Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 126

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

Câu 1 Cho câu thơ ” Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” ( Bằng Việt- Bếp lửa)

 

a) Em hãy viết tiếp 4 câu kể cho hoàn chỉnh khổ thơ

b) Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh ” Bếp lửa” trong khổ thơ vừa chép

1 điểm

Câu 2

Cho biết mỗi từ ngữ in đậm sau đây là thành phần gì của câu:

 

” – Xây cái lăng ấy cả làng  phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó”

1 điểm

Câu 3 Ấn tượng của em về một nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh( Viết một  đoạn văn nghị luận khoảng 10  theo cách lập luận tổng hợp – phân tích- tổng hợp) 3 điểm

Câu 4

Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:

 

” ….Từ hồi về Thành Phố

Quen ánh điện , cửa quang

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn- đinhtối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Anh trăng im phăng phắc

Dủ cho ta giật mình »

( Nguyên Duy  – Ánh Trăng)

5 điểm

TRẢ LỜI:

Câu 1: Cho câu thơ ” Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” ( Bằng Việt- Bếp lửa)

a) Em hãy viết tiếp 4 câu kể cho hoàn chỉnh khổ thơ

b) Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh ” Bếp lửa” trong khổ thơ vừa chép

Chép 4 câu thơ tiếp cho hoàn chỉnh khổ thơ:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương , khoai sắn ngọt bùi

Nhóm ngồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

( Bếp Lửa – Bằng Việt)

Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh bếp lửa: Gợi liên tưởng đến cuộ cđời vất vả , giàu đức hi sinh của người bà, đến tình yêu thương , niềm vui , lạc quan bà dành cho con cháu và mọi người.

Câu 2: Cho biết mỗi từ ngữ in đậm sau đây là thành phần gì của câu:

” – Xây cái lăng ấy cả làng  phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó”

”Xây cái lăng ấy” – > Là thành phần biệt lập ( khởi ngữ) của câu.

Câu 3: Ấn tượng của em về một nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh( Viết một  đoạn văn nghị luận khoảng 10  theo cách lập luận tổng hợp – phân tích- tổng hợp)

Ấn tượng của em về một nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là Phong các văn hóa của Người được giới thiệu chú trọng vào phong cách sinh hoạt rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam , nhưng cũng rất hiện đại.

Nét độc đáo nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợ hài hòa những phẩm chất tất khác nhau ,thống nhất trong một con người. Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây , xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bình dị, Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc nhất torng lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay , Một mặt là tinh hoa con Lạc cháu hồng đúc nên Người , mặt khác tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh.

Cuối  cùng, khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.

`        Câu 4: Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:

” ….Từ hồi về Thành Phố

Quen ánh điện , cửa quang

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn- đinhtối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng

Mở bài :

Nguyễn Duy viết về trăng bằng cảm nhận rất riêng của một người lính trong thời bình. Bài « Ánh Trắng »được ông sáng tác vào năm 1978,tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài thơ làm theo thể 5 chữ, kết hợp tự sự với trữ tình , nhịp thơ linh hoạt , giọng diệu tâm tình , hình ảnh biểu cảm. Như một lời tự nhắc nhở về quá khứ của cuộc đời  người lính đã từng gắm bó với vầng trăng thiên nhiên , với đất nước bình dị hiền hậu và thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Ba khổ thơ giữa sẽ giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc ý nghĩa ánh trăng.

Thân bài :

Thời hiện tại con người bội bạc vầng trăng :

Trong những năm tháng chiến tranh, người lính ở trong rừng làm bạn với trăng.Chiến thắng ,người lính về Thành Phố. Cuộc sống đổi thay. Người lính được sống trong nhà cao cửa rộng « ánh trăng » « tri kỉ » năm nào giờ bổng trở thành « người dưng »

« Từ hồi về Thành Phố

Quen ánh điện , cửa quang

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Biểu hiện của lối  sống bội bạc đáng phê phán

Tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng :

Nơi Thành phó hiện đại lắm ánh điện , người ta ít khi chú ý đến ánh trăng . Thật bất ngờ, điện mất, từ ngôi nhà nhà thơ đã nhìn thấy vầng trăng tròn xuất hiện, tự nhiên nhớ bai kĩ niệm nghĩa tình để thức tĩnh lương tri con người.

« Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn- đinhtối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”

Cảm xúc và suy ngẫm  về vầng trăng một thờ bị lãng quên :

Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm năm tháng gian lao , bai hình ảnh của thiên nhiên . Nhà thơ thấy «  rưng rưng » :

« Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng »

Từ rưng rưng  diễn tả nỗi xúc động đang dâng trào trong lòng  tác giả làm cho nước mắt cứ chực trào ra. Một thoáng quên đi vầng trăng tình nghĩa để rồi lại nhớ hơn những kĩ niệm đã qua.

C) kết bài :

- Ba khổ thơ trước hết là một  lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao , gắ bó với thiên nhiên , với đất nước bình dị, hiền hậu.

- ba khổ thơ còn thể hiện tâm trạng của tác giả trước ánh trăng nơi Thành Phố.

- Giọng điệu thơ thể hiện bằng thể thơ năm chữ, nhịp điệu khi thì trôi chảy khi tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể , khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc. Lúc lại trầm lắng biểu hiện sự suy tư.