Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 - THPT Đoàn Thượng

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 - THPT Đoàn Thượng, tỉnh Hải Dương, được Tuyensinh247 cập nhật dưới đây:

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

 

ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 2 NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn thi: Hóa học – Khối 12

Thời gian làm bài: 90 phút;

(Đề thi gồm 04 trang, 50 câu trắc nghiệm)

 

Cho nguyên tử khối: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108.

Câu 1: Glyxin tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Na2O; C2H5OH; HCl                                        B. CH3COOH; CO; Zn; MgO; O2.

C. CH3OH; Cu; Ca(OH)2; HCl; Na2CO3.            D. CH3COOCH3; NaOH; Na; NH3; Ag.

Câu 2: Etyl axetat có công thức là

A. C2H5COOCH3.          B. CH3COOC2H5.          C. CH3COOH.                D. CH3COOCH3.

Câu 3: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. anđehit.                     B. ancol.                         C. xeton.                         D. axit.

Câu 4: Hãy cho biết loại polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. cao su lưu hóa.                                                 B. xenlulozơ.

C. amilopectin.                                                      D. poli (metyl metacrylat).

Câu 5: Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch AgNO3 trong NH3.                        B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, nóng.

C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.                           D. Dung dịch nước brom.

Câu 6: Tính chất vật lý nào sau đây không phải do các electron tự do gây ra?

A. ánh kim.                                                             B. tính dẻo.

C. tính cứng.                                                          D. tính dẫn điện và dẫn nhiệt.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác?

A. Monosaccarit là cacbohiđrat không thể thủy phân được.

B. Thủy phân đisaccarit sinh ra hai loại monosaccarit.

C. Thủy phân hoàn toàn polisaccarit sinh ra nhiều monosaccarit .

D. Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là poli, đi, và monosaccarit.

Câu 8: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:

A. CH3COO-CH=CH2.                                          B. CH2=CH-COO-C2H5.

C. CH2=CH-COO-CH3.                                        D. C2H5COO-CH=CH2.

Câu 9: Alanin có CTCT thu gọn là

A. H2NCH2COOH.                                               B. CH3CH(NH2)COOH.      

C. H2NCH2CH(NH2)COOH.                               D. H2NCH2CH2COOH.

Câu 10: X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu đươc sản phẩm gồm CO2, H2O, N2. Vậy công thức của amino axit tạo nên X là

A. H2NC3H6COOH.       B. H2NC2H4COOH.       C. H2NCH2COOH.        D. H2N-COOH.

Câu 11: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2  trong phân tử. Giá trị của m là

A. 66,00.                           B. 44,48.                           C. 54,30.                           D. 51,72.

Câu 12: Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím:

A. Axit glutamic, valin, alanin.                           B. Axit glutamic, lysin, glyxin.

C. Alanin, lysin, metyl amin.                              D. Anilin, glyxin, valin.

Câu 13: Số este ứng với CTPT C5H10O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 1.                                B. 3.                                 C. 2.                                D. 4.

Câu 14: Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3N-CH2-COOH, 0,02 mol CH3-CH(NH2)–COOH; 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch KOH 1M đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 16,335 gam.              B. 8,615 gam.                 C. 12,535 gam.              D. 14,515 gam.

Câu 15: Đốt cháy hoàn 8,72 gam este X (chỉ chứa một loại nhóm chức) thu được 15,84 gam CO2 và 5,04 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH (phản ứng vừa đủ) thì thu được 9,2 gam ancol và m gam muối cacboxylat đơn chức. Giá trị của m tương ứng là

A. 24,6.                           B. 28,8.                           C. 28,2.                           D. 20,4.

Câu 16: Đem thưc hiện phản ứng chuyển hóa xenlulozơ thành xenlulozơ trinitrat bằng phản ứng với HNO3 đặc, dư (xt H2SO4 đặc) thì cứ 162 gam xenlulozơ thì thu được 237,6 gam xenlulozơ trinitrat. Vậy hiệu suất phản ứng là:

A. 70%.                           B. 75%.                           C. 56%.                           D. 80%.

Câu 17: Hãy cho biết loại peptit nào sau đây không có phản ứng biure?

A. tetrapeptit.                B. đipeptit.                     C. tripeptit.                    D. polipeptit.

Câu 18: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. thủy phân.                 B. hoà tan Cu(OH)2.     C. trùng ngưng.              D. tráng gương.

Câu 19: Số đồng phân cấu tạo mạch hở có cùng công thức C4H8O2 tác dụng được với dung dịch NaOH không tác dụng với NaHCO3

A. 5.                                B. 6.                                 C. 3.                                D. 4.

Câu 20: Cho các chất: H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH; H2NCH2COOC2H5; CH3COONH4; C2H5NH3NO3. Số chất lưỡng tính là

A. 2.                                B. 3.                                 C. 5.                                D. 4.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam PE (polietilen) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2,0 lít dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng dung dịch tăng 2,4 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2

A. 0,05M.                       B. 0,10M.                       C. 0,15M.                       D. 0,075M.

Câu 22: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là

A. 4.                                B. 3.                                 C. 2.                                D. 1.

Câu 23: Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. Etilenglicol và axit tere-phtalic.

B. Axit ađipic và hexametylenđiamin.

C. Buta-1,3-đien-1,3 và stiren.

D. Ancol o-hiđroxibenzylic.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Những hợp chất mà trong phân tử có chứa nhóm cacboxyl gọi là este.

B. Những hợp chất được tạo thành từ phản ứng giữa các axit với ancol là este.

C. Khi thay thế nhóm -OH trong ancol bằng các nhóm RCO- thu được este.

D. Este là dẫn xuất của axit cacboxylic khi thay thế nhóm -OH bằng nhóm -OR (R là gốc hiđrocacbon).

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít khí oxi (đktc). Công thức của amin đó là

A. C4H11N.                     B. CH5N.                         C. C3H9N.                       D. CH7N.

Câu 26: Hỗn hợp X gồm axit propionic và etyl propionat. Cho 17,6 gam X tác dụng với dung dịch KOH thì thấy vừa hết 200 ml dung dịch KOH 1M. Cho 17,6 gam X tác dụng với dung dịch KHCO3 dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 0,224.                         B. 2,24.                           C. 1,12.                           D. 0,112.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam cacbohiđrat X cần 6,72 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng 500,0 ml dd Ba(OH)2 thì thấy khối lượng dd giảm 1,1 gam. Vậy nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2

A. 0,8M.                         B. 0,3M.                          C. 0,4M.                         D. 0,2M.

Câu 28: Cho 10,3 gam aminoaxit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của aminoaxit là

A. H2N-C3H6-COOH.                                            B. H2N-(CH2)4CH(NH2)-COOH.

C. H2N-C2H4-COOH.                                            D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.

Câu 29: Cho các chất sau: (1) glucozơ; (2) fructozơ; (3) mantozơ; (4) saccarozơ;  (5) amilozơ và (6) xenlulozơ. Những chất bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch axit?

A. (1), (4), (5), (6).        B. (1), (3), (4), (5).        C. (3), (4), (5), (6).        D. (2), (3), (5), (6).

Câu 30: Chất nào sau đây là este?

A. C2H5OCH3.                B. CH3CHO.                   C. CH3COOC2H5.          D. CH3COOH.

Câu 31: Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong A là

A. 20.                              B. 10.                              C. 9.                                D. 18.

Câu 32: Công thức nào sau đây đúng?

A. CH4N.                        B. CH6N.                         C. CH5N.                        D. CH7­N.

Câu 33: Polime nào sau đây không phải là polime thiên nhiên?

A. xenlulozơ.                 B. cao su tự nhiên.        C. thủy tinh hữu cơ.      D. protein.

Câu 34: Cho các chất sau: etilen, axetilen, phenol (C6H5OH), buta-1,3-đien, toluen, anilin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là

A. 2.                                B. 4.                                 C. 5.                                D. 3.

Câu 35: Tripanmitin có công thức là

A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C17H31COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 36: Trong số các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2)  tơ visco;  (3) tơ nilon-6,6;  (4)  tơ axetat; (5)  tơ capron; (6) tơ enang, (7)  tơ đồng-amoniac. Số tơ nhân tạo là

A. 6.                                B. 4.                                 C. 5.                                D. 3.

Câu 37: Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là

A. 0,27M.                       B. 1,36M.                       C. 1,8M.                         D. 2,3M.

Câu 38: Cho sơ đồ phản ứng:

X + H2O  Y; Y + AgNO3 + NH3 + H2O ® amoni gluconat + Ag + NH4NO3

Y  E + Z; Z + H2O  X + G. X, Y, Z lần lượt là

A. Tinh bột, glucozơ, etanol.                               B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.

C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit.          D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.

Câu 39: Hỗn hợp M gồm hai chất CH3COOH và NH2CH2COOH. m gam hỗn hợp M phản ứng tối đa với 100ml dung dịch HCl 1M. Toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng lại tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất CH3COOH và NH2CH2COOH trong hỗn hợp M lần lượt là (%)

A. 61,54 và 38,46.        B. 72,80 và 27,20.         C. 44,44 và 55,56.        D. 40 và 60.

Câu 40: Cho từng chất H2N−CH2−COOH, CH3−COOH, CH3−COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là

A. 3.                                B. 6.                                 C. 4.                                D. 5.

Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH­3, CH­OH thu được 2,688 lít CO­2 (đktc) và 1,8 gam HO. Mặt khác cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M thu được 0,96 gam CH­3OH. Công thức của CxHy COOH là

A. C3H5COOH.              B. CH­3COOH.                C. C­2H5COOH.              D. C2H3COOH.

Câu 42: Hỗn hợp X gồm: HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa. Vậy giá trị của V tương ứng là

A. 6,72.                           B. 8,40.                           C. 7,84.                           D. 5,60.

Câu 43: Cho 20,15 g hỗn hợp X gồm (CH2NH2COOH và CH3CHNH2COOH) tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X là

A. 58,53% và 41,47%. B. 55,83% và 44,17%.  C. 53,58% và 46,42%. D. 52,59% và 47,41%.

Câu 44: Cho kim loại M tan vừa hết trong dung dịch H2SO4 nồng độ 9,8% thì thu được dung dịch chứa muối MSO4 với nồng độ là 15,146% và có khí H2 thoát ra. Vậy kim loại M là

A. Mg.                             B. Ni.                               C. Zn.                              D. Fe.

Câu 45: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là

A. Ag.                              B. Au.                              C. Al.                              D. Cu.

Câu 46: Lấy cùng một lượng ban đầu của các kim loại sau: Zn, Mg, Al, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Kim loại nào giải phóng nhiều khí H2 nhất (đo ở cùng điều kiện)?

A. Al.                              B. Mg.                             C. Zn.                              D. Fe.

Câu 47: Cho 10,45 gam hỗn hợp Na và Mg vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được 6,16 lít H2 (đktc),4,35 gam kết tủa và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 22,85 gam.                B. 22,70 gam.                 C. 24,60 gam.                D. 24,00 gam.

Câu 48: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Bậc của amin là bậc của các nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

B. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trở lên thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

C. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon mà có thể phân biệt được amin no, không no hoặc thơm.

D. Amin được tạo thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng gốc hiđrocacbon.

Câu 49: Để chứng minh trong glucozơ có nhiều nhóm -OH, người ta sử dụng phản ứng nào sau đây?

A. AgNO3/NH3, t0.         B. Na.                              C. CH3OH/HCl.             D. Cu(OH)2, t0 thường.

Câu 50: Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là

A. 77,6.                           B. 83,2.                           C. 87,4.                           D. 73,4.

Tuyensinh247 Tổng hợp