Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.
I. trắc nghiệm
Bài tập 1
1. Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy ?
Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, tươi tốt, lạnh lùng, cỏ cây, xa xôi, đưa đón, lấp lánh.
Từ láy Từ ghép
………………………………………………. …………………………………………………..
……………………………………………….. …………………………………………………..
……………………………………………….. …………………………………………………..
2. Từ nào trong những từ sau không phải là từ Hán Việt ?
A. Thanh minh
B. Tảo mộ
C. Giai nhân
D. Sắm sửa
3. Chọn cách giải thích đúng ?
“Hậu quả” là : A. Kết quả sau cùng.
B. Kết quả xấu.
4. Từ “xuân” trong câu :
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời “
(Thanh Hải)
và trong câu : “Ngày xuân con én đưa thoi” (Nguyễn Du) thuộc từ loại nào ?
A. Đồng nghĩa
B. Trái nghĩa.
C. Đồng âm
5. Trong số những cách nói sau, cách nào không sử dụng phép nói quá ?
A. Tức lộn ruột
B. Ngáy như sấm
C. Cười vỡ bụng
D. Sợ vã mồ hôi
6. Đọc câu sau : “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Biện pháp tu từ từ vựng nào được sử dụng ?
A. So sánh, nói quá.
B. Chơi chữ, ẩn dụ
C. So sánh, nhân hóa
D. Điệp ngữ, nhân hóa
7. Câu văn : “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” có sử dụng yếu tố nào ?
A. Tự sự, biểu cảm.
B. Miêu tả, biểu cảm.
C. Tự sự, miêu tả.
D. Biểu cảm, nghị luận.
8. Lời của Vũ Nương sau đây là lời nói trực tiếp hay là lời nói gián tiếp ?
“Vũ nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn :
- Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bên sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”
A. Lời nói trực tiếp.
B. Lời nói gián tiếp
9. Cách nói năng, xưng hô của Mã Giám Sinh trong câu :
” Rằng : mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường ?”
Là cách nói của một con người như thế nào ?
A. Khiêm tốn, có văn hóa
B. Nhún nhường.
C. Trịch thượng, lươn lẹo
D. Đưa đẩy, vòng vo
Bài tập 2
1. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông đứng trước các câu dưới đây để hiểu về Lỗ Tấn.
A. Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, tên thật là Chu Thụ Nhân.
B. Từng theo ngành y, sau đó ông chuyển sang viết văn.
C. Truyện ngắn Cố hương in trong tập Gào thét.
D. Nhân vật chính là Nhuận Thổ và AQ.
E. Nhân vật tôi chính là tác giả.
2. Cố hương là tác phẩm ?
A. Truyện ngắn
B. Hồi ký
3. Đọc đoạn văn sau : “Tôi nghĩ bụng : Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
(Lỗ Tấn, Cố hương).
Hãy cho biết, đoạn văn trên chủ yếu dùng phương thức nào ?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Lập luận (nghị luận)
4. Đây là năm sinh và mất của ai ? (1868 – 1936)
A. Lý Bạch
B. Đỗ Phủ
C. Lỗ Tấn
D. M. Go-rơ-ki.
5. Hãy điền tên nhân vật vào chỗ để trống sau :
“Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương 9 tác phẩm Thời thơ ấu. Dạo ấy, dưới thời Nga hoàng, …………………….. (tên thân mật của Mác-xim Go-rơ-ki) ở với ông bà ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Bên hàng xóm là nhà ông đại tá ………………………………. đã già, sống với người vợ kế và ba đứa con nhỏ mồ côi mẹ khoảng trên dưới mười tuổi, trạc tuổi với …………………………….”
II. Tự luận
1. Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau. Sau đó, sửa lại câu cho đúng.
a) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
b) Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
c) Về khuya, đường phố rất im lặng.
d) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
2. Kể tóm tắt cốt truyện đoạn trích Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 1.
Đáp án
I. Trắc nghiệm
Bài tập | Câu (ý) | Nội dung trả lời |
1 | 1 | Từ láy : nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh |
2 | D | |
3 | B | |
4 | C | |
5 | D | |
6 | A | |
7 | B | |
8 | A | |
9 | C | |
2 | 1 | A, B, C (Đúng) ; D, E (Sai) |
2 | A | |
3 | C | |
4 | D | |
5 | A-li-ô-sa ; ốp-xi-an-ni-cốp ; A-li-ô-sa |
II. Tự luận
1. Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau và sửa lại câu cho đúng.
a) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
b) Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
c) Về khuya, đường phố rất im lặng.
d) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
2. Kể tóm tắt cốt truyện đoạn trích Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 1.
Bài làm
1. a) Dùng thừa từ “đẹp” (“thắng cảnh” – nghĩa “cảnh đẹp“)
Sửa lại: Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh
b) Dùng sai từ “đẩy mạnh“, vì nghĩa từ này là thúc đẩy cho sự phát triển nhanh (Không hợp nghĩa khi đi kèm từ “qui mô”)
Sửa lại : Trong những năm gần đây, nhà trường đã mở rộng qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
c) Dùng sai từ “im lặng” (Từ này thường dùng nói về con người)
Sửa lại : Về khuya, đường phố rất yên tĩnh
d) Dùng sai từ “thành lập” vì nghĩa của từ này là lập nên, xây dựng nên một tổ chức nào đó. ( mà “quan hệ ngoại giao” không phải là một tổ chức đoàn thể)
Sửa lại : Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
2. Tóm tắt trích đoạn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc con gái mới được một tuổi. Bảy năm sau, ông có dịp về thăm nhà. Ông vui mừng muốn ôm ấp, vỗ về con, nhưng bé Thu không nhận cha, đối xử với ông lạnh lùng như người xa lạ, vì trên mặt ông Sáu có vết thẹo không giống với người cha trong ảnh chụp mà em đã biết. Sau đó nhờ bà ngoại giải thích, Thu mới hiểu. Trong phút chia tay, nỗi khát khao được gặp cha, tình yêu cha trong cô bé bùng dậy, hối hả, cuống quít. Tại khu căn cứ, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, nỗi nhớ đứa con gái yêu vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng con. Trong một trận càn, ông đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt xuôi tay, ông còn kịp trao cây lược ấy cho một người bạn. Cuối cùng chiếc lược đến được tay con gái thì cha con đã không bao giờ được hội ngộ nữa. Tác phẩm là bài ca đâu xót nhưng đẹp đẽ về tình cha con trong cuộc chiến tranh ái quốc.
Trường THPT Lương Tài số 2, Bắc Ninh tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025. Dưới đây là đề thi thử môn Toán có đáp án chi tiết.
Tham khảo đề thi tham khảo môn Công nghệ công nghiệp tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ GD, và hướng dẫn giải chi tiết dưới đây.
Dưới đây là đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Tin học và đáp án chính thức từ Bộ GD&ĐT.
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật năm 2025 và đáp án chi tiết được Bộ GD&ĐT công bố.