Đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B năm 2014 THPT Lê Quảng Chí, Hà Tĩnh

Cập nhật đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B có đáp án năm 2014 của trường THPT Lê Quảng Chí, Hà Tĩnh cập nhật ngày 21/4/2014.

 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI A,B NĂM 2014 - THPT LÊ QUẢNG CHÍ, HÀ TĨNH

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

 Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 14,4 gam H2O và m gam CO2. Mặt khác, 29,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2. Giá trị của m là:

A. 44 gam.                B. 33 gam.                  C. 48,4 gam.              D. 52,8 gam.

Câu 2: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí

A. NH3, SO2, CO, Cl2.                                         B. N2, NO2, CO2, CH4, H2.

C. NH3, O2, N2, CH4, H2.                                     D. N2, Cl2, O2 , CO2, H2.

Câu 3: Điều nào sau đây là không đúng?

A. Axit H2SO4 được sử dụng nhiều nhất trong các axit vô cơ.

B. Trong công nghiệp, nước Gia-ven được dùng phổ biến hơn clorua vôi.

C. Trong công nghiệp, nước Gia-ven được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn xốp.

D. Ozôn có nhiều ứng dụng, như: tẩy trắng tinh bột, dầu ăn, chữa sâu răng, sát trùng nước,…

Câu 4: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong A, Nitơ chiếm 15,73% về khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là:

A. 149 gam.                                                           B. 161 gam.

C. 143,45 gam.                                                      D. 159 gam.

Câu 5: Dung dịch axit CH3COOH 0,1M có pH = 3. Hằng số axit Ka của CH3COOH là:

A. 2.10-5.                  B. 5.10-6.                  C. 1.10-5.                        D. 1,5.10-6.

Câu 6: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là

A. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.             B. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

C. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.              D. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.

Câu 7: Một ancol A mạch nhánh, bậc nhất có công thức phân tử là CxH10O. Lấy hỗn hợp gồm 0,01 mol C2H5OH và 0,01 mol A đem trộn với 0,1 mol O2 rồi đốt cháy hoàn toàn, sau phản ứng thấy có O2 dư. Công thức cấu tạo của A là:

A. CH2=CH-CH(CH3)-CH2OH.                           B. (CH3)2CH-CH2OH.

C. (CH3)2C=CH-CH2OH.                                  D. CH3-CH=C(CH3)-CH2OH.

Câu 8: Cho X và Y là 2 este mạch hở đều có công thức phân tử là C5H8O2. Biết xà phòng hoá X thu được một anđehit và xà phòng hoá Y thu được một muối của axit không no. Số đồng phân cấu tạo của X và Y lần lượt là:

A. 4; 4.                      B. 2; 3.                        C. 3; 2.                           D. 4; 3.

Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm 0,05 mol CaCl2; 0,03 mol KHCO3; 0,05 mol NaHCO3; 0,04 mol Na2O; 0,03 mol Ba(NO3)2 vào 437,85 gam H2O, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam kết tủa và dung dịch Y có khối lượng là:

A. 450 gam.               B. 400 gam.               C. 420 gam.                D. 440 gam.

Câu 10: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với:

A. H2S, O2, nước Br2.                              B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.

C. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.            D. dung dịch KOH, CaO, nước Br2.

Câu 11: Để điều chế photpho (ở dạng P) người ta trộn một loại quặng có chứa Ca3(PO4)2 với SiO2 và lượng cacbon vừa đủ rồi nung trong lò với nhiệt độ cao (20000C). Nếu từ 1 tấn quặng chứa 62% là Ca3(PO4)2 thì sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu kg photpho biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%?

A. 124 kg.                   B. 111,6 kg.                C. 137,78 kg.                 D. 12,4 kg.

Câu 12: Khi nói về quá trình điều chế Al trong công nghiệp, mệnh đề nào dưới đây là không đúng?

A. Trong quặng boxit, ngoài Al2O3 còn có tạp chất là SiO2 và Fe2O3.

B. Cả 2 điện cực của thùng điện phân Al2O3 đều làm bằng than chì.

C. Trong quá trình điện phân, cực âm sẽ bị mòn dần và được hạ thấp dần xuống.

D. Sử dụng khoáng chất criolit sẽ giúp tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất.

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron ở phân lớp ngoài cùng là 3s. Tổng số electron trên hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Biết rằng X và Y dễ dàng phản ứng với nhau. Số hiệu nguyên tử của X và Y tương ứng là:

A. 13 và 15.              B. 17 và 12.               C. 18 và 11.                    D. 11 và 16.

Câu 14: Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:

A. 4.                        B. 5.                                C. 6.                               D. 8.

Câu 15: Cho phương trình hóa học: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxO+ H2O.
Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNOlà:

A. 8x – 3y.               B. 16x – 6y.               C. 10x – 4y.                   D. 16x – 5y.

Câu 16: Hoà tan 2,88 gam muối XSO4 vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y (với điện cực trơ) trong thời gian t giây thì được m gam kim loại ở catot và 0,007 mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí ở cả 2 điện cực là 0,024 mol. Giá trị của m là:

A. 0,784 gam.            B. 0,91 gam.              C. 0,896 gam.             D. 0,336 gam.

Câu 17: Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm NaNO3 và Cu(NO3)2, sản phẩm khí sinh ra được hấp thụ vào trong H2O dư thì thấy có 2,24 lít khí thoát ra sau cùng. Phần trăm về khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 25% và 75%.                                                    B. 50% và 50%.

C. 15% và 85%.                                                    D. 33,33% và 66,67% .

Câu 18: Cho 8,0 gam Ca hoà tan hết vào 200 ml dung dịch chứa HCl 2M và H2SO4 0,75M. Nếu cô cạn dung dịch X sau phản ứng thì khối lượng chất rắn thu được là:

A. 32,5 gam.             B. 36,6 gam.           C. 22,5 gam.                   D. 25,95 gam.

Câu 19: Oxi hóa không hoàn toàn m ancol etylic một thời gian thì thu được hỗn hợp sản phẩm X. Biết khi cho X tác dụng với Na dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc) còn khi cho X tác dụng với NaHCO3 dư thì chỉ thu được 1,12 lít khí (đktc). Giá trị của m là:

A. 25,3 gam.            B. 13,8 gam.              C. 11,5 gam.                   D. 27,6 gam.

Câu 20: Tỉ khối hơi của hỗn hợp X (gồm hai hiđrocacbon mạch hở) so với H2 là 11,25. Dẫn 1,792 lít X (đktc) đi thật chậm qua bình đựng dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng 0,84 gam. X phải chứa hiđrocacbon nào dưới đây?

A. Propađien.                 B. Propan.                C. Propen.                      D. Propin.

Câu 21: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3, 0,05 mol HCl và 0,025 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:

A. 0,4.                     B. 0,6.                             C. 0,2.                            D. 0,3.

Câu 22: Cho 11,8 gam hỗn hợp A gồm Al và kim loại M hoá trị không đổi tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch CuSO4 2M. Cho 5,9 gam A phản ứng với HNO3 dư tạo ra 0,4 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại M là:

A. Cu.                      B. Fe.                              C. Mg.                            D. Zn.

Câu 23: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

A. 7.                        B. 6.                                C. 4.                               D. 5.

Câu 24: Nhiệt nhôm 25 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 thu được hỗn hợp B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu 14,8 gam hỗn hợp D, không thấy khí thoát ra. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A là:

A. 78,4%.                B. 43,2%.                       C. 59,2%.                       D. 40,8%.

Câu 25: Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O và có các tính chất: X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. C2H5CHO, CH2=CH-O-CH3, (CH3)2CO.      

B. C2H5CHO, (CH3)2CO, CH2=CH-CH2OH.

C. (CH3)2CO, C2H5CHO, CH2=CH-CH2OH.     

D. CH2=CH-CH2OH, C2H5CHO, (CH3)2CO.

Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng sau: 
C3H→ C3H6Br2 → C3H8O2 → C3H4O2 → C3H4O→ C5H8O4 (đa chức)
Chất có công thức phân tử C5H8O4 có cấu tạo là:

A. HOOC-CH2-COOC2H5.                                  B. C2H5OCO-COOCH3.

C. CH2(COOCH3)2.                                           D. HOOC-(CH2)3-COOH.

Câu 27: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần.
(2) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.
(3) Liên kết hóa học giữa một kim loại nhóm IA và một phi kim nhóm VIIA luôn là liên kết ion.
(4) Nguyên tử N trong NH3 và trong NH4+ có cùng cộng hóa trị là 3.
(5) Số oxi hóa của Cr trong K2Cr2O7 là +6.
Số phát biểu đúng là:

A. 5.                         B. 4.                                C. 2.                               D. 3.

Câu 28: Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính?

A. AlCl3, H2O, NaHCO3, Zn(OH)2, ZnO.

B. ZnCl2, AlCl3, NaAlO2, NaHCO3, H2NCH2COOH.

C. H2O, Zn(OH)2, HOOC-COONa, H2NCH2COOH, NaHCO3.

D. Al, NaHCO3, NaAlO2, ZnO, Be(OH)2.

Câu 29: Những kim loại nào chắc chắn tan trong dung dịch kiềm?

A. Kim loại có oxit, hiđroxit tương ứng tan trong dung dịch kiềm.

B. Kim loại có oxit, hiđroxit tương ứng tan trong dung dịch axit.

C. Kim loại có oxit, hiđroxit tương ứng là chất lưỡng tính.

D. Kim loại tan trong nước.

Câu 30: Một hiđrocacbon mạch hở tác dụng với HCl sinh ra sản phẩm chính là 2-Clo-3-metyl butan. Hiđrocacbon này có tên gọi là:

A. 2-Metyl but-1-en.                            B. 3-Metyl but-2-en.    

  C. 2-Metyl but-2-en.                           D. 3-Metyl but-1-en.

Câu 31: Cho dãy các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol, cumen. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là:

A. 5.                          B. 4.                                C. 3.                               D. 6.

Câu 32: Aminoaxit X (chứa nhóm amin bậc 1) có công thức CxHyO2N. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng dung dịch NaOH đặc thấy khối lượng bình tăng thêm 25,7 gam. Số công thức cấu tạo của X là:

A. 4.                           B. 5.                                C. 3.                               D. 6.

Câu 33: Cho cân bằng sau:  N2  +  3H2     2NH3    ∆H = -92kJ
Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Khi giảm nhiệt độ và thêm xúc tác, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

B. Khi tăng áp suất và tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

C. Khi tăng áp suất và giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

D. Khi tăng nhiệt độ và thêm N2, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Câu 34: Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

A. Đun nóng ancol metylic với H2SO4 đặc ở 1700C thu được ete.

B. Phương pháp chung để điều chế ancol no, đơn chức bậc 1 là cho anken cộng nước.

C. Ancol đa chức hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh.

D. Khi oxi hóa ancol no, đơn chức thì thu được anđehit.

Câu 35: Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X thu được 3a mol CO2 và 1,8a mol H2O. Mặt khác, 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng được với tối đa 0,14 mol AgNOtrong NH3 (điều kiện thích hợp). Số mol của anđehit trong 0,1 mol hỗn hợp X là:

A. 0,03.                    B. 0,02.                           C. 0,04.                          D. 0,01.

Câu 36: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với glucozơ là:

A. Dung dịch Br2, Na, NaOH, Cu(OH)2, AgNO3/NH3, H2 và CH3COOH (xt: H2SO4 đặc).

B. Dung dịch Br2, Na, Cu(OH)2, AgNO3/NH3, H2.

C. Cu(OH)2, AgNO3/NH3, H2 và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc).

D. Dung dịch Br2, Na, Cu(OH)2, NaOH, AgNO3/NH3, H2.

Câu 37: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là:

A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOC2H5, C2H5COOCH3.

B. CH3OH, C4H10, C2H5Cl, CH3CHO.

C. CH3CHO, C6H12O6, C2H5OH, CH3COOC2H5.

D. CH3OH, C4H10, C2H5OH, CH3CHO.

Câu 38: Hỗn hợp A gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm IIA. Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp A trong dung dịch HCl thu được khí B. Cho toàn bộ lượng khí B hấp thụ hết bởi 3 lít Ca(OH)2 0,015M, thu được 4 gam kết tủa. Kim loại trong hai muối cacbonat là:

A. Mg, Ca.                 B. Ca, Ba.                  C. Be, Mg.                     D. A hoặc C.

Câu 39: Cho m gam hỗn hợp gồm hai chất X và Y đều thuộc dãy đồng đẳng của axit metacrylic tác dụng với 300 ml dung dịch Na2CO3 0,5M. Thêm tiếp vào đó dung dịch HCl 1M cho đến khi khí CO2 ngừng thoát ra thì thấy tiêu tốn hết 100 ml. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình I chứa dung dịch H2SOđặc, sau đó qua bình II chứa dung dịch NaOH đặc thì thấy độ tăng khối lượng của bình II nhiều hơn bình I là 20,5 gam. Giá trị của m là:

A. 12,05 gam.             B. 15,1 gam.              C. 15,5 gam.             D. 12,15 gam.

Câu 40: Khi so sánh pin điện hoá và ăn mòn điện hoá, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Chất có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn.

B. Đều làm phát sinh dòng điện.

C. Tên các điện cực giống nhau: catot là cực âm, anot là cực dương.

D. Kim loại có tính khử mạnh hơn luôn là cực âm.

Câu 41: Khi cho 1 mol amino axit X (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2) tác dụng hết với axit HCl thu được 169,5 gam muối. Mặt khác, cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 177 gam muối. Công thức phân tử của X là:

A. C3H7NO2.            B. C5H7NO2.                  C. C4H6N2O2.                 D. C4H7NO4.

Câu 42: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra 9,85 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là:

A. 25,00.                B. 12,96.                         C. 6,25.                          D. 13,00.

Câu 43: Trộn CuO với oxit kim loại M hóa trị II theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 được hỗn hợp B. Cho 4,8 gam hỗn hợp B này vào ống sứ, nung nóng rồi dẫn khí CO dư đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn D. Hỗn hợp D tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch HNO3 1,25M thu được V lít khí NO. Kim loại M là:

A. Ca.                       B. Ca hoặc Mg.              C. Mg.                            D. Zn.

Câu 44: Khi 101,05 gam hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với một lượng dư dung dịch kiềm, thu được 5,04 lít (đktc) khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư axit clohiđric (không có không khí) thu được 39,2 lít (đktc) khí. Phần trăm khối lượng Cr trong hợp kim là:

A. 6,43%.                  B. 7,72%.                       C. 77,19%.                     D. 12,86%.

Câu 45: Thí nghiệm nào sau đây không thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc?

A. Cho dung dịch CH3NH3 đến dư vào dung dịch Al(NO3)3.

B. Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch ZnCl2.

C. Cho khí CO2 lội vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2) cho đến dư.

D. Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

Câu 46: Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%? (Cho H = 1; C = 12; O = 16)

A. 3.                          B. 5.                                C. 2.                               D. 4.

Câu 47: Cho các chất: nicotin, moocphin, cafein, cocain, amphetamin, rượu, heroin. Số chất gây nghiện nhưng không phải ma túy là:

A. 4.                          B. 2.                                C. 5.                               D. 3.

Câu 48: Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là:

A. 6.                          B. 5.                                C. 3.                               D. 4.

Câu 49: Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan D. Cho khí CO dư qua bình chứa D nung nóng được hỗn hợp rắn E (cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:

A. 1 đơn chất và 2 hợp chất.                                 B. 2 đơn chất và 2 hợp chất.  

C. 2 đơn chất và 1 hợp chất.                                 D. 3 đơn chất.

Câu 50: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là (Cho O = 16; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Cu = 64)

A. 0,05 và 0,01.         B. 0,01 và 0,03.       C. 0,03 và 0,02.         D. 0,02 và 0,05.

 

--------------------- HẾT---------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI A,B NĂM 2014 - THPT LÊ QUẢNG CHÍ, HÀ TĨNH

1A

2C

3B

4C

5C

6B

7B

8A

9A

10C

11B

12A

13B

14B

15B

16C

17C

18D

19A

20C

21A

    22A

23D

24A

25B

26C

27D

28C

29D

30D

31A

32B

33C

34A

35B

36B

37D

38D

39D

40B

41D

42A

43C

44D

45C

46A

47D

48D

49C

50C

Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật các đề thi thử đại học môn Hóa khối A,B năm 2014 các em chú ý theo dõi thường xuyên nhé!

Theo Trường THPT Lê Quảng Chí