Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016 của trường THPT Thừa Lưu- Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế , được Tuyensinh247 cập nhật dưới đây:
Sở GD – ĐT Thừa Thiên Huế Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2016
Trường THPT Thừa Lưu Môn: Ngữ Văn
( Đề thi có 2 trang) Thời gian làm bài: 180 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 ĐIỂM)
Đọc kĩ ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:
:" Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích từ “ Chùa đàn” – Nguyễn Tuân)
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó? ( 0,5 điểm)
Câu 2: Trong ngữ liệu trên, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất. ( 0,25 điểm)
Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn? Tác động của biện pháp tu từ ấy? ( 0,5 điểm)
Câu 4: Đoạn văn này giúp anh/ chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật nào trong những tác phẩm đã học ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong tác phẩm ấy.( 0,25 điểm)
Câu2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lê
Còn những bầu và bí thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
( Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
( trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ thứ nhất? ( 0,25 điểm)
Câu 6: Em hiểu như thế nào về câu thơ “ Thời gian chạy qua tóc mẹ”? (0,25 điểm)
Câu 7: Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? (0.5 điểm )
Câu 8: Từ nội dung của hai đoạn thơ trên,anh ( chị ) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử (0,5 điểm)
II, PHẦN TẬP LÀM VĂN
Câu 1: ( 3,0 điểm )
Bằng một bài văn ( khoảng 600 từ), anh ( chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “ Người bi quan luôn thấy khó khăn trong từng cơ hội, người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong những khó khăn.”
Câu 2 ( 4,0 điểm )
Phân tích sức mạnh của tình yêu thương con người khi Mị cứu A Phủ( Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài), Tràng đối với cô vợ theo( Trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân)
Tuyensinh247.com
Đề thi minh họa kỳ thi đánh giá đầu vào V-SAT 2025 đã được công bố. Tham khảo ngay đề thi môn Tiếng Anh kèm hướng dẫn giải chi tiết được Tuyensinh247 đăng tải dưới đây.
Tham khảo đề thi minh họa và đáp án V-SAT 2025 kỳ thi đánh giá đầu vào (VSAT) môn Vật Lí được cập nhật dưới đây.
Xem ngay đề thi minh họa môn Sinh học kỳ thi đánh giá đầu vào V-SAT năm 2025 được đăng tải chi tiết bên dưới.
Đề thi minh họa và Đáp án của kỳ thi đánh giá đầu vào đại học (VSAT) năm 2025 môn Địa Lý được đăng tải dưới đây.