Đề thi thử THPT quốc gia môn Sử - Vĩnh Phúc năm 2015

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Sử - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2015, các em tham khảo dưới đây:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

 

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2014-2015

                      Môn: LỊCH SỬ                                   

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.

Câu 1 (6,0 điểm)

Trình bày sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nội dung chính của Hiệp ước Bali (1976). Tại sao Hiệp ước Bali lại mở ra một giai đoạn phát triển mới của ASEAN? Trong bối cảnh hiện nay, ASEAN cần phải tăng cường những hoạt động gì nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh?

Câu 2 (6,0 điểm)

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những giai cấp nào mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam? Hãy nêu phong trào đấu tranh của những giai cấp đó ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1926.

Câu 3 (4,0 điểm)

Nêu và nhận xét về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930.

Câu 4 (4,0 điểm)

Khi Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh đã có những chủ trương và hành động gì để Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập?

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Sử - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2015

Câu

Nội dung

Điểm

1

(6,0 điểm)

Trình bày sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nội dung chính của Hiệp ước Bali (1976). Tại sao Hiệp ước Bali lại mở ra một giai đoạn phát triển mới của ASEAN? Trong bối cảnh hiện nay, ASEAN cần phải tăng cường những hoạt động gì nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nội dung chính của Hiệp ước Bali (1976)

a. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á nhận thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển.

0,5

- Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi.

0,25

- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

0,25

- Trong bối cảnh đó, ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

0,25

b. Nội dung chính của Hiệp ước Bali

- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

0,25

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

0,25

- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

0,25

- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

0,25

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

0,25

2. Hiệp ước Bali mở ra một giai đoạn phát triển mới của ASEAN vì:

- Hiệp ước Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước của tổ chức ASEAN.

1,25

- Hiệp ước Bali tạo ra sự ổn định về chính trị để các nước dốc sức phát triển kinh tế.

1,25

3. Những hoạt động ASEAN cần tăng cường để xây dựng thành một cộng đồng vững mạnh

Thí sinh có thể đề cập đến nhiều hoạt động ASEAN cần tăng cường để xây dựng thành một cộng đồng vững mạnh song cần phải nêu được những hoạt động cơ bản sau:

 

- Cần tăng cường hợp tác giữa các thành viên để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đồng thời mở rộng hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế và khu vực trên thế giới.

0,5

- Các thành viên cần phải tăng cường sự đoàn kết để đối mặt với những thách thức về chủ quyền, biên giới, biển đảo,… nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

0,5

2

(6,0 điểm)

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những giai cấp nào mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam? Hãy nêu phong trào đấu tranh của những giai cấp đó ở Việt Nam trong những năm 1919 -  1926.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Những giai cấp mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.

1,5

2. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1926.

a. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản

- Ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, giai cấp tư sản Việt Nam sớm bị tư sản Pháp và tư sản nước ngoài cạnh tranh, chèn ép. Họ có ý thức dân tộc, sớm tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản nên đã đứng lên đấu tranh nhằm giành lấy một vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam.

0,5

- Năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam…

0,5

- Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp.

0,5

- Cũng trong năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra Đảng Lập hiến…. Ngoài Đảng Lập hiến còn có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh và nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh.

0,25

- Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1926 mang tính chất dân chủ công khai với những hình thức tổ chức và hoạt động phong phú song còn mang tính cải lương, thoả hiệp; có tác dụng cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta và góp phần chuẩn bị điều kiện cho những phong trào đấu tranh sau.

0,5

b. Phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản

- Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam bị thực dân Pháp bạc đãi, khinh rẻ, họ có ý thức dân tộc, có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài nên đã sớm đứng lên đấu tranh.

0,5

- Tiểu tư sản trí thức đã thành lập một số tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,… với nhiều hoạt động phong phú như mít tinh, biểu tình, bãi khóa,…

0,5

- Thành lập một số nhà xuất bản tiến bộ như: Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế); ra những tờ báo tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Hữu thanh,…

0,5

- Một số phong trào nổi bật phải kể tới như: cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926).

0,25

- Phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1926 mang tính chất dân chủ công khai với những hình thức tổ chức và hoạt động phong phú, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, diễn ra tập trung trong những năm 1925 - 1926… có tác dụng cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta…

0,5

3

(4,0 điểm)

Nêu và nhận xét về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930.

 

- Nhiệm vụ cách mạng: Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.

0,5

- Luận cương đã thấy được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Đông Dương thuộc địa, nêu rõ mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

0,75

- Tuy nhiên, Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương thuộc địa, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

0,75

- Lực lượng cách mạng: giai cấp công nhân và nông dân.

0,5

- Luận cương chính trị đã thấy được động lực chính của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.

 

0,75

- Tuy nhiên, Luận cương đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu, địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.

 

0,75

4

(4,0 điểm)

Khi Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh đã có những chủ trương và hành động gì để Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đầu tháng 8 - 1945, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật Bản ở châu Á - Thái Bình Dương… Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.

0,25

- Ngày 9 - 8 - 1945, quân đội Liên Xô mở màn chiến dịch tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện trên sóng phát thanh của Nhật Bản.

0,25

- Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến.

0,5

- Từ ngày 13 - 8 - 1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc… ra bản “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

0,5

- Từ ngày 14 đến ngày 15 - 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

0,5

- Từ ngày 16 đến ngày 17 - 8 - 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

0,5

- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền thắng lợi trong toàn quốc…

0,5

- Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị mọi công việc để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.

0,5

- Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước toàn thể quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

0,5

Nguồn: Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.