Đề thi thử đại học môn Văn năm 2014 THPT Lý Tự Trọng lần 2 có đáp án

Đề thi thử đại học môn Văn lần 2 trường THPT Lý Tự Trọng, Cần Thơ năm 2014 có đáp án các em tham khảo dưới đây.

 Đề thi thử đại học môn Văn trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ lần 2

Câu I (3 điểm)

1. (1,5 điểm)

“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực hoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1 tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với mạng Á - Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN 2, TEIN 4…)…”

(Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014 - Mai Hà - Ánh Tuyết)

Đọc đoạn văn trên và cho biết:

- Nội dung chính bàn về vấn đề gì?

- Đặt tên cho đoạn văn. 

2. Trong đoạn thơ dưới đây tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Trình bày hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ đó? (1.5 điểm)

Ôi tổ quốc! ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết:

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông

(Sao chiến thắng- Chế Lan Viên) 

Câu II (3 điểm)

Bài báo “Kiều bào với tình yêu biển đảo quê hương” đăng trên trang báo điện tử ngày 16/5/2014 Đài tiếng nói Việt Nam, Ông Nguyễn Bá Thuật, kiều bào ở Đan Mạch khẳng định: “Một tấc đất, một tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc kiểm soát!”. Anh/ Chị có ý kiến gì về nhận định trên trong hoàn cảnh hiện nay. 

Câu III (4 điểm)

Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với những hiểu biết về hai tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, anh/ chị hãy làm sáng tỏ.

 Đáp án đề thi thử đại học môn Văn trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ lần 2

Câu I:

1.

- Nội dung đoạn văn: Sự phát triển của khoa học công nghệ VN trong hoàn cảnh hội nhập,…

- Tiêu đề cho đoạn văn: Khoa học công nghệ của VN,…

2. Các biện pháp tu từ được sử dụng:

+ Điệp ngữ: ôi tổ quốc!

Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định cảm xúc yêu mến, tự hào.

+ So sánh: như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng,…

Tác dụng: Đất nước hiện lên cụ thể, sinh động. Đất nước như một phần sự sống của bản thân, như một thành viên trong gia đình và “ta” quyết tâm dù hy sinh cũng phải bảo vệ, giữ gìn.

Câu II.

1.

Giải thích về nhận định: “Một tấc đất, một tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc kiểm soát!:

Nhận định này là lời của một kiều bào: ông Nguyễn Bá Thuật.

- Nhận định khẳng định ý thức quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của kiều bào và cũng là tiếng lòng của triệu trái tim VN.

- Trong hoàn cảnh thời sự nóng bỏng như hiện nay, nhận định có sức lan tỏa mạnh mẽ.

2. Phân tích và bình luận:

- Vấn đề biển đảo, bảo vệ chủ quyền của đất nước là chủ đề như thế nào trong tình hình hiện nay?

- Tại sao Kiều bào lại khẳng định mạnh mẽ như vậy? Đây có phải là biểu hiện của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước.

- Thái độ của bao con người mang nòi giống con cháu Lạc Hồng có biểu hiện như thế nào? Dẫn chứng, phân tích, bình luận

3. Bài học nhận thức hành động: lời nhận định có giá trị như thế nào đối với mọi
người và bản thân? Bản thân cần làm gì để phát huy truyền thống bao đời của dân tộc?

Câu III.

1. Nội Dung

- Khái quát về hai nhà văn, hai tác phẩm

- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận

2. Bàn luận:

 

-Ánh sáng và bóng tối: vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau

- Ánh sáng và bóng tối trong 2 tác phẩm được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt “ nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm”

Chứng minh qua 2 tác phẩm:

- Qua “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân xây dựng một tình huống đặc biệt. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như hai khách thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt.

- Không gian nghệ thuật của “Chữ người tử tù” chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian của bóng tối: nhà tù - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy
ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối mịt", tất cả đều nhuốm vẻ u ám. Ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ".

Nội dung tư tưởng, chủ đề: tác giả muốn gởi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. (nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

- Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam: Ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp cơ bản: tương phản trong không gian, thời gian; tương phản trong cuộc sống và tinh thần con người ( nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

- Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm có điểm giống nhau: Cả hai tác giả đều sử như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Cùng bộc lộ giá trị tư tưởng.

- Khác nhau:

+ Trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân: ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng trưng. Bóng tối đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống. Ánh sáng đại diện cho cái đẹp, cái cao cả, cái thiêng liêng. Ánh sáng trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách.

+ Trong “Hai đứa trẻ” - bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật cho số phận mòn mỏi của những con ngưòi nơi đây; ánh sáng biểu tượng cho ước mơ, khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống của người lao động nghèo nhưng ngày càng mong manh.

3. Đánh giá

- Khẳng định lại vấn đề

- Hai nhà văn đã đóng góp nhiều mới mẻ cho văn học. Qua nghệ thuật miêu tả ánh sáng và bóng tối trong hai sáng tác ta hiểu rõ hơn về tính độc đáo và tính sáng tạo của văn chương.

- Tiếp cận tác phẩm văn chương, ta không chỉ tiếp cận vỏ ngôn từ mà cần nhìn ra

Các em chú ý theo dõi các đề thi thử đại học môn Văn tiếp theo trên Tuyensinh247 nhé!

 

Tuyensinh247 Tổng hợp