Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.
I. trắc nghiệm
1. Nối A với B sao cho tên tác phẩm phù hợp với tên nhân vật xuất hiện trong tác phẩm
A B
1. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) 1. cai Lệ
2. Bến quê (Nguyễn Minh Châu) 2. Binh Tư
3. Tắt đèn (Ngô Tất Tố) 3. Ông Sáu
4. Lão Hạc (Nam cao) 4. Tuấn
2. Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh châu là truyện ngắn thuộc giai đoạn nào?
3. Tác phẩm nào sau đây sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất ?
4. “Tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh biểu tượng” là nhận định về tác phẩm nào ?
5. Xác định năm sáng tác của các tác phẩm sau đây bằng cách nối A với B một cách hợp lí
A B
1. Tôi đi học (Thanh Tịnh) 1. 1939
2. Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng) 2. 1940
3. Tắt đèn (Ngô Tất Tố) 3. 1941
4. Lão Hạc (Nam Cao) 4. 1943
6. Nhà thơ Nguyễn Duy và nhà thơ Y Phương có điểm gì giống nhau ?
7. Hai bài thơ nào cùng có hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” ?
8. bài thơ nào dưới đây được viết theo thể thơ 5 chữ ?
9. Khoanh tròn vào thứ tự xuất hiện trước – sau của các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
10. Văn bản nhật dụng đề cập tới nội dung gì ?
11. Văn bản nhật dụng nào dưới đây sử dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm) ?
12. Khoanh tròn vào ý trả lời đúng trong các trường hợp sau :
13. Nghĩa của từ là :
14. Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút” (Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) là kiểu câu gì ?
15. Phương châm nào chỉ mối quan hệ giữa các cá nhân khi hội thoại ?
16. Thể loại nào sau đây thuộc kiểu văn bản nghị luận ?
II. tự luận
Phân tích đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán (Truyện Kiều- Nguyễn Du) để thấy được : “tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1- NXB Giáo dục).
Đáp án
I. Trắc nghiệm
Câu | Nội dung |
1 | 1A- 3B; 2A- 4B; 3A- 1B; 4A- 2B |
2 | D |
3 | D |
4 | C |
5 | 1A- 3B; 2A- 2B; 3A- 1B; 4A- 4B |
6 | A |
7 | A |
8 | B |
9 | C |
10 | D |
11 | A |
12 | A- đ; B- s; C- đ; D- s |
13 | D |
14 | B |
15 | D |
16 | C |
II. Tự luận
ý | Nội dung |
1. | Giới thiệu Nguyễn Du, Truyện Kiều, vị trí và nét đặc sắc của đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán. |
2. | Phân tích “tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại” trong 12 câu đầu (Thuý Kiều báo ân) |
a) | Thuý Kiều nói với Thúc Sinh về ơn nghĩa : trước nỗi hoảng sợ đến mức mất cả thần sắc (mặt như chàm đổ) của Thúc Sinh – một con người nhu nhược, Kiều động lòng trắc ẩn, nàng gợi lại ân nghĩa xưa, nhắc lại địa danh “Lâm tri”, xưng là “người cũ” một cách thân mật và coi đó là “nghĩa nặng nghìn non” |
b) | Hoàn cảnh và vị trí hiện tại không cho phép Kiều quá thân mật. Nàng cần trả ơn để trả mỗi người về vị trí của mình nên lời nói trở nên trang trọng : “sâm thương”, “chữ tòng”, “cố nhân”, “trăm”, “nghìn”, “tạ lòng”, “báo ân”,… đặc biệt từ “cố nhân” và điển tích “sâm thương”. Bằng cách này, Kiều đã giải quyết một cách thông minh, khéo léo một việc thật khó khăn mà vẫn giữ được tấm lòng biết ơn, trân trọng của mình đối với Thúc Sinh. |
c) | Nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều hết sức nôm na với những thành ngữ Việt quen thuộc (kẻ cắp bà già ; kiến bò miệng chén). Vết thương lòng Hoạn Thư gây ra cho nàng quá xót xa, nàng sẽ trừng phạt Hoạn Thư. Với Kiều lúc này, ân oán phân minh, rõ ràng. |
3. | Phân tích “tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại” trong 22 câu sau (Thuý Kiều báo oán) |
a) | Hành động, lời nói của Kiều lúc mới gặp Hoạn Thư biểu thị thái độ mỉa mai: “chào”, “thưa”, “tiểu thư”,… Giọng Kiều có phần đay nghiến, dằn hắt với nhịp thơ tách ra từng tiếng, từ ngữ lặp lại, nhấn mạnh: “dễ có”, “dễ dàng”, “mấy tay”, “mấy mặt”, “mấy gan”, “đời xưa”, “đời nay”, “càng cay nghiệt lắm/ càng oan trái nhiều” |
b) | Hoạn Thư là con người khôn ngoan, giảo hoạt, mặc dù “hồn lạc phách xiêu” song đã kịp trấn tĩnh để “liệu điều kêu ca”. Kiều nói đến “đàn bà”, Hoạn thư cũng đánh vào tâm lí “đàn bà” để gỡ tội. Từ tội nhân, Hoạn Thư đồng nhất mình cũng là nạn nhân. Hoạn Thư cho rằng mình không những không có tội mà còn có công. Cuối cùng, Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình và khen Kiều là người khoan dung, rộng lượng như trời biển. |
c) | Trước lời lẽ của Hoạn Thư, Kiều vừa mềm lòng vừa khó xử. Nàng răn đe Hoạn Thư và xử theo triết lí dân gian “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”. Kiều tha cho Hoạn Thư không chỉ vì Hoạn Thư có tài “bào chữa” mà còn vì Kiều là người độ lượng, vị tha và nhân hậu. |
4. | Đánh giá chung về: “tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại” và giá trị đoạn trích |
a) | Nguyễn Du là thiên tài nhiều mặt đặc biệt là tài xây dựng nhân vật, nắm bắt và khắc hoạ tính cách, tâm lí, tâm trạng con người. Tâm lí, tính cách, phẩm chất của Thuý Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư được thể hiện một cách tài tình qua ngôn ngữ đối thoại của đoạn trích. |
b) | Đoạn trích không chỉ ngợi ca tấm lòng nhân hậu, con người ơn nghĩa của Thuý Kiều mà còn phản ánh khát vọng, ước mơ công lí, chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du. Đoạn trích cho thấy cái tâm và cái tài ngời sáng của nhà nhân đạo lớn. |
Trường THPT Lương Tài số 2, Bắc Ninh tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025. Dưới đây là đề thi thử môn Toán có đáp án chi tiết.
Tham khảo đề thi tham khảo môn Công nghệ công nghiệp tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ GD, và hướng dẫn giải chi tiết dưới đây.
Dưới đây là đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Tin học và đáp án chính thức từ Bộ GD&ĐT.
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật năm 2025 và đáp án chi tiết được Bộ GD&ĐT công bố.