Cập nhật đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 có đáp án tỉnh Bình Phước chủ nhật ngày 4/5/2014.
Câu 1: (1,5 điểm)
Viết bốn câu cuối trong bài thơ Nói với con của Y Phương và cho biết người cha dặn con điều gì trong bốn câu thơ ấy.
Câu 2: (1 điểm)
Hãy nêu vài nét chính về hoàn cảnh sáng tác của đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
Câu 3: (2,5 điểm)
a/ Thế nào là nghĩa tường minh, thế nào là hàm ý?
b/ Đọc đoạn văn sau, chỉ ra câu có chứa hàm ý và cho biết câu đó chứa hàm ý gì?
Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
( Mây và sóng, R.Ta-go)
Câu 4: (5 điểm)
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác ”, nhà thơ Viễn Phương đã viết:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
- Cảm nhận và suy nghĩ của em về hai khổ thơ trên.
Thứ tự câu & nội dung hướng dẫn chấm |
Câu 1: (1,5 điểm) - Viết thuộc lòng 4 câu thơ: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. - Người cha khuyên con bước vào đời luôn vững tin, mạnh mẽ, sống đường hoàng, vững chãi… LƯU Ý: - Viết chính xác 4 câu thơ: sai một lỗi trừ 0,25 điểm. - Về lời khuyên: chấp nhận những ý hợp lí khác ( tượng tự ND hướng dẫn chấm). |
Câu 2: ( 1 điểm) - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cưú nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. |
Câu 3: (2,5 điểm) a/ - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. b/ - Câu chứa hàm ý: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. - Hàm ý: “Con không thể đến rìa biển cả được, con phải ở nhà với mẹ” => lời từ chối của bé trước sự mời mọc rủ rê của sóng.
|
Câu4: (5 điểm) 1/ Yêu cầu về kĩ năng: - HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học, có khả năng trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ. Trên cơ sở nắm vững mạch cảm xúc của tác phẩm, học sinh phân tích các yếu tố ngôn từ, hình ảnh, …. của đoạn thơ. - Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện xúc cảm của người viết, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 2/ Yêu cầu về nội dung: - Học sinh có thể làm bài nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng đúng yêu cầu về nội dung và phương thức biểu đạt của đề bài. Người chấm cần trân trọng những bài làm thể hiện rõ năng lực cảm thụ văn học hoặc có ý tưởng mới mẻ và hình thức thể hiện độc đáo, sáng tạo. v Yêu cầu cụ thể: a/Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác” ( tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác…). - Nêu ý kiến khái quát về đoạn thơ ( khổ 2,3). b/Thân bài: ( 3 điểm) Lần lượt trình bày những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: - Khổ thơ 2: Được tạo nên bằng hai cặp câu với những hình ảnh thực và ảo (ẩn dụ) sóng đôi. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” + Thực: là hình ảnh ngày ngày “mặt trời đi qua trên lăng” và dòng người đông đảo chậm rãi, thành kính xếp hàng nối tiếp nhau vào lăng viếng Bác di chuyển thành một vòng tròn. + Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác, và dòng người kết thành “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: là lòng thành kính muốn dâng lên người những bông hoa tươi thắm, thể hiện niềm xúc động, lòng tiếc thương, niềm tự hào… của nhân dân đối với Bác. - Khổ thơ 3: Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng Bác. + “ Bác nằm trong lăng ... dịu hiền”, bằng hai câu thơ đã diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng ... hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác. + “ Vẫn biết trời xanh là ... trong tim!” bằng hình ảnh ẩn dụ sâu xa -> Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi ... Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người ... c/ Kết bài: (1 điểm) - Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. -Cảm nghĩ sâu sắc nhất của bản thân về đoạn thơ. * Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn là 2 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm. |
Tuyensinh247.com sẽ tiếp tục cập nhật đề thi học kì 2 các môn lớp 9 các em thường xuyên theo dõi.
Nguồn dethi.violet
Tuyensinh247 tiếp tục gửi đến các em học sinh đề thi học học kì 2 môn Văn lớp 9 năm học 2013 - 2014 của quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Đề thi và đáp án học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 trường THCS Trường Long Hòa năm 2014, các em theo dõi dưới đây.
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn có đáp án trường THCS Hòa Mạc, Văn Bàn, Lào Cai năm học 2013 - 2014, các em cùng tham khảo dưới đây.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hải Dương) năm học 2024 - 2025 gồm có 03 trang, xem chi tiết dưới đây.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 năm học 2024 - 2025 môn Ngữ Văn khối 12 trường THPT Ân Thi, tỉnh Hưng Yên được Tuyensinh247 đăng tải dưới đây.