Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh 2016 - Bộ GD&ĐT

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 (chưa hoàn thiện) gồm 15 câu theo cấu trúc của Bộ GD&ĐT có đáp án, tham khảo đề thi dưới đây:

Theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh có 50 câu trong đó 60% đề thi là câu hỏi cơ bản, 40% câu hỏi là câu hỏi nâng cao. Tham khảo 15 câu dưới đây để làm quen với cách ra đề môn Sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới:

1. Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?  

A) Ađênin 

B) Timin 

C) Uraxin 

D) Xitôzin 

2. Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?  

A) Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ. 

B) Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.

C) Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.

D) Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu. 

3. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm? 

A) Vùng xếp cuộn (siêu xoắn)

B) Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc) 

C) Crômatit.

D) Sợi cơ bản. 

4. Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò 

A) làm phong phú vốn gen của quần thể.

B) làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

C) định hướng quá trình tiến hóa. 

D) tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi. 

5. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở 

A) đại Tân sinh 

B) đại Cổ sinh 

C) đại Thái cổ 

D) đại Trung sinh 

6. Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây?  

A) Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-carôten ở trong hạt. 

B) Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao. 

C) Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người.

D) Tạo ra cừu Đôly. 

7. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?  

A) Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

B) Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. 

C) Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. 

D) Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. 

8. Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?  

A) Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật. 

B) Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được. 

C) Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. 

D) Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau. 

9. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?  

A) Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa. 

B) Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi. 

C) Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới

D) Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản. 

10. Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng? 

A) Bệnh mù màu do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. 

B) Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21. 

C) Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi β-hemôglôbin mất một axit amin. 

D) Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính. 

11. Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào  

A) luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

B) luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit. 

C) thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể. 

D) tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau. 

12. Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?  

A) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

B)Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

C) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

D) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.

13. Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể một và thể tam bội này lần lượt là: 

A) 6 và 12

B) 11 và 18

C) 12 và 36

D) 6 và 13

14. Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai?  

A) Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.

B) Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền.

C) Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.

D) Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần.

15. Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a là 

A) 1/5

B) 1/9

C) 1/8

D) 1/7

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016

Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 9 D
2 B 10 A
3 D 11 C
4 B 12 C
5 A 13 B
6 D 14 D
7 A 15 C
8 D    

Lưu ý: Đây không phải là đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 của Bộ GD&ĐT, theo dõi đề thi minh họa tại đây: https://thi.tuyensinh247.com/de-thi-minh-hoa-thpt-quoc-gia-e534.html

 Tuyensinh247.com - Theo Hồng Hạnh 

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.