Đề thi thử đại học môn Địa lý năm 2014 lần 2 trường THPT Nguyễn Huệ - Phú Yên

Cập nhật đề thi thử đại học và đáp án môn Địa khối C năm 2014 của trường THPT Nguyễn Huệ - Phú Yên, các em xem chi tiết dưới đây.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA KHỐI C NĂM 2014 - THPT NGUYỄN HUỆ - PHÚ YÊN

I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH  ( 8,0 điểm ) :

Câu I ( 2,0 điểm ) :

1/ Trình bày tóm tắt sự phân hoá theo độ cao của thiên nhiên nước ta. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá đó ?

2. Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây ra khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước? Ý nghĩa của việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?

Câu II ( 3,0 điểm ) :

1/ Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ?

2/ Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế. Hãy kể tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng này và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất của nước ta.

Câu III ( 3,0 điểm ) :

Cho bảng số liệu: Hiện trạng sử dụng đất tính đến ngày 01/01/2009 .     

 Đơn vị: nghìn ha

Loại đất

 Đồng bằng

sông Hồng

 Trung du

và miền núi Bắc Bộ

 Cả nước

 Đất nông nghiệp

742

1 479

9 599

 Đất lâm nghiệp

130

5 551

14 758

 Đất chuyên dùng và đất ở

378

426

2 263

 Đất khác

246

2 688

6 485

 Tổng

1 496

10 144

33 105

Theo Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất bản Thống kê, 2010

1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước theo bảng số liệu.

2/ Nêu sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất của hai vùng trên và cho biết vì sao có sự khác nhau đó.

 

II . PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN ( 2,0 điểm ) : 

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu IVa hoặc câu IVb ).

Câu IVa:  Theo chương trình Chuẩn. ( 2,0 điểm )

Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta ? Nêu định hướng phát triển của vùng này.

Câu IVb:  Theo chương trình Nâng cao. ( 2,0 điểm )

Vì sao phát triển kinh tế – xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai? 

( Thí sinh không được sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam trong phòng thi )

=======================   Hết   =======================

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA KHỐI C NĂM 2014 - THPT NGUYỄN HUỆ - PHÚ YÊN

 

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

 

I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH  ( 8,0 điểm )

I

(2 điểm)

1/ Trình bày tóm tắt sự phân hoá theo độ cao của thiên nhiên nước ta. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá đó ?

 

* Sự phân hoá theo độ cao :

+ Ở đai thấp nhất (lên đến độ cao 600 – 700m ở miền Bắc, 900 – 1000m ở miền Nam) : diện tích lớn nhất, thiên nhiên mang sắc thái nhiệt đới gió mùa.

+ Ở độ cao lớn hơn (miền Bắc từ 600 – 700m, miền Nam từ 900 – 1000m đến độ cao 2600m) thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

+ Đai cao nhất (từ độ cao 2600m trở lên) : chỉ có ở miền Bắc, thiên nhiên mang sắc thái ôn đới gió mùa trên núi.

* Nguyên nhân của sự phân hoá theo độ cao : do nước ta là đất nước nhiều đồi núi, địa hình có sự phân bậc, khí hậu và các yếu tố tự nhiên thay đổi theo độ cao địa hình.

1,0 điểm

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

2/Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây ra khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước? Ý nghĩa của việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? 

- Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh:

+ Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (d/c)

+ Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người

- Khó khăn:

+ Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng…

+ Tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống …………

- ý nghĩa việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay:

+Nêu ý nghĩa: Tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự tạo ra hay tìm kiếm việc làm.

+ Diễn giải: Nâng cao trình độ, tay nghề, đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề cho nguồn lao động tạo điều kiện cho họ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang trong tiến trình đa dạng hoá, hiện đại hoá.

1,0 điểm

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25 

 

0,25

II

(3 điểm)

1/ Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ? 

* Cơ cấu công nghiệp theo ngành:

+ Được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

+ Tương đối đa dạng (3 nhóm ngành gồm 29 ngành công nghiệp).

+ Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm (năng lượng, chế biến lương thực – thực phẩm, dệt – may…).

+ Có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

* Lí do phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm:

+ Khai thác có hiệu quả các thế mạnh (tự nhiên, kinh tế – xã hội)…

+ Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường…

1,5 điểm

  

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

 

2/ Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế. Hãy kể tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng này và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất của nước ta. 

* Chứng minh:

+ Biển có nhiều loại hải sản với ngư trường lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, đặc sản (tổ yến,…); bờ biển có nhiều đầm phá, vịnh nước sâu (Dung Quất, Vân Phong,…), nhiều bãi biển đẹp (Nha Trang, Mũi Né,…).

+ Khoáng sản chủ yếu là vật liệu xây dựng (đặc biệt cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa), vàng, dầu khí. Sông ngòi có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ.

+ Rừng có diện tích tương đối lớn (độ che phủ 38,9%) với nhiều loại gỗ, chim và thú quý.

+ Đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ; các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.

* Kể tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất của nước ta:

+ Hai quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.

+ Ba đảo: Phú Quốc, Cái Bầu, Cát Bà.

1,5 điểm

  

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

0,25

 

 

0,25

0,25

 

III

(3 điểm)

1/  Vẽ Biểu đồ …

 

- Xử lí số liệu:

TỈ TRỌNG CÁC LOẠI ĐẤT CỦA HAI VÙNG SO VỚI CẢ NƯỚC     (Đơn vị: %)

Loại đất

Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đất nông nghiệp

 

7,73

15,4

Đất lâm nghiệp

0,88

37,61

 

Đất chuyên dùng và đất ở

 

 

16,70

18,82

 

 - Vẽ:

+ Vẽ biểu đồ cột nhóm, mỗi vùng thành một nhóm gồm 3 cột cho 3 loại đất.

+ Vẽ đúng yêu cầu của biểu đồ cột, có đủ các yếu tố: các cột, tên biểu đồ, chú giải (tên vùng và quy ước biểu hiện tỉ trọng, có thể như trong đáp án hoặc lập bảng chú giải).

Đáp án đề thi 2014 Capture110 300x198 Đề thi thử Đại học môn Địa lý trường THPT Nguyễn Huệ    Phú Yên có đáp án năm 2014 

1,75 điểm

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

2/ Nêu sự khác nhau v cơ cấu sử dụng đất của hai vùng trên và cho biết vì sao có sự khác nhau đó: 

* Nêu sự khác nhau:

+ Tính tỉ trọng của các loại đất trong cơ cấu sử dụng đất của mỗi vùng, kết quả như sau (%):

 

Loại đất

Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đất nông nghiệp

49,60

14,57

Đất lâm nghiệp

8,69

54,72

Đất chuyên dùng và đất ở

25,27

4,20

Các loại đất khác

16,44

26,51

Tổng diện tích

100,00

100,00

 

+ Tỉ trọng đất lâm nghiệp và các loại đất khác của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn so với Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng cao hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ (dẫn chứng).

* Giải thích:

+ Đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng cao hơn vì đây là vùng mà đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, dân số đông, kinh tế – xã hội phát triển hơn.

+ Đất lâm nghiệp và các loại đất khác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao hơn vì: địa hình miền núi (phần lớn diện tích không thuận lợi cho nông nghiệp), mật độ dân số thấp, kinh tế – xã hội phát triển ở mức thấp hơn.

1,25 điểm

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

II . PHẦN RIÊNG  ( 2,0 điểm ) :  Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài .

IVa

(2 điểm)

Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta ? Nêu định hướng phát triển của vùng này. 

* Tại sao…

+ Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long…).

+ Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa.

+ Dân cư đông (15,2 triệu người năm 2006), nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật tốt và đồng bộ.

+ Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

+ Các nguyên nhân khác (thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, sự năng động trong cơ chế thị trường,…).

* Định hướng phát triển của vùng

+ Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao ; hình thành các khu công nghiệp tập trung.

+ Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ (thương mại, ngân hàng, du lịch,…).

  

1,5 điểm

0,25

 

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

 

0,5 điểm

0,25

0,25

 

IVb

(2 điểm)

Vì sao phát triển kinh tế – xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai?

 

Việc phát triển kinh tế – xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai bởi:

+ Đó là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

+Việc khẳng định chủ quyền ở các huyện đảo là cơ sở để nước ta khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

- Có thể đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, cũng như khai thác các đặc sản biển như: bào ngư, đồi mồi, ngọc trai, tổ yến…

- Cung cấp hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, thu nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

- Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, hàng đông lạnh…

- Phát triển dịch vụ du lịch biển đảo. 

2,0 điểm

 

 

 

  0,5

 

   0,5

 

0,25

 

   0,25

0,25

 

0,25

Các đề thi thử đại học tiếp theo môn Địa khối C năm 2014 sẽ được Tuyensinh247 cập nhật liên tục các em chú ý theo dõi nhé!

Nguồn THPT Nguyễn Huệ- Phú Yên

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Xem thêm tại đây: Đề thi thử đại học khối C