Câu 6: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ?

A. Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội.

B. Họ trải đường cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung.

C. Già làng đứng đón khách ở giữa già làng, trao cho cô giáo con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.

D. Cả 3 ý đều đúng.

Câu 7: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ ?

A. Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.          

B. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp.

C. Đón tiếp bằng nghi thức trang trọng nhất.

D. Căn nhà sàn chật ních như đi xem hội.      

Câu 8: Ý nghĩa của câu chuyện là gì ?

A. Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo.

B. Biết trọng văn hóa.

C. Mong  muốn cho con em  dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

D. Cả 3 ý đều đúng.

Câu 9: Từ nào đồng nghĩa với từ hạnh phúc?

A. bất hạnh               B. sung sướng             C. đoàn kết        D. hòa bình

Câu 10: Tìm cặp quan hệ từ ở câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì  giữa các bộ phận của câu.

Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Giang vẫn luôn học giỏi.

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

I.Chính tả: ( 5 điêm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài  “Kì diệu rừng xanh” (SGK TV5 tập 1 trang 76) Đoạn từ ( Sau một hồi len lách đến................một thế giới thần bí.). 

II.Tập làm văn:(5 điểm)

 Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, em,...) của em.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 - đề số 6

A/ Kiểm tra đọc:

I.Đọc thầm và làm bài tập:(5 điểm)

HS trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: C

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6: D

Câu 7: A

Câu 8: D

Câu 9: B

Câu 10: Cặp quan hệ từ:  tuy…nhưng (biểu thị quan hệ tương phản)

B/ Kiểm tra viết:

I. Chính tả (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đúng đoạn văn (5 điểm).

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết(sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, viết hoa không đúng quy định) trừ 0,5 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn,...bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn (5 điểm)

- Đảm bảo các yêu cầu được 5 điểm.

+ Viết được bài văn tả ngôi trường của em đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng trình bày bài viết sạch sẽ.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm còn lại: 4,5 - 4- 3,5 -  3 -  2,5 -  2 - 1,5 - 1 -0,5. 

Trên đây là 3 đề thi và đáp án học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 phần 2 Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 phần 3 các em thường xuyên theo dõi tại đây: Đề thi học kì 1 lớp 5 

Tuyensinh247 tổng hợp

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Xem thêm tại đây: Đề thi học kì 1 lớp 5

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.