Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh – THPT Nguyễn Văn Cừ 2016Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh trường THPT Nguyễn Văn Cừ 2016 có đáp án chi tiết, các em tham khảo dưới đây: SỞ GD VÀ ĐT KON TUM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 TRƯỜNG THPT MÔN: SINH HỌC - LỚP: 12 NGUYỄN VĂN CỪ Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Chọn câu trả lời đúng nhất và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm
1/ Hệ sinh thái bao gồm A. quần thể sinh vật và sinh cảnh B. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định C. quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã) D. các quần thể cùng loài và sinh cảnh 2/ Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế? A. Hoang mạc . B. Cánh đồng ngô. C. Rừng mưa nhiệt đới D. Rừng lá rộng ôn đới 3/ Mối liên hệ giữa giới hạn sinh thái và vùng phân bố của các loài được thể hiện: A. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì vùng phân bố hẹp. B. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một nhân tố sinh thái thì vùng phân bố càng rộng. C. Những loài có giới hạn sinh thái rộng hay hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì không liên quan đến vùng phân bố của chúng. D. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì vùng phân bố rộng và ngược lại. 4/ Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện của môi trường sống B. Tỉ lệ giới tính thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống. C. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S. D. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài. 5/ Ở lục địa Úc có một loài Kanguru kiếm ăn trên cây có chân trước dài ra, leo trèo như gấu. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến quy định chân trước dài, móng vuốt sắc xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể kanguru. B. khi chuyển sang đời sống trên cây, kanguru tự biến đổi đặc điểm cơ thể để thích nghi với môi trường C. phải thường xuyên bám vào thân cây để leo lên nên chân trước dài, móng vuốt ngày càng sắc nhọn D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể có chân trước dài, có móng vuốt sắc qua nhiều thế hệ. 6/ Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể ? A. Đa dạng loài. B. Tỉ lệ giới tính. C. Mật độ cá thể. D. Tỉ lệ các nhóm tuổi. 7/ Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về giai đoạn tiến hoá hoá học ? A. Hình thành các đại phân tử sinh học như protein, axit nucleic, lipit,... B. Có sự hình thành mầm mống những cơ thể sống đầu tiên. C. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học D. Chịu tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên như các tia chớp, núi lửa,... 8/ Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Châu chấu→ Ếch→ Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là động vật tiêu thụ A. bậc 4. B. bậc 3 C. bậc 2. D. bậc 5. 9/ Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi của quần thể sinh vật ? A. Các loài đang trong giai đoạn phát triển thường có tháp tuổi đáy hẹp, đỉnh tù. B. Tháp tuổi là sơ đồ biểu thị tổ hợp các nhóm tuổi trong quần thể. C. Tháp tuổi thường thể hiện ba nhóm tuổi là: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản. D. Có ba dạng tháp tuổi: dạng phát triển, dạng ổn định, dạng suy giảm. Trong tự nhiên quần thể có xu hướng ở dạng ổn định 10/ Sơ đồ dưới đây minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A,B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này: (1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn. (2) Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau. (3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F. (4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi. (5) Có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. (6) Nếu loại bỏ loài H ra khỏi quần xã thì quần xã bị hủy diệt. Các phương án trả lời đúng là A. (1),(4)(5) B. (1),(3),(5) C. (2),(5),(6). D. (3),(4),(6) 11/ Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên. 2) Các yếu tố ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen. Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là: A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (2), (5), (6). C. (1), (2), (4), (5). D. (1), (4), (5), (6). 12/ Cho các bằng chứng sau (1) ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. (2) Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào. (3) Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. (4) Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. (5) Xương chi trước của các loại động vật có xương cánh, xương cẳng, xương cố, xương bàn và xương ngón Bằng chứng sinh học phân tử gồm: A. (2),(3),(5) B. (3),(4),(5) C. (1),(3),(4) D. (1),(2),(3) 13/ Giới hạn sinh thái là A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được C. khoảng giá trị xác định của tất cả nhân tố sinh thái mà ở đó đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. D. giới hạn chịu đựng của một số sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. 14/ Trong lịch sử phát triển của sinh giới, có rất nhiều loài bị tuyệt chủng, nguyên nhân chủ yếu nhất là do A. có sự thay đổi lớn về khí hậu, địa chất B. sinh sản ít lại bị các loài khác làm thức ăn C. cạnh tranh khác loài D. cạnh tranh cùng loài 15/ Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau? A. Cơ quan thoái hoá. B. Hoá thạch. C. Cơ quan tương tự. D. Cơ quan tương đồng. 16/ Nhóm cá thể nào dưới đây được xem là một quần thể ? A. Đàn voi trong vườn bách thú B. Bầy chim yến trên Đảo Yến C. Các cây cỏ trên cánh đồng D. Sen, súng trên đầm . 17/ Giữa các sinh vật cùng loài có hai mối quan hệ nào sau đây? A. Hỗ trợ và cạnh tranh B. Hỗ trợ và đối kháng C. Cạnh tranh và hợp tác D. Quần tụ và hỗ trợ 18/ Cỏ băng ở bãi bồi sông Vonga ra hoa kết hạt trước mùa lũ nên không thụ phấn được cho cỏ băng ở trong bờ sông ra hoa kết hạt ngay trong mùa lũ. Đây là biểu hiện của loại cách li A. cơ học B. thời gian C. tập tính D. địa lý 19/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói đến quá trình hình thành loài mới? A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết hình thành loài mới B. Cách li địa lí tất yếu sẽ dẫn đến quá trình hình thành loài mới C. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi luôn dẫn đến quá trình hình thành loài mới D. Sự hình thành loài mới không liên quan đến đột biến 20/ Cơ quan tương đồng phản ánh A. sự tiến hóa phân ly B. sự tiến hóa đồng quy C. chức năng quy định cấu tạo D. nguồn gốc chung 21/ Diễn thế sinh thái là quá trình A. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc B. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường C. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. D. biến đổi của quần thể tương ứng với sự biến đổi của môi trường 22/ Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở A. động vật ít di động xa B. thực vật và động vật kí sinh C. động vật giao phối D. thực vật và động vật ít di động xa 23/ Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây không thuộc quan hệ kí sinh? A. Dây tơ hồng và cây nhãn. B. Phong lan và cây gỗ. C. Cây tầm gửi và cây thân gỗ. D. Giun đũa và lợn. 24/ Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa? A. Di nhập gen B. Giao phối ngẫu nhiên C. Đột biến D. Chọn lọc tự nhiên 25/ Trong các loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng theo tiềm năng sinh học? A. Cá chép trong ao B. Ba ba sông C. Ếch, nhái trong hồ. D. Vi khuẩn lam trong hồ 26/ Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã. B. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã. C. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định. D. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật. 27/ Trong quần xã rừng nhiệt đới Tam Đảo, loài đặc trưng là A. động vật ăn cỏ B. cá cóc C. cây dây leo D. cây gỗ lớn 28/ Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ ? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định B. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể C. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể D. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường 29/ Cho biết các đặc điểm sinh thái của một số loài cá nuôi ở ao, hồ nước ngọt như sau: Mè trắng ăn thực vật nổi , sống ở tầng nước mặt; mè hoa ăn động vật nổi, sống ở tầng nước mặt; Trắm cỏ ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng nước mặt và tầng giữa; trắm đen ăn thân mềm, sống ở tầng đáy; cá trôi ăn các vụn hữu cơ, sống ở tầng đáy; cá chép ăn tạp, sống ở tầng đáy. Phân tích đoạn thông tin trên cho thấy: A. Nếu nuôi chung tất cả các loài cá trên trong một ao thì chúng cạnh tranh gay gắt vì chúng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. B. Nếu nuôi chung tất cả các loài cá trên trong một ao thì giữa chúng thể hiện mối quan hệ đối kháng. C. Nếu nuôi chung tất cả các loài cá trên trong một ao thì chúng thể hiện sự phân tầng thẳng đứng. D. Nếu nuôi chung tất cả các loài cá trên trong một ao thì sự cạnh tranh giữa trắm đen và trắm cỏ gay gắt hơn giữa trắm đen và cá chép. 30/ Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi thành loài mới B. Khi loài mở rộng khu phân bố, điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau C. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật D. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật Tuyensinh247.com DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Đề thi học kì 2 lớp 12
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hải Dương) năm học 2024 - 2025 gồm có 03 trang, xem chi tiết dưới đây.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 năm học 2024 - 2025 môn Ngữ Văn khối 12 trường THPT Ân Thi, tỉnh Hưng Yên được Tuyensinh247 đăng tải dưới đây.
Đề kiểm tra, đánh giá giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn năm học 2024 - 2025 Phòng GD&ĐT Yên Thế gồm 02 phần Đọc hiểu và Làm văn nội dung như sau:
Tham khảo dưới đây đề kiểm tra, đánh giá giữa kì 1 năm học 2024 - 2025 trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Quận Tân Bình khối lớp 7 môn Toán.