Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 127

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

Câu 1 Truyện ngắn làng (Kim Lân) đã xây dựng một tình huống truyện như thế nào? Nêu ý nghĩa tác dụng của tình huống đó. 1 điểm

Câu 2

Tìm thành phần biệt lập trong các câu sau:

 

” ….Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!”

( Kim Lận- Làng)

1 điểm

Câu 3

Nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan trong bài” Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” đã viết : ” Có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”

 

Hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng một trang giấy thi, trong đó có chứa thành phần phụ chú) trình bày suy nghĩ  của em về ý kiến trên.

3 điểm

Câu 4

Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người trong phần ba bài Con cò của Chế Lan Viên:

 

” …dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Con dù lớn vẫn là con cửa mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

À ơi !

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Ngủ đi ! ngủ đi !

Cho cánh cò, cánh bạc

Cho cả sắc trời

Đến hát

Quanh nôi »

5 điểm

TRẢ LỜI:

Câu 1 : Truyện ngắn làng (Kim Lân) đã xây dựng một tình huống truyện như thế nào? Nêu ý nghĩa tác dụng của tình huống đó.

Tình huống truyện : xây dựng một tình huống gay cấn,căng thẳng : «Chính ông Hai nghe được cái tin bất ngờ làng ông theo giặc lập tề, từ miệng những người tản cư qua vùng ông »

Tác dụng : Tình huống đó là bột lộ sâu sắc diễn biến tâm trạng và tình cảm yêu làng , yêu nước của ông – nhất là khi đặt tác phẩm vào thời kì đầu khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 2 : Tìm thành phần biệt lập trong các câu sau:

«  ….Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!                                                   ( Kim Lân- Làng)

Thưa ông ( Hỏi – đáp )

Vất vả quá ! ( cảm thán)

Câu 3 : Nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan trong bài” Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” đã viết : ” Có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”

Hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng một trang giấy thi, trong đó có chứa thành phần phụ chú) trình bày suy nghĩ  của em về ý kiến trên

Trong bài này, tác giả cho rằng: ” Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” . Điều đó có đúng không?

Ý kiến trên hoàn toàn đúng. Bởi vì. trong những hành trang chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị về con người  là quan trọng nhất.Từ cổ chí kim , con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới ( thế kỉ XXI) , nền kinh tế thị trường phát triển mạnh  thì vai trò  của con người lại càng nổi trội.  Máy móc và các yếu tố khác có tân tiến hiện đại đến bao nhiêu cũng không thể thay thế được con người.

Tóm lại ý kiến trên, khẳng định một hành trang quan trọng nhất là chuẩn bị con người để bước vào thế kỉ mới.

Câu 4: Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người trong phần ba bài Con cò của Chế Lan Viên:

Mở bài:

Chế Lan Viên là nhà thơ xuất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Ông có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX.

”Con cò” là bài thơ thể hiện khá rõ nét của phong các nghệ thuật của Chế Lan Viên, bài thơ được sáng tác năm 1962.

Phân tích khúc hát thứ ba của bài thơ để thấy được ý nghĩa của hình tượng con cò, thấy được tấm lòng của người mẹ và thấy được tấm lòng cũng như những suy nghĩ của nhà thơ.

b) Thân bài :

- Từ tấm lòng mẹ dào dạt yêu thương ,những lời ru đã cất lên dìu dặt, mênh mang. Mẹ nghĩ về cuộc đời của mai sau. Ước mơ con sẽ khôn lớn và thành đạt .Và tấm lòng của người mẹ như nguyện sẽ ở bên con dù con ở chân trời góc bể, luôn dõi theo con với tất cả tình yêu thương:

” …dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Con dù lớn vẫn là con cửa mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Chữ “ dù” và “ vẫn” được điệp lãi rất hay, đã khẳng định tình mẫu  tử bền chặt, sắt son. Có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển, và có gì bao la bằng lòng mẹ thương con.

Phần cuối bài thơ càn thấm đượm chất triết lí trữ tình, Nghĩ về con trong ca dao , người mẹ nghĩ về cuộc đời con mai sau:

« À ơi !

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Ngủ đi ! ngủ đi !

Cho cánh cò, cánh bạc

Cho cả sắc trời

Đến hát

Quanh nôi »

Những câu thơ cuối cùng đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong lời ru của mẹ. Mẹ thương những con cò trong ca dao, thương những cuộc đời, và gửi gắm cả niềm mong ước tốt đẹp cho con thơ. Mẹ thật nhân hậu, nhân tình.

Kết bài :

Đoạn thơ mang ý nghĩa thật sâu xa :  tình mẫu tử cùng lời ru của mẹ mãi là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng, nâng đỡ tâm hồn cho bao thế hệ mai sau.

Một trong những yếu tố thành công của bài thơ chính là nghệ thuật.Trước hết tác giả sử dụng thành công thể thơ tự do và vận dụng một cách linh hoạt ca dao tạo nên một âm hưởng lời hát ru.Giọng điệu của bài thơ là giọng suy ngẫm, có cả triết lí.