Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.
1. Kể tên 5 truyện ngắn Việt Nam từ sau năm 1945 được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và sắp xếp theo các thời kì lịch sử như sau :
Thời kì sáng tác |
Tên tác phẩm |
A. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp
B. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ C. Từ sau năm 1975 |
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………….. . .
. . . . . . . . . . . . . . . . ………….. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………….. . . . . . . . |
2. Tác phẩm nào có ngôi kể là nhân vật xưng “tôi” ?
A. Làng C. Bến quê
B. Chiếc lược ngà D. Lặng lẽ Sa Pa
3. Điền vào cột bên phải tên tác phẩm cho phù hợp với nội dung nêu ở cột bên trái.
Nội dung | Tên tác phẩm |
1. Tình yêu làng quê thắm thiết, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân dân.
2. Phẩm chất của những con người lao động mới bình dị, khiêm nhường mà cao cả, trong một không khí bàng bạc chất thơ. 3. Cuộc sống gian khổ, tâm hồn trong sáng, mộng mơ và tinh thần dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong những năm chống Mĩ. 4. Những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, niềm trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi với cuộc sống, quê hương. |
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . |
4. Hãy điền giai đoạn sáng tác vào chỗ trống cho hợp lí.
A. Đồng chí (Chính Hữu) (……………………….)
B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) (……………………..…..)
C. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) (…………………………………)
D. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) (………………………….)
5. Nối cột A với cột B sao cho hợp lí.
Cột A | Cột B | |
1. Đồng chí
2. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 3. Con cò 4. Nói với con 5. Viếng Lăng Bác |
a) Vận dụng sáng tạo và giọng điệu lời ru của ca dao.
b) Chi tiết, hình ảnh, ngôn từ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. c) Khai thác điệu ru ngọt ngào, trìu mến d) Giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp gợi cảm. e) Cách nói giầu hình ảnh vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý sâu xa. |
6. Hãy điền vào các dòng thơ tên tác giả và tác phẩm :
A. “Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
(. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
B. “Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa đo chí lớn”
(. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
C. “Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”
(. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
D. Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
(. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
7. Những văn bản sau đây văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng ?
A. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
B. Ôn dịch thuốc lá.
C. Nhớ rừng
D. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
E. Cổng trưởng mở ra.
G. Mẹ tôi
8. Văn bản nhật dụng chỉ mang tính cập nhật của nội dung mà thôi. Đúng hay sai ?
A. Đúng hay B. Sai
9. Các văn bản nhật dụng được học trong chương trình THCS đề cập tới nội dung nào ?
A. Quyền sống của con người
B. Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
C. Văn hoá
D. Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
E. Tất cả các ý trên
10. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước tên văn bản nhật dụng có nội dung đề cập đến vấn đề về môi trường.
11. Trong những văn bản sau, văn bản nào viết về vẻ đẹp của sinh hoạt văn hoá dân tộc ?
12. Văn bản nhật dụng nào sau đây được viết bằng phương thức tự sự ?
13. Văn bản nhật dụng nào sau đây được viết trong phương thức nghị luận ?
14. Điền vào chỗ trống tên thành phần biệt lập trong câu sao cho chính xác.
(Bến Quê – Nguyễn Minh Châu)
(Bến quê)
- Dạ, con cũng thấy như hôm qua (………………………..)
(Bến quê)
Hay là thế này nhé – Nhĩ vẫn không hề thay đổi ý kiến – Con cầm đi mấy đồng bạc xem bên ấy có hàng quán gì người ta bán bánh trái gì con mua cho bố (………………………)
(Bến quê)
15. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng ?
Chỉ ra biện pháp liên kết câu đúng trong đoạn văn sau :
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi
(Những ngôi sao xa xôi)
16. Cho tình huống sau :
Tuấn hỏi Nam :
- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không ?
Nam bảo:
- Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
Hàm ý của người nói là gì ?
17. Khi báo ân cho Thúc Sinh, Thúy Kiều có nhắc tới Hoạn Thư :
“Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”
Lời nói của Thuý Kiều hàm chứa ý gì ?
A. Thúy Kiều muốn nói với Thúc Sinh rằng tất cả những đau khổ, bất hạnh mà nàng phải nếm trải khi lấy Thúc Sinh đều do Hoạn Thư gây ra.
B. Nàng quyết tâm trừng trị Hoạn Thư để báo thù cho hả giận.
C. Cả 2 ý trên.
18. Xem xét những câu sau đây, câu nào không phải là câu ghép.
A. Nhưng nghệ sĩ không những không ghi lại cái đã có rồi mà muốn nói một điều gì mới mẻ.
(Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của Văn Nghệ)
B. Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
(Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của Văn Nghệ)
C. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt vì cảnh trước mặt bỗng nhiên hiện lên đẹp một cách kỳ lạ.
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
D. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
19. Câu nói của bé Thu: “Ba ! không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con” có mục đích nói (thực hiện hành động nói) gì ?
A. Trình bày B. Điều khiển
C. Hứa hẹn D. Bộc lộ cảm xúc
20. Câu thơ “Đêm thở : Sao lùa nước Hạ Long” (Huy Cận) sử dụng phép tu từ gì ?
A. So sánh C. ẩn Dụ
B. Nhân hoá D. Nói quá
21. Từ “đoàn thuyền” trong hai câu thơ :“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” và “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” (Huy Cận)
Được chuyển nghĩa theo phương thức nào ?
22. Câu thơ :
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ra tự buổi nào
(Huy Cận)
Thuộc kiểu câu gì ?
A. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán
B. Câu cầu khiến D. Câu trần thuật
23. Từ “Xuân” trong trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
A. Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
B. Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
(Hồ Chí Minh)
24. Câu nghi vấn :
Rằng mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường
(Truyện Kiều)
Dùng để làm gì ?
A. Dùng để hỏi C. Dùng để phủ định
B. Dùng để đe doạ D. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
II. tự luận
1. Trong cảnh báo ân, báo oán ở truyện Kiều, Thúy Kiều đã nói với Thúc Sinh như sau :
Nàng rằng : Nghĩa trọng tình non
Lâm tri người cũ, chàng còn nhớ không ?
Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân
a) “Người cũ” và “cố nhân” có phải là những từ đồng nghĩa không ?
b) Có thể đổi chỗ hai từ này trong đoạn thơ trên được không ? Tại sao ?
2. Cảm nhận và suy ngẫm của em về đoạn thơ sau :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
đáp án
Câu | Nội dung |
1 | A. Làng (Kim Lân) |
B. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) ; Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) ; Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). | |
C. Bến quê (Nguyễn Minh Châu) | |
2 | Khoanh tròn vào B |
3 | Điền tên tác phẩm
1. Làng (Kim Lân) 2. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) 3. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) 4. Bến quê (Nguyễn Minh Châu). |
4 | Điền các giai đoạn như sau :
A. 1945 – 1954 B. 1964 – 1975 C. Từ sau năm 1975 D. 1954 – 1964 |
5 | Nối :1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – e, 5 – d. |
6 | Điền vào bên dưới các dòng thơ tên tác giả, tác phẩm.
A. Sang thu – Hữu Thỉnh B. Nói với con – Y Phương C. Con cò – Chế Lan Viên D. Viếng Lăng Bác – Viễn Phương |
7 | Khoanh tròn vào C |
8 | Khoanh tròn vào A |
9 | Khoanh tròn vào E |
10 | Khoanh tròn vào A |
11 | Khoanh tròn vào B |
12 | Khoanh tròn vào B |
13 | Khoanh tròn vào B |
14 | Điền vào chỗ trống
A. Hỏi đáp B. Phụ chú C. Hỏi đáp D. Tình thái và chú thích |
15 | Khoanh tròn vào A |
16 | Khoanh tròn vào A |
17 | Khoanh tròn vào C |
18 | Khoanh tròn vào A, B |
19 | Khoanh tròn vào B, D |
20 | Khoanh tròn vào B |
21 | Khoanh tròn vào C |
22 | Khoanh tròn vào D |
23 | Khoanh tròn vào B |
24 | Khoanh tròn vào A |
1. a) “Người cũ” và “cố nhân” là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn vì sắc thái ý nghĩa, tình cảm, trường liên tưởng của hai từ ấy không giống nhau. Thường khi có từ Hán Việt đồng nghĩa với một từ thuần việt nào đó thì sắc thái biểu cảm khác nhau ; từ Hán Việt có tính chất trang trọng, kiểu cách hơn hơn, nghi thức, nghiêm túc hơn, khả năng trừu tượng cao hơn, do vậy cũng gây ấn tượng xa vời, lạnh lùng hơn, trong khi từ thuần Việt cùng nghĩa bình dị hơn, nôm na, xuề xoà hơn nên cũng gợi ấn tượng thân tình, gần gũi, ấm áp hơn.
b) Không thể đổi chỗ từ “người cũ” và “cố nhân” trong đoạn thơ vì :
- Hai từ chỉ hai ngôi thích hợp, “người cũ” chỉ Kiều (tự xưng) còn “cố nhân” là từ Kiều gọi Thúc Sinh trong giao tiếp, người xưa thường nói khiêm nhường và đề cao người nghe dù người nghe ở vai dưới hay vai trên đối với mình. “Người cũ” nôm na, bình dị, “cố nhân” trịnh trọng, kiểu cách hơn.
- Hai từ ở những vị trí thích hợp cho diễn biến tình cảm và thái độ của Kiều.
Thúc Sinh là người đầu tiên đã cứu vớt Thuý Kiều ra khỏi dòng đời ô nhục lầu xanh và sống với Thuý Kiều trong tình nghĩa vợ chồng, dù sau đó Thúc Sinh không cưu mang nổi Thúy Kiều. Sau mấy năm xa cách, Kiều đang sống với Từ Hải, nhưng phút gặp lại, Kiều vẫn không khỏi xúc động.
“Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không ?”
“Người cũ” gợi ấn tượng thân tình, ấm áp phù hợp với trạng thái xúc cảm và tâm lý (dường như Kiều kéo Thúc Sinh lại gần hơn trong cách nói).
Nhưng rồi Kiều lại trở về với ngay thực tại, nàng mời Thúc Sinh về để tạ ơn (với ân nhân) chứ không phải để nhắc lại tình xưa nghĩa cũ (với người chồng). Trở về với thực tại, lí trí chế ngự, Kiều trách móc nhẹ nhàng (và như đẩy Thúc Sinh ra xa hơn) với một loạt từ Hán Việt, lối nói nghiêm trang.
“Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân”
Thúc Sinh thành “cố nhân”. Từ này trang trọng kiểu cách nên thành xa vời quá, gợi hình ảnh chỉ hoàn toàn thuộc về những gì đã qua đi lâu rồi. Kiểu cách trang trọng thế mới có thể nói đến chuyện “tạ lòng”, “báo ơn” được.
2. a) Yêu cầu về nội dung và nghệ thuật
+ Tập trung thể hiện, làm nổi bật nguyện ước muốn cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân của dân tộc.
+ Đó là sự khiêm nhường, lặng lẽ, hiến dâng.
+ Chú ý : biện pháp nghệ thuật tu từ : điệp ngữ, hoán dụ, khai thác phân tích ý nghĩa “dâng”; đại từ “ta” nhịp điệu thiết tha, sâu lắng.
b) Yêu cầu về hình thức
+ Bài viết có bố cục mạch lạc, rõ ràng gồm 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
+ Lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
+ Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Trường THPT Lương Tài số 2, Bắc Ninh tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025. Dưới đây là đề thi thử môn Toán có đáp án chi tiết.
Tham khảo đề thi tham khảo môn Công nghệ công nghiệp tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ GD, và hướng dẫn giải chi tiết dưới đây.
Dưới đây là đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Tin học và đáp án chính thức từ Bộ GD&ĐT.
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật năm 2025 và đáp án chi tiết được Bộ GD&ĐT công bố.