Đề thi thử đại học môn Lý khối A,A1 - Vụ GD tuyển sinh đại học năm 2014 (P1)Các em tham khảo đề thi thử đại học môn Lý khối A,A1 có đáp án năm 2014 của Vụ GD tuyển sinh đại học năm 2014 0 phần 1 dưới đây. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LÝ KHỐI A,A1 NĂM 2014 - VỤ GD TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 1Cho: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s; 1u = 931,5Mev/c2 độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (Gồm 40 câu: từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Ban đầu (t = 0) có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 mẫu chất phóng xạ X còn lại 20% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm t2 = t1 + 100 (s) số hạt nhân X bị phân rã là 95% so với số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là A. 50 s. B. 25 s. C. 400 s. D. 200 s. Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Tỉ số giữa tốc độ trung bình lớn nhất và tốc độ trung bình nhỏ nhất của chất điểm trong cùng khoảng thời gian 3T/4 là A. 4/ ( 4 - √2) B. (5 + 3√2)/7 C. 5 - 2√2 D. (4- √2)/ ( 2 + √2) Câu 3: Cho một đoạn mạch gồm một điện trở R = 100 W mắc nối tiếp với một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = √3/π (H). Điện áp hai đầu đoạn mạch có biểu thức u = 400√2cos2(50πt +π) (V). Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch đó là A. A B. 1 A C. 3,83 A D. 3 A Câu 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Nguồn sáng hỗn hợp dùng trong thí nghiệm phát ra hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,5 mm vàλ2 = 0,7 mm. Trên màn, giữa hai điểm M, N ở hai bên vân trung tâm và cách đều vân trung tâm một khoảng 7 mm quan sát được tổng số vân sáng và tối là A. 45 B. 40 C.47 D. 43 Câu 5: Cho prôtôn có động năng Kp = 2,5 MeV bắn phá hạt nhân 73Li đứng yên. Biết mp = 1,0073u , mLi = 7,04142u, mX = 4.0015. Sau phản ứng xuất hiện hai hạt X giống nhau có cùng động năng và có phương chuyển động hợp với phương chuyển động của prôtôn một góc α như nhau. Coi phản ứng không kèm theo bức xạ β . Giá trị của α là: A. 78,9o B. 39,45o C. 82,7o D. 41,35o Câu 6: Mối liên hệ giữa li độ x, tốc độ v và tần số góc ω của một dao động điều hòa khi thế năng bằng 3 lần động năng của hệ là A. ω = 2.x.v B. 3v = ω. 2.x C. x = 2.ω.v D. ω.x = √3 .v Câu 7: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình (x1 = 5 cos(ωt + π/3), (cm) x2 = A2 cos(ωt + α2), (cm) x = 4 cos(ωt + α) (cm). Dao động tổng hợp có phương trình (cm). Để biên độ A2 có giá trị cực tiểu thì α2 có giá trị là A. -2π/3 B. π/3 C. π/6 D. -π/3 Câu 8: Ăngten sử dụng một mạch dao động LC lí tưởng để thu sóng điện từ, trong đó cuộn dây có độ tự cảm L không đổi, còn tụ điện có điện dung C thay đổi được. Mỗi sóng điện từ đều tạo ra trong mạch một suất điện động cảm ứng. Xem rằng các sóng điện từ có biên độ cảm ứng từ đều bằng nhau. Khi điện dung của tụ điện là C1= 2.10-6 F thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng trong mạch do sóng điện từ tạo ra là E1= 4μV. Khi điện dung của tụ điện là C2 = 8.10-6F thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng do sóng điện từ tạo ra là: A. 0,5 μV B. 1 μV C. 1,5 μV D. 2 μV Câu 9: Một sóng cơ được mô tả bởi phương trình u = Acos(2πft − 2πx/λ) cm. Tốc độ dao động cực đại của các phần tử môi trường lớn gấp 3 lần tốc độ truyền sóng khi A. 4λ = 3πA B. 3λ = 2πA C. λ = 2πA D.2λ = 3πA Câu 10: Có hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt nước, cùng pha, cùng biên độ, tần số dao động f = 10 Hz. Biết bước sóng là λ = 12cm Gọi O là trung điểm của AB, trên OA có hai điểm M, N cách O lần lượt là 1 cm và 4 cm. Tại thời điểm M có li độ -6 cm thì tại thời điểm (t + 0,05) (s) N có li độ A. -2√3 cm B. 2√3 cm C. -3cm D. 3cm Câu 11: Cho đoạn mạch xoay chiều R,L,C nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định có tần số f thỏa mãn 4 π2 f2 LC = 1 . Nếu thay đổi giá trị điện trở R thì A. độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch thay đổi. B. công suất tiêu thụ điện trung bình trên đoạn mạch không đổi. C. hệ số công suất của đoạn mạch thay đổi. D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở không đổi. Câu 12: Một sợi dây đàn hồi căng ngang đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm của AB, với AB = 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của B bằng biên độ dao động của C là 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 0,5 m/s B. 2 m/s C. 0,25 m/s D. 1 m/s Câu 13: Một động cơ điện xoay chiều có ghi: 220V - 0,5A, khi hoạt động bình thường có hệ số công suất là 0,8. Công suất hao phí của động cơ là 11 W. Hiệu suất của động cơ là A. 90%. B. 87,5 %. C. 12,5%. D. 85,6%. Câu 14: Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 1,2√2 s. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi xuống nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn là a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2 s. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi xuống chậm dần đều với gia tốc có độ lớn cũng là a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là A. 1,2 s. B. √2s. C. 1,5 s. D. 1,6 s. Câu 15: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần. B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học. C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ. D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. Câu 16: Đặt một điện áp xoay chiều ổn định u = U0cos(wt) (V) vào hai đầu đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp có dung kháng bằng 2 lần cảm kháng thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là i1 = I1√2cos(wt + j1). Nối tắt tụ C thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là i2 = √2I2cos(wt + j2). Kết luận nào sau đây đúng? Câu 17: Cường độ của một chùm sáng hẹp đơn sắc (bước sóng ) khi chiếu tới bề mặt của một tấm kim loại đặt vuông góc với phương chiếu sáng là I (W/m2), diện tích của phần bề mặt kim loại nhận được ánh sáng chiếu tới là 32mm2. Bức xạ đơn sắc trên gây ra hiện tượng quang điện đối với tấm kim loại (coi rằng cứ 50 phôtôn tới bề mặt tấm kim thì có 2 êlectron bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại), số êlectron bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại trong thời gian 1s là 3,2.1013 hạt. Giá trị của cường độ sáng I là A. 9,9375W/m2 B. 9,6214W/m2 C. 8,5435W/m2 D. 8,9435W/m2 Câu 18: Đặt một điện áp xoay chiều ổn định u = U0cos(wt) (V) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, điện dung của tụ điện có thể thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ sao cho điện áp hiệu dụng của tụ đạt giá trị cực đại, khi đó điện áp tức thời cực đại trên R là 12a. Biết khi điện áp tức thời hai đầu mạch là 16a thì điện áp tức thời hai đầu tụ là 7a. Chọn hệ thức đúng: A. 4R = 3w.L. B. 3R = 4w.L. C. R = 2w.L. D. 2R = w.L. Câu 19: Sắp xếp nào sau đây là đúng về sự tăng dần quãng đường đi được của các hạt trong không khí? Câu 20: Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha, mỗi pha có suất điện động cực đại là E0. Khi suất điện động tức thời ở cuộn 1 triệt tiêu thì giá trị suất điện động tức thời trong cuộn 2 và 3 tương ứng là e2 và e3 thỏa mãn: Câu 21: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Nhận xét nào sau đây là sai? A. Lực tác dụng của lò xo vào vật bị triệt tiêu khi vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng. B. Lực tác dụng của lò xo vào giá đỡ luôn bằng hợp lực tác dụng vào vật dao động. C. Hợp lực tác dụng vào vật bị triệt tiêu khi vật đi qua vị trí cân bằng. D. Khi lực do lò xo tác dụng vào giá đỡ có độ lớn cực đại thì hợp lực tác dụng lên vật dao động cũng có độ lớn cực đại. Câu 22: Đặt vào 2 đầu một hộp kín X gồm các phần tử mắc nối tiếp (các phần tử có thể là điện trở R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L) một điện áp u = 50cos(100πt +π/6 ) V thì cường độ dòng điện qua mạch là i = 2cos(100pt +2π/3 ) A. Nếu thay điện áp trên bằng điện áp khác có biểu thức . Hộp kín X chứa Câu 23: Trong thông tin vũ trụ người ta thường dùng: A. sóng vô tuyến cực dài vì năng lượng sóng lớn. B. sóng trung vì bị tầng điện li phản xạ. C. sóng vô tuyến cực ngắn vì có năng lượng lớn D. sóng ngắn vì bị tầng điện li phản xạ. Câu 24: Cho mạch điện như hình vẽ. Cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 4.10-3H, tụ điện có điện dung C = 0,1μF, nguồn điện có suất điện động E = 6mV và điện trở trong r = 2W. Ban đầu khóa K đóng. Khi dòng điện đã ổn định trong mạch, ngắt khóa K; hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là A. 60 mV B. 600 mV C. 800 mV D. 100 mV Câu 25: Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ, độ cứng k, chiều dài tự nhiên l, một đầu gắn cố định, một đầu gắn vào vật có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ A = l /2 trên mặt phẳng ngang không ma sát. Tại thời điểm lò xo bị dãn cực đại, giữ chặt lò xo tại vị trí cách vật một đoạn l ; sau đó tốc độ dao động cực đại của vật là Câu 26: Mạch LC của máy thu vô tuyến điện gồm tụ C và cuộn cảm L có thể thu được một sóng điện từ có bước sóng λ. Nếu thay tụ C bằng tụ C’ thì thu được sóng điện từ có bước sóng 2λ. Nếu mắc tụ C’ song song với C thì bước sóng của sóng điện từ có thể thu được là A. √0,8λ B. 5λ C. 0,8λ D. √5 λ Câu 27: Chiếu một tia sáng màu lục từ thủy tinh tới mặt phân cách với môi trường không khí, người ta thấy tia ló đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Thay tia sáng lục bằng một chùm tia sáng song song, hẹp, chứa đồng thời ba ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu lam, màu tím chiếu tới mặt phân cách trên theo đúng hướng cũ thì chùm tia sáng ló ra ngoài không khí là A. ba chùm tia sáng: màu vàng, màu lam và màu tím. B. chùm tia sáng màu vàng. C. hai chùm tia sáng màu lam và màu tím. D. hai chùm tia sáng màu vàng và màu lam. Câu 28: Khi nói về máy biến áp, phát biểu nào sau đây sai? A. Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Lõi thép của máy biến áp có tác dụng dẫn điện từ cuộn sơ cấp sang cuộn thứ cấp. C. Cuộn thứ cấp có tác dụng như một nguồn điện. D. Cuộn sơ cấp có tác dụng như một máy thu điện. Câu 29: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát D = 2m. Chiếu vào hai khe đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,6µm và λ2 . Trong khoảng rộng L = 2,4cm trên màn đếm được 33 vân sáng, trong đó có 5 vân sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân. Biết hai trong năm vân sáng trùng nhau nằm ở ngoài cùng của trường giao thoa. Giá trị của λ2 là A. λ2 = 0,65. B. λ2 = 0,45. C. λ2 = 0,55. D. λ2 = 0,75. Câu 30: Chọn câu đúng. Pin quang điện là nguồn điện trong đó A. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. B. năng lượng Mặt Trời được biến đổi trực tiếp thành điện năng. C. một tế bào quang điện được dùng làm máy phát điện. D. một quang điện trở, khi được chiếu sáng thì trở thành máy phát điện Câu 31: Vật nhỏ trong con lắc dao động điều hòa có cơ năng là W = 3.10-5 J. Biết lực kéo về cực đại tác dụng vào vật là 1,5.10-3 N, chu kì dao động là T = 2 s. Tại thời điểm ban đầu vật đang chuyển động nhanh dần và đi theo chiều âm, gia tốc có độ lớn π. Phương trình dao động của vật là Câu 32: Dung dịch Fluorexein hấp thụ ánh sáng có bước sóng 0,49µm. và phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52µm . Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ . Biết hiệu suất của sự phát quang của dung dịch này là 75%. Hỏi tỉ số (tính ra phần trăm) của số phôtôn phát quang và số phôtôn chiếu đến dung dịch là A. 79,6% B. 66,8% C. 75,0% D. 82,7% Câu 33: Chiếu một chùm ánh sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 và λ2 vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện λ0. Biết λ1 = 5λ2 = . Tỉ số tốc độ ban đầu cực đại của các quang êlectron tương ứng với bước sóng λ2 và λ1 là A. √3 B. 3. C. 1/√3 D. 1/3 Câu 34: Mức năng lượng của nguyên tử hiđrô có biểu thức: En = -13,6/ n2 (eV); n = 1, 2, 3.... Kích thích nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản bằng cách cho hấp thụ một phôtôn có năng lượng thích hợp thì bán kính quĩ đạo dừng của êlectrôn tăng lên 25 lần. Bước sóng lớn nhất của bức xạ mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra sau đó là: A. 5,2 μm B. 0,41 μm C. 3,1 μm D. 4,1μm Câu 35: Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở những điểm nào sau đây? A. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng B. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng. C. Để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao D. Đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài. Câu 36: Từ hạt nhân 23892U qua nhiều lần phóng xạ α và β-, sản phẩm cuối cùng là chì 20682Pb có phương trình phản ứng là biết các phóng xạ và không kèm theo phóng xạ gamma. Trong sản phẩm cuối cùng, tổng số các hạt được tạo thành (không kể hạt nhân 20682Pb) là A. 14 hạt. B. 6 hạt. C. 20 hạt. D. 8 hạt. Câu 37: Chọn đáp án sai khi nói về sóng âm. A. Khi truyền trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng dọc. B. Khi truyền trong chất rắn, sóng âm gồm cả sóng ngang và sóng dọc. C. Âm càng cao khi tần số càng lớn. D. Cường độ âm càng lớn, tai người nghe càng to. Câu 38: Trong thí nghiệm của Y-âng về giao thoa ánh sáng với nguồn ánh sáng trắng, hai khe hẹp cách nhau 1mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 của ánh sáng màu đỏ có bước sóng dài nhất (λđ = 0,76) và vân sáng bậc 1 của ánh sáng màu tím có bước sóng ngắn nhất (λt = 0,38) trên màn (gọi là bề rộng quang phổ bậc 1) lúc đầu đo được là 0,38mm. Khi dịch màn ra xa hai khe thêm một đoạn thì bề rộng quang phổ bậc 1 trên màn đo được là 0,57 mm. Màn đã dịch chuyển một đoạn bằng A. 60cm. B. 50cm. C. 55cm. D. 45 cm Câu 39: Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kì bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Tại thời điểm tỉ lệ giữa số hạt nhân Y và số hạt nhân X trong mẫu là k. Tại thời điểm t2 = t1 + 2T thì tỉ lệ đó là A.4k/3 . B. 4k + 3. C. 4k. D. k + 4. Câu 40: Cho mạch điện gồm cuộn dây có điện trở r = 20Ω và độ tự cảm L mắc nối tiếp với biến trở R. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u = U√2cos (ωt) . Điều chỉnh R thì thấy có hai giá trị của R là và thì công suất điện trên mạch đều bằng P = 200 W. Điều chỉnh R thì thu được công suất trên mạch có giá trị cực đại bằng A. 242 W B. 248 W C. 142 W D. 148 W II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Một lò xo nhẹ có độ cứng k, một đầu gắn vào một điểm cố định, một đầu gắn với vật khối lượng M. Vật M có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Người ta đặt vật nhỏ m lên trên vật M. Hệ số ma sát nghỉ giữa m và M là μ. Gia tốc trọng trường là g. Kích thích để hệ dao động với biên độ A. Giá trị lớn nhất của A để vật m không trượt trên M khi hệ dao động là Câu 42: Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc bằng 0,1rad. Tỉ số độ lớn gia tốc của vật tại vị trí cân bằng và độ lớn gia tốc vật tại vị trí biên bằng A. 10 B. 0 C. 0,1 D. 5,73 Câu 43: Đặt một điện áp xoay chiều ổn định u = 60cos(wt) (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm một điện trở, một tụ điện, một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được mắc nối tiếp nhau theo đúng thứ tự. Điểm M nằm giữa tụ điện và cuộn cảm. Điều chỉnh L để có điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Khi đó điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là 30 V. Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là 60 V. B. Điện áp hai đầu đoạn mạch lệch pha π/4 so với điện áp hai đầu đoạn MB. C. Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở là 25√2 V. D. Điện áp hai đầu đoạn mạch vuông pha với điện áp hai đầu đoạn AM. Câu 44: Đặt một điện áp u = U0cos(100πt) V (t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn dây có độ tự cảm L = 0,15/π (H) và điện trở r= 5√3 Ω mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C = 10-3/ π (F) Tại thời điểm t1 (s) điện áp tức thời hai đầu cuộn dây có giá trị 15 V, đến thời điểm t2 = (t1 + 1/75 ) (s) thì điện áp tức thời hai đầu tụ điện cũng bằng 15 V. Giá trị của U0 bằng A. 10√3 V B. 15 V C. 15√3 V D. 30 V. Câu 45: Xét điểm M ở trong môi trường đàn hồi có sóng âm truyền qua. Mức cường độ âm tại M là L (dB). Nếu cường độ âm tại điểm M tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng A. 100L (dB). B. L + 100 (dB). C. 20L (dB). D. L + 20 (dB). Câu 46: Khi sóng âm và sóng điện từ truyền từ không khí vào nước thì A. tốc độ sóng âm và bước sóng của sóng điện từ đều tăng B. tốc độ sóng âm và bước sóng của sóng điện từ đều giảm C. bước sóng của sóng âm tăng, bước sóng của sóng điện từ giảm D. bước sóng của sóng âm và bước sóng của sóng điện từ đều tăng Câu 47: Một tụ xoay có điện dung biến thiên liên tục và tỉ lệ thuận với góc quay theo hàm bậc nhất từ giá trị C1 = 10 pF đến C2 = 370 pF tương ứng khi góc quay của các bản tụ tăng dần từ 00 đến 1800. Tụ điện được mắc với một cuộn dây có hệ số tự cảm L = 2 để tạo thành mạch chọn sóng của máy thu. Để thu được sóng điện từ có bước sóng thì phải xoay tụ đến vị trí ứng với góc quay bằng: A. 200. B. .300 C. . 400 D. 206. Câu 48: Một con lắc lò xo có vật nặng và lò xo có độ cứng k = 50 N/m dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 2 cm, tần số góc ω = 10√5 rad/s. Cho g =10m/s2. Trong mỗi chu kì dao động, thời gian lực đàn hồi của lò xo có độ lớn không vượt quá 1,5N là Câu 49: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở R mắc nối tiếp với cuộn dây và tụ điện. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch có tần số f = 50Hz, cuộn dây có độ tự cảm L = L = 0,3/π (H) , C là tụ điện có điện dung biến đổi. Vôn kế lí tưởng dùng để đo điện áp giữa hai đầu đoạn mạch chứa cuộn dây và tụ điện. Vôn kế chỉ giá trị nhỏ nhất khi điện dung C của tụ điện có giá trị là Câu 50: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng khoảng cách giữa hai khe a =1mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự f = 5cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45cm. Một người có mắt bình thường quan sát hệ vân qua kính trong thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng l của ánh sáng là: A. 0,55 μm B. 0,65 μm C. 0,50 μm D. 0,60 μm B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Hai quả cầu đặc, đồng chất có bán kính lần lượt là ; momen quán tính đối với các trục đi qua tâm của chúng là I1, I2. Ta có: A. I2 = 32I1 B. I2 = 2I1 C. I2 = 4I1 D. I2 = 16I1 Câu 52: Nói về lực hạt nhân câu đúng là: A. Lực hạt nhân không phụ thuộc vào điện tích của hạt nhân. B. Lực hạt nhân phụ thuộc vào độ lớn điện tích của hạt nhân. C. Là lực hấp dẫn để liên kết các prôtôn và nơtron với nhau. D. Là lực điện từ để liên kết các prôtôn và nơtron với nhau. Câu 53: Hai vật rắn quay xung quanh hai trục quay cố định có momen động lượng và momen quán tính đối với các trục quay tương ứng là L1, I1, L2, I2 Biết I1 = 4I2 và động năng quay của hai vật bằng nhau. Tỉ số bằng L1 / L2 A. 4 B. 8 C. 16 D. 2 Câu 54: Một người đứng ở bên đường đo tần số tiếng còi của một xe ô tô. Khi xe lại gần người đó đo được tần số âm là 724 Hz và khi xe đi ra xa đo được 606 Hz. Biết tốc độ âm thanh trong không khí là 340 m/s. Tốc độ của xe ô tô đó là A. v = 36 km/h. B. v = 30,2 km/h. C. v = 72 km/h. D. v = 108,6 km/h. Câu 55: Một ròng rọc quay xung quanh một trục cố định có phương trình: j = 20 + 12t − 1,5t2 (rad), t tính bằng s. Tốc độ quay trung bình của ròng rọc từ thời điểm t1 = 2s đến t2 = 7s là A. 3,9 rad/s. B. 1,5 rad/s. C. 1,2 rad/s. D. 13,7 rad/s. Câu 56: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l = 90 cm, khối lượng vật nặng là m = 100 g. Con lắc dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát. Khi con lắc đi qua vị trí cân bằng, lực căng dây treo bằng 3 N. Vận tốc của vật nặng khi đi qua vị trí này có độ lớn là A. 3√3m/s B. 3√2 m/s C. 3 m/s. D. 2√3m/s Câu 57: Nếu tổng momen lực tác dụng lên một vật rắn quay xung quanh một trục quay cố định có giá trị dương không đổi thì A. momen động lượng của vật bảo toàn. B. gia tốc toàn phần của điểm bất kì trên vật không đổi. C. vật luôn quay nhanh dần đều. D. gia tốc góc của vật không đổi. Câu 58: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ xoay C và cuộn thuần cảm L. Tụ xoay có điện dung C tỉ lệ theo hàm số bậc nhất đối với góc xoay φ. Ban đầu khi chưa xoay tụ thì mạch thu được sóng có tần số fo. Khi xoay tụ một góc φ1 thì mạch thu được sóng có tần số f1= fo0,5. Khi xoay tụ một góc φ2 thì mạch thu được sóng có tần số . Tỉ số giữa hai góc xoay là: φ1/φ2 là Câu 59: Một hạt chuyển động với tốc độ 1,8.105 km/s thì nó có năng lượng nghỉ gấp mấy lần động năng của nó? A. 4 lần. B. 2,5 lần C. 3 lần D. 1,5 lần Câu 60: Chiếu bức xạ điện từ lên tấm kim loại cô lập thì điện thế cực đại mà tấm kim loại đạt được là 3,2V. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các êlectron quang điện và cho bay vào từ trường đều theo phương vuông góc với đường cảm ứng từ thì bán kính cực đại của quĩ đạo của các êlectron là 20cm. Để các êlectron quang điện có tốc độ lớn nhất chuyển động thẳng đều trong từ trường thì đồng thời lấp đầy không gian có từ trường một điện trường đều. Cường độ điện trường là: A. 40,2V/m B. 32,5V/m C. 32,0V/m D. 30V/m ----------- HẾT --------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LÝ KHỐI A,A1 NĂM 2014 - VỤ GD TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 - ĐỀ SỐ 1
Tuyensinh247 tiếp tục cập nhật các đề thi thử đại học môn Lý khối A,A1 năm 2014 các em chú ý theo dõi Nguồn Vụ GD tuyển sinh đại học năm 2014
Xem thêm tại đây:
Đề thi thử đại học khối A
Đề thi thử đại học khối A1
|
Tuyensinh247 cập nhật đề thi thử đại học môn Lý khối A, A1 năm 2014 THPT chuyên Vĩnh Phúc các em tham khảo dưới đây.
Tuyensinh247 cập nhật đề thi thử đại học môn Lý khối A,A1 năm 2014 THPT chuyên Lê Quý Đôn - Quảng Trị các em tham khảo dưới đây.
Trường THPT Lương Tài số 2, Bắc Ninh tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025. Dưới đây là đề thi thử môn Toán có đáp án chi tiết.
Tham khảo đề thi tham khảo môn Công nghệ công nghiệp tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ GD, và hướng dẫn giải chi tiết dưới đây.
Dưới đây là đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Tin học và đáp án chính thức từ Bộ GD&ĐT.