Đề thi thử đại học môn Lịch sử khối C lần 2 năm 2014 - THPT Trần Phú, Hà Tĩnh

Tuyensinh247 cập nhật đề thi thử đại học môn Lịch sử khối C lần 2 năm 2014 - THPT Trần Phú, Hà Tĩnh mời các em tham khảo dưới đây.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SỬ LẦN 2 NĂM 2014 - THPT TRẦN PHÚ, HÀ TĨNH

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH : (07 điểm)

Câu I. (3,0 điểm)

Trong thời kì 1945-1954, chiến thắng nào của quân dân ta đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơ-ve ? Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đó.

Câu II. (2,0 điểm)

Tại sao Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tiến hành đồng thời ở hai miền Bắc, Nam hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau trong thời kỳ 1954 - 1975? Nêu nội dung và ý nghĩa của chủ trương đó.   

Câu III.  (2,0 điểm)

        Nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam.

II.PHẦN RIÊNG: (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3 điểm)

Trình bày những nét chính về Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3 điểm)

Trình bày và nêu nhận xét về sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ từ sau năm 1945 đến năm 1950.

                                                                                               

-------- Hết -------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SỬ LẦN 2 NĂM 2014 - THPT TRẦN PHÚ, HÀ TĨNH

                                                   Nội dung chính                               

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH : (07 điểm))

Câu 1

(3.0 đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        Trong thời kì 1945-1954, chiến thắng nào của quân dân ta đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơ-ve ? Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đó.

a. Đó là thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.

b. Diễn biến:

- Tháng 6-1950, Đảng, Chính phủ quyết định chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm mục tiêu: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới, mở rộng và cũng cố căn cứ địa Việt Bắc…

- Ngày 16-09-1950, các đơn vị quân đội của ta nổ súng mở đầu chiến dịch trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn hai ngày chiến đấu, sáng 18-9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê…

- Mất Đông Khê, quân đich ở Thất Khê lâm vào tình trạng bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. để yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng về. Đồng thời mở cuộc hành quân lên Thái Nguyên để thu hút chủ lực của ta…

- Đoán trước ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4, khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Hai binh đoàn…

- Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm ( 8-10) và ngày 13-10-1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.

- Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22-10-1950. Chiến dịch Biên giới toàn thắng.

c. Kết quả

- Sau hơn một tháng chiến đấu ( từ 16-9-1950 đến 22-10-1950, chiến dịch Biên giới đã kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng tuyến biên giới Việt- Trung từ Cao Bằng về Đình Lập với 35 vạn dân. Chọc thủng  “Hành lang Đông-Tây” của Pháp, thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ, làm phá sản kế hoạch Rơ-ve.

d. Ý nghĩa

- Chiến dịch Biên giới thắng lợi, đã tiêu hao được một bộ phận quan trọng sinh lực địch, con đường liên lạc của nước ta với các nước XHCN được khai thông. Quân đội ta trưởng thành,  giành được thế chủ động trên chiến trường chính ( Bắc Bộ). Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

 

Câu 2

(2.0 đ)

Tại sao Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tiến hành đồng thời ở hai miền Bắc, Nam hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau trong thời kỳ 1954 – 1975? Nêu nội dung và ý nghĩa của chủ trương đó

a.Tại sao?

- Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương :

  + Ngày 10 - 10 - 1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội.

  + Tháng 5 - 1955, Pháp rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng), miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

  + Giữa tháng 5 - 1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc.

  + Ở miền Nam,  Mĩ thay Pháp  và đưa Ngô  Đình Diệm lên nắm  chính quyền, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới...  Với âm mưu của Mĩ và chính qu yền Ngô Đình Diệm nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền…

- Xuất phát từ đặc điểm cách mạng trong tình hình đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, cách mạng ở mỗi miền có yêu cầu riêng, vì vậy Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương trên.

b. Nội dung chủ trương đó là :

 - Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và các mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Mỗi chiến lược có những nhiệm vụ cụ thể :

    + Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội... là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

    + Chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc cho nhân dân trong thời kì cách  mạng dân tộc dân chủ nhân dân thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà là những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Nam.

   + Miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định nhất, miền Nam là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp. Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển....

c. Ý nghĩa của những chủ trương đó

-  Chủ trương sát hợp và đúng đắn với hoàn cảnh từng miền, vì vậy có tác dụng thúc đẩy cách mạng ở mỗi miền phát triển. Chủ trương đó đã phát huy khả năng cách mạng ở mỗi miền và sức mạnh tổng hợp của cách mạng hai miền trong cuộc đấu tranh chung và là nhân tố quyết định trong mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975.

 

Câu 3

(2,0 đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam

a. Nguyên nhân:

 + Chính sách đàn áp và khủng bố tàn bạo của Mĩ –Diệm. trong những năm 1957-1959, Mĩ-Diệm ra sức đàn áp cách mạng, mở rộng chiến dich “ tố cộng, diệt cộng”, ra đạo luật 10/59…đã gây nên làn sóng căm phẫn trong nhân dân MNam, buộc họ phải lựa chọn biện pháp quyết liệt để chống trả, bảo vệ sự sống còn và phát triển hay nói cách khác “không có con đường nào khác”…

 

+ Hội nghị lần thứ 15 của BCH TW Đảng (1-1959) đã xác định con đường tất yếu của cách mạng miền Nam là dùng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm, giành chính quyền về tay nhân dân . Vì thế đã làm bùng nổ phong trào “ĐKhởi” ở  MMam … “Bó đuốc soi đường”…

 

b. Ý nghĩa lịch sử

+ Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn quyết liệt vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc hệ thống chính quyền tay sai...

 

+ Trong hoàn cảnh trên, ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời lãnh đạo đấu tranh…

 

+ Phong trào “Đồng Khởi” đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miềnNam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miềnNam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.

 

II.PHẦN RIÊNG: (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu VI.b)

Câu IV.a

(3,0 đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3 điểm)

        Trình bày những nét chính về Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000

- Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, trong đó được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an LHQ cũng như tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

- Về kinh tế:

 + 1990 – 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP luôn là số âm: năm 1990 là -3,6%, năm 1995 là -4,1%.

 + Từ năm 1996, nền kinh tế Nga bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Đến năm 1997, toocs độ tăng trưởng đã đạt 0,5%, năm 2000 lên đến 9%.

- Về chính trị:

  + Tháng 12/ 1993, Hến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang…

  + Từ năm 1992, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc-ni-a.

- Về đối ngoại:

  + Trong những năm 1992-1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương” ngả về các cường quốc phương Tây (thân P Tây)…

  + Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại “định hướng Âu- Á” …khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á…

- Từ năm 2000, Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều biến chuyển khả quan và triển vọng phát triển: kinh tế dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố, li khai, việc khôi phục và giữ vững vị thế cường quốc Âu - Á  …

Câu 

IV. b

(3,0 đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3 điểm)

         Trình bày và nêu nhận xét về sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ từ sau năm 1945 đến năm 1950.

a. Trình bày

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ những năm 1945-1947, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của  Đảng Quốc Đại bùng lên mạnh mẽ.

-  Năm 1946, ở Ấn Độ đã xảy ra 848 cuộc bải công. Tiêu biểu là ngày 19-2-1946, 2 vạn thuỷ binh trên chiến hạm ởBomBaykhởi nghĩa …

   + Ngày 22-2-1946, ở Bom Bay bắt đầu cuộc bải công… thu hút 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên…Cuộc đấu tranh ở Bom Bay đã kéo theo nhiều vụ nổi dậy của nhân dân Cancútta, Mađrát, Carasi,… Phong trào “Tebhaga” (một phần ba) của nông dân đã diễn ra ở nhiều địa phương, tiêu biểu là ở Bengan

   + Đầu năm 1947, cao trào bải công của công nhân bùng nổ ở nhiều thành phố lớn như cuộc bải công của hơn 40 vạn công nhân Cancútta vào 2-1947.

- Trước quy mô và khí thế của phong trào đấu tranh cảu nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải đàm phán với Đảng Quốc Đại và Liên đoàn Hồi giáo về tương lai của Ấn Độ, thoả thuận theo “Kế hoạch Maobattơn”: Ấn Độ của những người theo Ấn Độ giáo và Pakixtan của những người theo Hồi giáo.

- Trên cơ sở thoả thuận này, ngày 15-8-1947, Ấn Độ tách thành 2 quốc gia: Ấn Độ và Pakixtan được hưởng quy chế tự trị…

- Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập hoàn toàn trong những năm 1948-1950…

- Trước sức ép của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhận độc lập hoàn toàn của Ấn Độ. Ngày 26-01-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và nước Cộng hoà Ấn Độ chính thức thành lập…. Nước Cộng hoà Ấn Độ thành lập đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ… có

 

b. Nhận xét

 - Ấn độ tuyên bố độc lập và nước Cộng hoà Ấn Độ chính thức thành lập, đã đánh dấu thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại.

 - Chủ trương của Đảng Quốc Đại là đấu tranh chính trị hợp pháp để đòi độc lập. Tuy nhiên quy mô của cuộc đấu tranh và khí thế của phong trào đấu tranh đã vượt ra khỏi chủ trương bất bạo động của Đảng Quốc Đại.

 - Kết quả của cuộc đấu tranh là sự phát triển từ thấp đến cao, từ việc đòi tự do phát triển kinh tế, văn hóa đến mức đòi tự trị, rồi độc lập hoàn toàn

 - Thắng lợi của cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới vì đây là nước lớn ở châu Á. Chủ nghĩa thực dân Anh sụp đổ chính từ Ấn Độ.

 

Các em chú ý theo dõi các đề thi thử đại học môn Sử khối C năm 2014 sẽ được Tuyensinh247 cập nhật thường xuyên.

Tuyensinh247 tổng hợp