Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa THPT chuyên Lý Tự Trọng 2015Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ năm 2015.
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một mẫu cao su buna-S thì thu được nước và khí cacbonic với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 117:440. Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-đien: stiren trong loại cao su này là A. 2:3. B. 3:1. C. 1:3. D. 2:5. Câu 2: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về X? A. Thuộc chu kì 4, nhóm IA. B. Có trong khoáng vật cacnalit. C. Là kim loại kiềm, có tính khử mạnh. D. Có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện. Câu 3: Thủy phân một lượng saccarozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích hợp, tách thu được m gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với một lượng H2 dư (Ni, t0) thu được 14,56 gam sobitol. Phần hai hòa tan vừa đúng 6,86 gam gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (giả thiết các monosaccarit hay đisaccarit phản ứng với Cu(OH)2 theo tỷ lệ mol tương ứng là 2:1). Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là A. 60%. B. 80%. C. 50%. D. 40%. Câu 4: Cho 14,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al, Zn tác dụng với oxi thu được 18,0 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thấy thoát ra V lít khí SO2 (đktc). SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 53,2 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là (cho S = 32, O =16, Fe = 56, Al =27, Zn = 65) A. 8,96. B. 3,36. C. 4,48. D. 3,92. Câu 5: Hỗn hợp X gồm axit axetic, etyl axetat và metyl axetat. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc), sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng 40,3 gam. Giá trị của V là A. 17,36. B. 19,60. C. 19,04. D. 15,12. Câu 6: Cho buta-1,3-đien tác dụng với HBr (phản ứng theo tỉ lệ 1:1 về số mol), thì số đồng phân cấu tạo tối đa có thể thu được là A. 2 B. 4 C. 5. D. 3. Câu 7: Thạch cao sống có công thức là A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4. C. CaCO3. D. CaSO4.H2O. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 17,44 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, CuO, Cu, Mg, MgO (trong đó oxi chiếm 18,35% về khối lượng) trong dung dịch chứa 0,804 mol HNO3 loãng (dư 20% so với lượng cần cho phản ứng), kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và V lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O (tỷ lệ số mol tương ứng là 2:3). Cho dung dịch NaOH tới dư vàoY rồi đun nóng, không có khí thoát ra. Giá trị của V là A. 0,56. B. 0,448 . C. 1,39. D. 1,12 . Câu 9: X là một amino axit no (phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH). Cho 0,03 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,1 mol NaOH vào Y, sau phản ứng đem cô cạn thu được 7,895 gam chất rắn. X là A. glixin. B. alanin. C. valin. D. lysin. Câu 10: Phản ứng điện phân dung dịch KCl không màng ngăn, ở nhiệt độ 70oC - 75oC được sử dụng đề điều chế A. KClO3. B. KOH. C. KClO4. D. KClO. Câu 11: Để clorua vôi trong không khí ẩm một thời gian thì một phần clorua vôi bị cacbonat hóa (tạo CaCO3) thu được hỗn hợp rắn X gồm 3 chất. Cho hỗn hợp X vào dung dịch HCl đặc, dư đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp 2 khí có tỉ khối hơi so với H2 là 32,8. Phần trăm khối lượng clorua vôi bị cacbonat hóa là (cho Ca =40, Cl =35,5, O =16, C =12, H =1) A. 87,50%. B. 12,50%. C. 33,33%. D. 25,00%. Câu 12: Chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau: A. Phản ứng C2H5OH + CH3COOH ⇄ CH3COOC2H5 + H2O là phản ứng thế trong hóa học hữu cơ. B. Khi thủy phân xenlulozơ thì mạch polime được giữ nguyên. C. Tơ lapsan, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6 là tơ nhân tạo. D. Cho axetilen hợp nước (ở 800C với xúc tác HgSO4/H2SO4) là phương pháp hiện đại điều chế anđehit axetic. Câu 13: Cho các chất sau đây: Na2CO3, CO2, NaF, Ba(HCO3)2, KMnO4. Số chất tác dụng được với axit clohiđric là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn? A. Dùng nước đá và nước đá khô. B. Dùng fomon, nước đá. C. Dùng phân ure, nước đá. D. Dùng nước đá khô, fomon. Câu 15: Cho một luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống sứ mắc nối tiếp, đựng các oxit nung nóng như sau: Những ống sứ có phản ứng hóa học xảy ra là: A. (2), (4), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (4). Câu 16: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? A. Etyl axetat. B. Metyl fomat. C. Vinyl axetat. D. Saccarozơ. Câu 17: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Có thể nhận biết lòng trắng trứng bằng Cu(OH)2. B. Không thể phân biệt P.V.C và P.E bằng phương pháp hóa học. C. Etylamin dễ tan trong nước. D. Thủy tinh hữu cơ có chứa poli(metyl metacrylat). Câu 18: Cho các nhận định sau: (1) Cho dầu ăn vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch đồng nhất. (2) Các chất béo rắn chứa chủ yếu các gốc axit béo no. (3) Triolein và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH, đều làm mất màu nước brom. (4) Glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương. Số nhận định đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 19: Có các thí nghiệm: (1) Đun nóng nước cứng toàn phần. (2) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu. (3) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch phèn nhôm-kali. (4) Cho SO3 vào dung dịch Ba(NO3)2. (5) Nhỏ dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2. Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa? A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 20: Sục từ từ CO2 vào V lít dung dịch Ba(OH)2 0,5M, kết quả thí nghiệm biểu diễn trên đồ thị sau : Giá trị của V là A. 0,1. B. 0,05. C. 0,2. D. 0,8. Câu 21: Kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường là A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Al. Câu 22: Dung dịch chất nào sau đây không làm quì tím đổi màu? A. Alanin. B. CH3COONa. C. HCOOH. D. CH3NH2. Câu 23: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho lá sắt vào dung dịch HCl có thêm vài giọt CuSO4. (2) Cho lá sắt vào dung dịch FeCl3. (3) Cho lá thép vào dung dịch CuSO4. (4) Cho lá sắt vào dung dịch CuSO4. (5) Cho lá kẽm vào dung dịch HCl. Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dung dịch HCl làm quì tím hóa đỏ. B. CaCO3, HBr, K2S là những chất điện ly yếu. C. Chất điện ly là những chất tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện. D. Các chất chứa liên kết cộng hóa trị đều không phải là chất điện ly. Câu 25: Cho 23,4 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 13,8 gam Na thu được 36,75 gam chất rắn. Nếu cho 20,8 gam X tách nước tạo ete (với hiệu suất 100%) thì khối lượng ete thu được là A. 17,2 gam. B. 12,90 gam. C. 19,35 gam. D. 13,6 gam. Câu 26: Dung dịch X gồm 0,25 mol Ba2+; 1,3 mol Na+; a mol OH– và b mol Cl–. Cho 400 ml dung dịch Y (gồm H2SO4 0,25M; HCl 0,25M và ZnSO4 1M) vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được kết tủa G. Nung toàn bộ G đến khối lượng không đổi thu được 69,59 gam chất rắn H. Giá trị của b là A. 0,58 hoặc 1,62. B. 0,18 hoặc 0,58. C. 1,52 hoặc 0,48. D. 0,18 hoặc 1,22. Câu 27: Cho các chất sau: caprolactam, phenol, stiren, toluen, metyl metacrylat, isopren. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 28: Trung hoà hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế tiếp cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M. X gồm A. CH3COOH và C2H5COOH. B. CH2=CH-COOH và CH2=C(CH3)-COOH. C. HCOOH và CH3COOH. D. C2H5COOH và C3H7COOH. Câu 29: Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra hai muối? A. Đimetyl oxalat. B. Benzyl axetat. C. Phenyl axetat. D. Tristearoyl glixerol. Câu 30: Phản ứng hóa học xảy ra giữa các chất nào sau đây là phản ứng oxi hóa-khử? A. NaOH + CO2 à B. CaCl2 + AgNO3à C. FeO + HIà D. CH2=CH2 + HClà Câu 31: Để nhận biết hai bình chứa khí không màu CO2 và SO2, cách làm nào sau đây không đúng? A. Cho mỗi khí vào nước Br2. B. Cho từ từ đến dư mỗi khí vào nước vôi trong. C. Cho mỗi khí vào dung dịch H2S. D. Cho mỗi khí vào dung dịch KMnO4. Câu 32: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 33: Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi A. cấu tạo mạng tinh thể kim loại. B. các electron tự do trong tinh thể kim loại. C. khối lượng riêng của kim loại. D. tính chất của kim loại. Câu 34: Cho 0,5 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được 2 lít dung dịch Y. Trộn 8 gam hỗn hợp X và 5,4 gam bột Al rồi cho vào nước đến phản ứng hoàn toàn có 10,304 lít khí thoát ra (đktc). Dung dịch Y có pH bằng A. 11. B. 3. C. 10. D. 12. Câu 35: Nguyên tố clo có hai đồng vị bền với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng là: chiếm 75,77% và chiếm 24,23%. Trong phân tử CaCl2, % khối lượng của là (biết nguyên tử khối trung bình của canxi là 40) A. » 23,89. B. » 47,79. C. » 16,15. D. » 75,77. Câu 36: Hòa tan hỗn hợp X gồm x mol NaCl và y mol CuSO4 vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở 2 điện cực thì dừng lại, thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí sinh ra ở catot (các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Quan hệ giữa x và y là A. x = 1,5y. B. x = 6y. C. y = 1,5x. D. y = 6x. Câu 37: Trong ancol X, oxi chiếm 34,782% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được anken Y. Phân tử khối của Y là (cho H =1, O =16, C =12) A. 42. B. 70. C. 28. D. 56. Câu 38: Cho các phát biểu sau: (1) Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (2) Các kim loại Mg, Na và Al thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. (3) Kim loại Mg và K đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag. (4) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Nhận xét nào sau đây sai ? A. Trong phản ứng tạo Z, Y đóng vai trò là chất khử. B. T là kết tủa màu trắng. C. Z có thể tác dụng với dung dịch HCl. D. Chất X vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 40: Cho dãy các chất: Fe2O3, FeS, Fe(OH)2, Fe3O4, FeCO3, Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư không tạo khí SO2 là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 41: Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là A. 30%. B. 40%. C. 20%. D. 25%. Câu 42: Cho 1,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được 1,68 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại đó là (cho Mg=24, Be =9, Ca =40, Ba =137, Sr = 87) A. Sr, Ba. B. Mg, Ca. C. Ca, Sr. D. Be, Mg. Câu 43: Hỗn hợp X gồm anđehit Y và ankin Z (Z nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Biết 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) có khối lượng là 5,36 gam. Nếu 0,1 mol hỗn hợp X thì tác dụng vừa đủ với 0,24 lít dung dịch AgNO3 xM trong NH3 dư. Giá trị của x là A. 0,75. B. 2. C. 1,5. D. 1. Câu 44: Hiđro hóa hoàn toàn anđehit acrylic bằng lượng dư H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ) thu được ancol X. Hòa tan hết lượng X vào 13,5 gam nước thu được dung dịch Y. Cho natri dư vào dung dịch Y thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Nồng độ phần trăm chất X trong dung dịch Y là (cho Na =23, H =1, O =16, C =12) A. 52,63%. B. 51,79.%. C. 81,63%. D. 81,12%. Câu 45: Hỗn hợp X có tỉ khối so với hiđro là 21,2 gồm C3H8, C3H6, và C3H4. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thì cần vừa đủ V lít oxi (đktc). Giá trị của V là (cho C=12, H =1) A. 103,04. B. 18,60. C. 10,304. D. 13,888. Câu 46: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): (1) Phenol vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na. (2) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic (3) Nguyên tử H của vòng benzen của phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của benzen. (4) Phenol tan nhiều trong nước lạnh. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 47: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. C2H5OH. D. HCOOCH3. Câu 48: Một peptit X mạch hở khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi có trong 1 phân tử X là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 49: Este nào sau đây có mùi chuối chín? A. Etyl isovalerat. B. Etyl butirat. C. Isoamyl axetat. D. Eyl fomat. Câu 50: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. B. Sục khí H2S vào dung dịch ZnCl2. C. Sục khí O2 vào dung dịch H2S. D. Dẫn khí CO2 vào cốc nước có chứa đá vôi. -> Xem và tải 50 đề thi thử thpt quốc gia môn HÓA của các trường THPT chuyên trên cả nước và các Sở khác (Tải cả đề và lời giải): Tại đây Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa THPT chuyên Lý Tự Trọng 2015
Tuyensinh247 tổng hợp DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 - Tất cả các môn
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa 2025
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa của Sở GD&ĐT TPHCM năm 2015 tổ chức thi chiều thứ tư ngày 13/5/2015.
Đề thi minh họa kỳ thi đánh giá đầu vào V-SAT 2025 đã được công bố. Tham khảo ngay đề thi môn Tiếng Anh kèm hướng dẫn giải chi tiết được Tuyensinh247 đăng tải dưới đây.
Tham khảo đề thi minh họa và đáp án V-SAT 2025 kỳ thi đánh giá đầu vào (VSAT) môn Vật Lí được cập nhật dưới đây.
Xem ngay đề thi minh họa môn Sinh học kỳ thi đánh giá đầu vào V-SAT năm 2025 được đăng tải chi tiết bên dưới.
Đề thi minh họa và Đáp án của kỳ thi đánh giá đầu vào đại học (VSAT) năm 2025 môn Địa Lý được đăng tải dưới đây.