Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 - thầy Lâm (Có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa được thầy Nguyễn Hoàng Lâm - giáo viên tại Tuyensinh247.com chữa cực kỳ chi tiết qua video, giúp các em ôn luyện môn Hóa tốt hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 của Thầy Nguyễn Hoàng Lâm giáo viên giỏi và nổi tiếng trong giới luyện thi
(CÓ VIDEO CHỮA NGAY DƯỚI)

Câu 7 (ID: 75286) : Điều nào sau đây không đúng khi nói về xenlulozơ ?

A. Tác dụng với HNO3 đặc                                  B. Có thể dùng để điều chế ancol etylic

C. Tan trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2           D. Dùng để sản xuất tơ enan

Câu 8 (ID: 75287) : Các hiện tượng của thí nghiệm nào sau đây được mô tả đúng ?

A. Cho fructozơ vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3/ NH3 rồi đun nóng không có Ag tạo ra, cho tiếp vài giọt axit sunfuric vào rồi đun nóng : có Ag xuất hiện.

B. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ : Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch xanh lam, đun nóng, hỗn hợp : màu xanh mất đi và có kết tủa đỏ gạch. Làm lạnh hỗn hợp kết tủa tan và màu xanh xuất hiện trở lại.

C. Nhỏ dung dịch I2 lên mẩu chuối chín : không có màu xanh. Cho mẩu chuối đó vào dung dịch H2SO4 rất loãng đun nóng một lúc, để nguội rồi nhỏ dung dịch I2 vào : màu xanh xuất hiện

D. Cho dung dịch I2 vào hồ tinh bột : màu xanh xuất hiện, đun nóng : màu xanh mất, để nguội : lại có màu xanh.

Câu 9 (ID: 75288) : Thí nghiệm nào sau đây chỉ 1 hiện tượng: chỉ có kết tủa hoặc chỉ có khí bay ra ?

A. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3

B. Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2

C. Cho Mgvào dung dịch NaHSO4

D. Cho Ba vào dung dịch NaHSO3

Câu 10 (ID: 75289) : Kim loại có cấu hình electron nào sau đây có tính khử mạnh nhất ?

       X : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 ;             Y : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p; 

       Z : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ;                              T : 1s2 2s2 2p6 3s1

A. Z                               B. T                                C. Y                               D. X

Câu 11 (ID: 75290) : Dung dịch X gồm NH3 0,1M; NH4Cl 0,1M. pH của dung dịch X có giá trị là:

(cho Kb của NH3 là 1,75.10-5)

A. 9,24                           B. 4,76                          C. 8,8                              D. 9,42

Câu 12 (ID: 75291) : Đun nóng hỗn hợp 2 ancol đơn chức mạch hở với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy 1 trong 3 ete thu được  khí cacbonic và hơi nước có tỉ lệ mol là nCO2 : nH2O = 3:4 . Công thức phân tử của 2 ancol là:

A. C2H5OH và CH3CHOHCH3                           B. C2H5OH và CH3CH2OH

C. CH3OH và CH3CH2CH2OH                           D. CH3OH và C2H5OH

Câu 13 (ID: 75292) : Kim loại Al phản ứng được tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ở nhiệt độ thường?

A. dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch NaOH, dung dịch MgCl2

B. HNO3 đặc, dung dịch CH3COOH, dung dịch CuSO4

C. dung dịch Ba(OH)2,  KHSO4, dung dịch FeSO4

D. dung dịch FeCl3, CrCl3, Fe3O4

Câu 14 (ID: 75293) : Cho 13,62 gam trinitrotoluen (TNT) vào một bình đựng bằng thép có dung tích không đổi 500ml (không có không khí) rồi gây nổ. Sau phản ứng nhiệt độ bình là 18000C, áp suất trong bình là P atm, biết rằng sản phẩm khí trong bình sau nổ là hỗn hợp CO, N2, H2. P có giá trị là:

     A. 224,38                        B. 203,98                      C. 152,98                          D. 81,6

Câu 15 (ID: 75294) : Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần.

Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04g chất rắn không tan.

Phần 2 có khối lượng 29,79gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:

A. 36,48 gam và Fe3O4    B. 39,72 gam và FeO      C. 38,91 gam và FeO      D. 39,72 gam và Fe3O4

Câu 16 (ID: 75295) : Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3N-CH2-COOH, 0,02 mol CH3-CH(NH2)–COOH; 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch KOH 1M đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 16,335 gam                 B. 8,615 gam                   C. 12,535 gam                 D. 14,515 gam

Câu 17 (ID: 75296) : Thí nghiệm nào sau đây khi hoàn thành không có kết tủa?

A. Zn  vào dung dịch KOH

B. Cho Ba kim loại vào dung dịch NH4HCO3

C. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH

D. Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4])

Xem và tải tất cả đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa có Video chữa chi tiết do Thầy Nguyễn Hoàng Lâm giải chi tiết tại đây:

http://tuyensinh247.com/thay-lamkhoa-luyen-de-thi-thu-dai-hoc-thpt-quoc-gia-hoa-hoc-2016-co-video-chua-k96.html

Video chữa đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 của Thầy Nguyễn Hoàng Lâm

Thầy giáo Nguyễn Hoàng Lâm là thạc sĩ Hoá học trường ĐHSP Hà Nội, giáo viên dạy trực tuyến trên Tuyensinh247.com, thầy hiện đang công tác THPT Yên Hoà – Cầu Giấy, đây là trường cùng với Hà Nội Amsterdam, Chu Văn An, Nguyên Huệ là những trường điểm chất lượng cao của Hà Nội.

Với trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi đại học và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như khi còn ngồi dưới ghế nhà Trường thầy đã từng tham gia kỳ thi thành phố và kỳ thi quốc gia nên Thầy rất hiểu tâm lý học sinh khi học môn Hoá. Phương pháp thầy thường chia sẻ với học sinh đó là học sinh đầu tiên cần nắm chắc lý thuyết, bản chất của các quá trình từ đó thêm yêu bộ môn Hoá học giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hào hứng, chủ động. Từ đó không bị bẫy trong các câu lý thuyết của đề thi trắc nghiệm.

Tuyensinh247.com