Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 - Đề số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 - Đề số 1. Các em tham khảo

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 - Đề số 1

Câu 1: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Để trung hòa 0,15 mol X cần vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức của hai axit trong X là

      A. CH3COOH và HCOOH.                                      B. HCOOH và HOOC-COOH.

      C. HCOOH và CH2(COOH)2.                                  D. CH3COOH và C2H5COOH.

Câu 2: Nhũ đá hay thạch nhũ đựơc hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm, nghìn năm. Nó là khoáng vật hang động thứ sinh treo trên trần hay tường của các hang động. Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hóa học nào sau đây:

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ có 0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong không khí chỉ gồm N2 và O2 với tỉ lệ VN2 : VO2 = 4:1 thì giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất ?

      A. 5,0                                B. 10,0                              C. 90,0                             D. 50,0

Câu 4: Chất khí nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?

        A.                               B.                              C.                            D.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

A.    Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối

B.     Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn

C.    Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn

D.    Sản phẩm của sản phẩm xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol

Câu 6: Điện phân 100ml dung dịch 100ml dung dịch  c mol/l bằng điện cực trơ. Sau một thời gia, có kim loại bám vào catot, ở catot không thấy xuất hiện bọt khí, ở anot xuất hiện bọt khí, thu được 100ml dung dịch có pH = 1. Cô cạn dung dịch này sau đó nung đến khối lượng không đổi thu được 2,16 gam kim loại. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của c là:

        A. 0,3                              B. 0,2                                C. 0,1                                D. 0,4

Câu 7: Cho các phản ứng sau:

Số phản ứng mà trong đó NH3 đóng vai trò chất khử là:

        A. 1                                 B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 8: Cho các phản ứng:

            Al4C3 + H2O → khí X + kết tủa Y

            Kết tủa Y + dung dịch Z → dung dịch T

            Dung dịch T + khí R → kết tủa Y

      Kết luận nào sau đây đúng?

A.    Khí X là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính, khí Y là nguyên nhân phá hủy tầng ozon

B.     Khí X là nguyên nhân chính gây ra mưa axit, khí Y là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

C.    Kết tủa Y là chất thường được dùng trực tiếp như một công cụ rửa phèn cho đất

D.    Khí X và khí Y là đều là nguyên nhân chính làm trái đất nóng dần lên

Câu 9: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H2O (k) ↔ CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước;  (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.

  Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:

A. (1), (4), (5).               B. (1), (2), (3).                 C. (2), (3), (4).                D. (1), (2), (4).

Câu 10: Thủy phân m gam tinh bột trong môi trường axid, sau một thời gian lấy hỗn hợp phản ứng đem làm nguội rồi nhỏ vào đó 2 giọt dung dịch iot không thấy xuất hiện màu xanh. Đem trung hòa axit rồi cho dung dịch thu được phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là:

A. 48,6 gam                     C. 97,2 gam                     C. 32,4 gam                     D. 81,0 gam

Câu 11:Khi nói về nguyên tố  điều nào sau đây là không đúng?

A.    Phân tử của X trơ ở nhiệt độ thường

B.     Nguyên tử nguyên tố X có tổng cộng 21 hạt ở trạng thái cơ bản

C.    Oxit cao nhất và X tạo được là X2O3

D.    Nguyên tử X trong hợp chất với hidro còn dư một đôi electron chưa liên kết

Câu 13: Hiện nay môi trường không khí ô nhiễm với nhiều khí thải như CO2, SO2, NO2… đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit. Khi khảo sát với một mẫu nước mưa người đo được giá trị pH = 4,82. Nồng độ H+ trong mẫu nước mưa này là

        A. 10-14 M                      B.  10-4 M                         C.  10-5 M                        D.  10-3M      

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.    Ở cùng điều kiện, photpho đỏ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho trắng.

B.     Photphorit và apatit là hai khoáng vật chứa photpho.

C.    Photpho phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nóng.

D.    Photpho thể hiện tính khử trong phản ứng với oxi.

Câu 15: Khi nói về peptit và protein, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1)  Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

(2)  Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

(3)  Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

(4)  Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit

      A. 1                                   B. 4                                   C. 2                                   D. 3

Câu 16: Không gặp kim loại kiềm thổ trong tự nhiên ở dạng tự do vì:

A.    Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ.

B.     Đây là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.

C.    Đây là những chất hút ẩm đặc biệt.

D.    Đây là những kim loại điều chế bằng cáhc điện phân.

Câu 17: Hỗn hợp X gồm axetilen, andehit fomic, axit fomic và hidro. Lấy 0,25 mol hỗn hợp X cho qua Ni đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và hidro dư. Đốt cháy hỗn hợpY rồi hấp thụ hết sản phẩm vào nước vôi trong dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và dung dịch Z. Khối lượng dung dịch Z thay đổi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là:

 A. giảm 10,5 gam            B. tăng 11,1 gam             C. tăng 4,5 gam               D. giảm 3,9 gam

Câu 18: Dung dịch X gồm NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M. Dung dịch Y gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,3M. Cho từ từ 20 ml dung dịch Y vào 60 ml dung dịch X, thu được dung dịch Z và V ml khí CO2 (đktc). Cho 150 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và BaCl2 0,25M vào Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m tương ứng là

        A. 179,2 và 3,368.        B. 44,8 và 4,353.            C. 44,8 và 4,550.            D. 179,2 và 4,353.

Câu 19: Hỗn hợp lỏng X gồm benzen, phenol, axit benzoic, ancol benzylic. Lấy 10,48 gam X tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,896 lít H2 (đktc). Cũng 10,48 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch NaOH 1M. Khi đem 5,24 gam X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thì có 0,448 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm số mol của benzen trong hỗn hợp là

        A. 14,88%.                     B. 20%.                            C. 25%.                             D. 10%.

Câu 20: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):

(1)   Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua

(2)   Sục khí hidro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat

(3)   Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua

(4)   Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân

        A. 2                                 B. 1                                   C. 4                                   D. 3

Câu 21: Có m gam hỗn hợp X gồm một axit no đơn chức A và một este tạo bởi một axit no đơn chức B là đồng đẳng kế tiếp của A và một rượu no đơn chức. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 1,92 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaOH rồi đun nóng thì thu được 4,38 gam hỗn hợp muối của hai axit hữu cơ A, B và 0,03 mol rượu, biết tỉ khối hơi của rượu này có tỉ khối hơi so với hidro nhỏ hơn 25 và không điều chế trực tiếp được từ chất vô cơ. Đốt cháy 2 muối trên bằng một lượng oxi thì thu được muối Na2CO3, hơi nước và 2,128 lít CO2 (đktc). Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

      A. 3,98 gam                     B. 4,12 gam                     C. 3,56 gam                      D. 2,06 gam

Câu 22: Cho 13,6 gam phenylaxetat tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là

      A. 23,8 gam                     B. 19,8 gam                     C. 12,2 gam                     D. 16,2 gam

Câu 23: Có 4 chất rắn đựng trong 4 bình riêng biệt mất nhãn gồm Mg, Al2O3, AlNa. Để phân biệt 4 chất rắn trên thuốc thử nên dùng là:

        A. dung dịch HCl dư                                               B. dung dịch HNO3

        C. dung dịch NaOH dư                                           D. H2O

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.    Trong quá trình vo gạo rồi chắt đi nước thì một lượng vitamin B5 đã bị mất đi

B.     Trong quá trình luộc rau một số loại vitamin đã bị phân hủy vì nhiệt

C.    Bản chất của vitamin là protein, do đó mang đặc tính về hóa học của protein

D.    Ánh sáng mặt trời buổi sớm cung cấp trực tiếp vitamin D cho cơ thể 

Câu 26: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

      A. 23,64                           B. 15,76                           C. 21,92                           D. 39,40

Câu 27: Chia m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg thành 2 phần bằng nhau

- Phần 1 cho vào dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít H2

- Phần 2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,04 gam chất rắn.

Giá trị của m là

      A. 4,16 gam.                    B. 5,12 gam.                    C. 2,08 gam.                   D. 2,56 (g).

Câu 28: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5,00 gam kết tủa. Giá trị của m là                                  

      A. 6,24.                            B. 5,32.                             C. 4,56.                            D. 3,12.

Câu 29: Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, đến phản ứng xong thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị của V bằng

      A. 8,96.                            B. 11,2.                             C. 13,44.                          D. 5,60.

Câu 30: Cho hình vẽ mô tả qua trình định tính các nguyên tố CH trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết sự vai trò của  (khan) và biến đổi của nó trong thí nghiệm.

A.    Định tính nguyên tố C và màu CuSo4 từ màu trắng sang màu xanh.

B.     Định tính nguyên tố H và màu CuSo4 từ màu trắng sang màu xanh

C.    Định tính nguyên tố C và màu CuSo4 từ màu xanh sang màu trắng.

D.    Định tính nguyên tố H và màu CuSo4 từ màu xanh sang màu trắng


Câu 31: Hòa tan m gam nguyên chất vào 40 gam dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch NaOH 51%. Giá trị của m là:

        A. 11,3                            B. 24,7                              C. 20,0                             D. 40,0

Câu 32: Để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt, người ta thường cho thêm một ít bột natri peoxit         (Na2O2). Do Na2O2 tác dụng với nước sinh ra hiđro peoxit (H2O2) là chất oxi hóa mạnh có thể tẩy trắng được quần áo: Na2O2 + H2O → 2NaOH + H2O2 và 2H2O→ 2 H2O + O2. Vì vậy, người ta bảo quản tốt nhất bột giặt bằng cách

A.    cho bột giặt vào trong hộp không và để ra ngoài ánh nắng.             

B.    cho bột giặt vào trong hộp không có nắp và để trong bóng râm.         

C.    cho bột giặt vào trong hộp kín và để nơi khô mát.          

D.    cho bột giặt vào hộp có nắp và để ra ngoài nắng.

Câu 33: Hợp chất nào sau đây không phản ứng được với etilen glicol ?

      A. CuO(t0)                       B. Cu(OH)2                      C. NaOH                          D. KMnO4

Câu 34: Cho hai chất hữu cơ X, Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no, mạch hở, có một nhóm cacboxyl và một nhóm amino. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm cháy có tổng khối lượng 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y cho tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cận thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn thu được là :

        A. 87,3 gam                    B. 9,99 gam                     C. 107,1 gam                   D. 94,5 gam

 

Câu 35: Cacbohidrat nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng của con người?

      A. glucozơ                       B. saccarozơ                    C. fructozơ                      D. mantozơ

Câu 36: Cho 1,92 gam bột Cu vào 500ml dung dịch HNO3 0,18M thu được dung dịch X và có khí không màu hóa nâu trong không khí bay ra. Kết luận nào sau đây đúng?

A.    dung dịch sau phản ứng có môi trường axit

B.     dung dịch sau phản ứng có thể oxi hóa Fe2+lên Fe3+

C.    khi cho 1 giọt dung dịch NaOH vào có kết tủa xanh xuất hiện ngay

D.    số electron chất khử nhận là 0,02 mol

Câu 37: Từ 3 α-amino axit X, Y, Z có thể tạo được mấy tripeptit chỉ chứa 2 loại α-amino axit?

      A. 5                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 6

 

Câu 38: Khối lượng kết tủa S tạo thành khi dùng H2S khử dung dịch chứa 0,04 mol K2Cr2O7 trong H2SO4 dư là bao nhiêu gam?

 

        A. 0,96 gam                    B. 1,92 gam                     C. 7,68 gam                     D. 3,84 gam

 

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 48 gam hỗn hợp các kim loại gồm Mg, Al, Zn, Cu trong oxi dư thu được 60,8 gam chất rắn. Cũng cho 48 gam hỗn hợp các kim loại này vào dung dịch H2SO4 đặc,nguội, dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là

 

        A. 5,4%.                          B. 11,25%.                       C. 10,8%.                         D. 18,75%.

Câu 40:  Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (MX < 80) chứa C, H, O thu được số mol H2O gấp 1,5 lần số mol CO2. X tác dụng được với Na giải phóng H2. Số công thức cấu tạo bền thỏa mãn điều kiện của X là

      A. 1.                                  B. 4.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 41: Nguyên tử nguyên tố X liên kết với nguyên tử nguyên tố Y trong hợp chất bằng liên kết cộng hóa trị có cực. Biết rằng nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p5. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X không thể là:

      A. 3p1                               B. 4s1                                C. 1s1                                D. 2p2

Câu 42: Axit malic là thành phần chính tạo nên vị chua của quả táo, axit này có công thức cấu tạo như sau: HOOC – CH(OH) – CH2 - COOH. Tên gọi khác của axit này là:

A. Axit 2-hiđroxibutanđioic                                   B. Axit 3-hiđroxibutanđioic    

C. Axit 2,3-đihiđoxibutanoic                                 D. Axit 2-hiđroxipropan-1,2,3-tricacboxylic

Câu 43: Polime nào sau đây có thể được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

        A. cao su buna               B. tơ nitron                      C. nhựa PVC                    D. tơ lapsan

Câu 44: Dung dịch X chứa 0,02 mol Al3+; 0,04 mol Mg2+; 0,04 mol NO3-; x mol Cl-y mol Cu2+. Cho X tác dụng hết với dung dịchAgNO3 dư, thu được 17,22 gam kết tủa. Mặt khác, cho 170 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

        A. 4,86.                           B. 5,06.                             C. 4,08.                            D. 3,30.

Câu 45: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

        A. hematit nâu.              B. xiđerit.                         C. hematit đỏ.                 D. manhetit.

Câu 46: Dãy các dung dịch và chất lỏng đều làm đổi màu quì tím tẩm nước cất là

A.    Anilin, natri phenolat, axit fomic, axit glutamic, axit axetic.

B.     Phenol, anilin, natri axetat, axit glutamic, axit axetic.

C.    Etylamin, natri phenolat, phenylamoni clorua, axit glutamic, axit axetic.

D.    Etylamin, natri phenolat, axit aminoaxetic, axit fomic, axit axetic.

Câu 47: Từ chất nào sau đây không thể điều chế trực tiếp được buta-1,3-dien?

Câu 48: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, FeO tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y trong đó khối lượng của FeCl2 là  31,75 gam và 8,064 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 151,54 gam chất rắn khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam muối khan?    

A. 242,3 gam                   B. 268,4 gam                   C. 189,6 gam                   D. 254,9 gam

 

Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 - Đề số 1

1B

2B

3B

4D

5D

6A

7C

8D

9B

10A

11C

12C

13C

14A

15D

16B

17D

18A

19B

20C

21B

22A

23D

24D

25D

26B

27A

28D

29B

30B

31C

32C

33C

34D

35B

36B

37B

38D

39B

40B

41B

42D

43A

44C

45D

46C

47D

48A

49C

50B

Tuyensinh247.com tiếp tục cập nhật đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 của các trường. Các em thường xuyên theo dõi.

Nguồn: ST

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.