Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2014 (P1)

Tổng hợp đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2014 - phần 1 gồm 2 đề thi (đề số 1, 2) của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT số 2 Quảng Trạch cập nhật thứ hai ngày 7/4/2014.

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (12 câu trắc nghiệm- 3 điểm)

Câu 1: Thành công nghệ thuật nổi bật của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là:

A. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng    

B. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật và ngoại cảnh

C. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên                 

D. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật

Câu 2: Đặc sắc về nghệ thuật của trích đoạn Trao duyên là:

A. Tả cảnh ngụ tình                        B. Miêu tả nội tâm nhân vật

C. Tả cảnh                                     D. Tả tình

Câu 3: Theo Hoàng Đức Lương, lí do gì khiến cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời?

A. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn.

B. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lý của nhà nước (lệnh vua).

C. Thiếu người tài lực để biên soạn dù vẫn có những người yêu thích thơ văn.

D. Cả (A), (B), (C) đều đúng.

Câu 4: Các bài bình sử đã học và đọc trong chương trình Ngữ văn 10 có thể xem là văn bản văn học vì:

A. Vì các tác giả bình sử đều có tầm vóc văn hoá lớn

B. Vì qua niệm học thuật ngày xưa là văn - sử - triết bất phân

C. Vì các bài bình sử đó đều đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật

D. Vì các sử gia trước đây đều là những người có tài năng văn chương uyên bác

Câu 5: Trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia thì Hiền tài có nghĩa là:

A. Người đỗ tiến sĩ và có tài năng                       B. Người văn võ song toàn

C. Người có tài năng và đức độ                           D. Người đỗ tiến sĩ

Câu 6: Nhân vật Quan Công trong Tam quốc diễn nghĩa là một tướng rất giỏi, cũng rất kiêu ngạo, nhưng vì sao ở Hồi trống Cổ Thành khi bị Trương Phi xúc phạm lại tỏ ra nhún mình?

A. Quan Công không thèm chấp lời mạt sát của kẻ vô năng.

B. Quan Công tự biết mình đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng.

C. Quan Công biết Trương Phi nổi giận cũng chỉ vì giống như mình không thể chấp nhận kẻ bất trung bất nghĩa.

D. Quan Công xấu hổ vì đã hàng Tào Tháo, dẫn quân đến bắt Trương Phi.

Câu 7: Văn bản Phú sông Bạch Đằng được Trương Hán Siêu sáng tác khi nào:

A. Khi nhà Trần bắt đầu có dấu hiệu suy thoái

B. Khi nhà Trần vừa củng cố lại chính quyền

C. Khi nhà Trần vừa đánh thắng quân Nguyên Mông

D. Khi nhà Trần đang cường thịnh

Câu 8: Tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô là gì?

A. Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, độc lập dân tộc

B. Tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân đạo

C. Tư tưởng nhân nghĩa và lòng tự hào dân tộc

D. Tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa

Câu 9: Phương án nào sau đây là những tác phẩm viết bằng chữ Nôm:

A. Quốc âm thi tập, Nhàn, Cảnh ngày hè, Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh

B. Ức trai thi tập, Nhàn, Dư địa chí, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm

C. Chinh phụ ngâm, Cảnh ngày hè, Bánh trôi nước, Thương vợ, Văn chiêu hồn

D. Qua đèo ngang, Bắc hành tạp lục, Đại Việt sử ký toàn thư, Nhàn, Thu vịnh

Câu 10: Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật là ngôn ngữ được chủ yếu dùng trong các loại nào sau đây

A. Ngôn ngữ tự sự                                               B. Ngôn ngữ sân khấu

C. Ngôn ngữ thơ                                                  D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào là cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

A. Tính hình tượng                                               B. Tính cá thể hoá

C. Tính truyền cảm                                               D. Cả A, B,C đều đúng

Câu 12: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của thể loại ngâm khúc?

A. Nhân vật bộc lộ nỗi sầu cảm, xót thương ai oán cho số phận mình.

B. Là thể loại thơ trữ tình trường thiên thuần túy ViệtNam.

C. Có cốt truyện và cấu tứ mạch lạc.

D. Được viết bằng thể thơ song thất lục bát. 

PHẦN II : TỰ LUẬN (7 điểm) – Làm ra tờ giấy khác 

a. Câu 1: (2 điểm)

Nêu vắn tắt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi

b. Câu 2: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau

    Đề 1:

Chúng ta luôn phấn đấu để đạt nhiều thành tích. Thế nhưng hiện nay, nhiều người đang lên án một tệ nạn gọi là “bệnh thành tích”.

            Anh (Chị) hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên, đặc biệt là “bệnh thành tích trong học tập”

    Đề 2:

Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 2

I.Phần trắc nghiệm(3 điểm).

          Đọc câu hỏi và trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án đúng    nhất vào bài làm(mổi câu đúng được 0.25 điểm).

Câu 1:Theo bình luận của các bô lão(Bạch Đằng Giang Phú-Trương Hán Siêu),ta chiến thắng địch là nhờ yêú tố nào?

  1. Quả là:Trời đất cho nơi hiểm trở.
  2. Củng nhờ:Nhân tài giữ cuộc điện an.
  3. Thế giặc dể đánh.
  4. Cả A,B,C.

Câu 2:Để làm nổi bật chiến công của ta và thất bại của giặc,Nguyễn Trãi đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật:(Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi)

  1. Thủ pháp liệt kê.
  2. Đối lập.
  3. So sánh tương phản
  4. Cả A,B,C.

Câu 3:Mục đích chủ yếu của thuyết minh là gì?

  1. Bình luận về sự vật,hiện tượng.
  2. Nói rỏ về sự vật,hiện tượng.
  3. Kể về sự vật,hiện tượng.
  4. Ca ngợi sự vật,hiện tượng.

Câu 4:Trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”-Nguyễn Dữ.Khi nghe thổ thần kể lại sự tình,Tử Văn đã hỏi như thế nào?

  1. Sao nhà nhiều thần quá vậy?
  2. Hắn thực là tay hung hãn,có thể queo vạ cho tôi không?
  3. Ngô Soạn này là kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian.
  4. Cả A,B,C.

Câu 5: Trong các câu sau,câu nào dùng từ không chính xác?

  1. Nó có thái độ bàng quan trước cuộc đời.
  2. Nó có thái độ bàng quang trước cuộc đời.
  3. Cô giáo giảng bài rất hay.
  4. Anh ấy thực sự là tấm gương sáng.

Câu 6:Dòng nào khái quát chính xác nhất về tình cảnh,tâm trạng của người chinh phụ(trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”-bản dịch của Đoàn thị  Điểm).

  1. Lẻ loi,buồn nhớ,khát khao.
  2. Xa cách nhớ thương.
  3. Mòn mỏi,mong chờ.
  4. Côi cút,bi thương.

Câu 7:Tâm trạng của Kiều lúc ‘trao duyên”Truyện Kiều –Nguyễn Du) là gì?

  1. Xót xa,đau đớn tột cùng.
  2. Giằng xé đau thương,đầy mâu thuẩn.
  3. Dùng dằng tiếc nuối,khó xử.
  4. Ngổn ngang,bối rối.

Câu 8:Mục đích của lập luận là gì?

  1. Dẫn dắt.
  2. Thuyết phục.
  3. Giới thiệu.
  4. Cả A,B.

Câu 9:Vì sao Trương Phi lại nổi giận đòi đâm chết Quan Công(Hồi trống Cổ Thành-La Quán Trung)?

  1. Vì Trương Phi là người nóng tính.
  2. Vì Trương Phi cho rằng Quan công  là người bội nghĩa.
  3. Vì Trương Phi muốn thể hiện sức mạnh của mình.
  4. Cả A,B,C.

Câu 10:Tác dụng của điệp từ “mình”trong câu “giật mình mình lại thương mình xót xa”(Truyện Kiều –Nguyễn Du) là:?

  1. Làm cho ý thơ, nhịp thơ thêm hùng mạnh.
  2. Cho thấy Kiều say nhiều,tỉnh ít.
  3. Nhấn mạnh:Chỉ có Kiều hiểu và thương xót cho thân phận mình.
  4. Khẳng định những cuộc vui chỉ là giả,gượng gạo.

 Câu 11: Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì?

  1. Giải trí,tuyên truyền.
  2. Thông tin ,thẩm mĩ
  3. Nhận thức và giao tiếp.
  4. Giáo dục.

Câu 12:Nghĩa của từ “phi thường” trong câu “Làm cho rõ mặt phi thường” (Truyện Kiều –nguyễn Du) có nghĩa là?

  1. Không giống cái bình thường,tức là xuất chúng,hơn người.
  2. Khuôn mặt đẹp nhưng tính cách không tốt.
  3. Khuôn mặt hung ác.
  4. Cả A,B,C.

II> Tự luận

Câu 1(2 điểm)

Viết đoạn văn giới thiệu tóm lược về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du(khoảng 10 câu).

Câu 2 (5 điểm).

Hãy viết văn bản thuyết minh về ngày Tết cổ truyền ở quê em?

 Các phần tiếp theo sẽ được Tuyensinh247 cập nhật liên tục, các em chú ý theo dõi.

Tuyensinh247 Tổng hợp

 



Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí