Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.
I. trắc nghiệm
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt truớc câu trả lời đúng. Nhận định nào sau đây đúng và đầy đủ nhất về Nguyễn Du :
A. Nguyễn Du là một thiên tài văn học.
B. Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
C. Nguyễn Du là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
D. Gồm cả A, B, C.
2. Nhận xét nào về giá trị Truyện Kiều là đúng nhất ?
A. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
B. Nguyễn Du đã mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện để sáng tác Truyện Kiều.
C. Tuy dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện nhưng chính sự sáng tạo thiên tài của Nguyễn Du đã làm nên giá trị lớn lao của Truyện Kiều.
D. Dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du đã sáng tạo nên Truyện Kiều.
3. Nhận định nào sau đây chính xác về Truyện Kiều (Nguyễn Du) ?
A. Truyện Kiều là một truyện Nôm bình dân.
B. Truyện Kiều là một truyện Nôm bác học.
C. Truyện Kiều không thuộc thể loại tự sự mà thuộc thể loại trữ tình.
4. Giá trị nhân đạo cao cả của Truyện Kiều (Nguyễn Du) thể hiện ở những nội dung cơ bản nào ?
A. Toát lên niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đồng thời lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.
B. Trân trọng đề cao vẻ đẹp của con người từ hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính.
C. Phản ánh sâu sắc thực hiện xã hội đương thời.
D. Gồm A và B.
5. Hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận xét về truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu).
A. Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm bác học.
B. Cuộc đời và phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên có những điểm giống với cuộc đời và phẩm chất của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
C. Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm tự truyện.
D. Truyện viết nhằm phản ánh bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến ở thế kỉ 18.
E. Qua tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu muốn truyền dạy đạo lí làm người.
6. Tìm phẩm chất chung giữa Vũ Nương, Thuý Kiều và Kiều Nguyệt Nga .
A. Tài sắc vẹn toàn.
B. Chung thuỷ sắt son.
C. Kiên trinh tiết liệt
D. Nhân hậu bao dung.
7. Sắp xếp đúng thể loại các tác phẩm sau :
Tên tác phẩm (đoạn trích) | Tên thể loại |
- Quang Trung đại phá quân Thanh
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Cảnh ngày xuân - Lục Vân Tiên gặp nạn - Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích - Chuyện người con gái Nam Xương |
- Truyện truyền kỳ
- Truyện cổ tích - Tuỳ bút - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi - Truyện Nôm khuyết danh - Truyện Nôm |
8. Chủ đề của truyện ngắn Làng thể hiện ở những câu nào sau đây (khoanh tròn nhận xét chính xác nhất).
A. Cuộc sống tối tăm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám
B. Tình yêu quê hương đất nước, tấm lòng chung thủy với kháng chiến với cách mạng của người nông dân Việt Nam
C. Là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân Việt Nam sau cách mạng.
9. Nhận xét nào chính xác nhất về tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao.
A. Là truyện ngắn đầu tay của Nam Cao.
B. Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám.
C. Là truyện ngắn xuất sắc nhất viết về người nông dân.
10. Hãy điền những thông tin còn thiếu vào bảng sau :
TT | Tác phẩm | Nhân vật chính | Ngôi kể |
Làng | |||
Lặng lẽ Sa Pa | |||
Chiếc lược ngà | |||
Bến quê | |||
Những ngôi sao xa xôi |
11. Trong số các truyện sau, truyện nào tạo được tình huống truyện đặc sắc ? (khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời mà em chọn).
A. Những ngôi sao xa xôi B. Lặng lẽ Sa Pa
C. Bến quê D. Làng
E. Chiếc lược ngà
12. Vì sao hình ảnh “Bếp lửa” lại trở thành kì diệu, thiêng liêng đối với nhà thơ Bằng Việt.
A. Gắn với hình ảnh người Bà cũng rất kì diệu, thiêng liêng.
B. Gắn với kí ức tuổi thơ kì diệu
C. Gắn với những năm tháng gian khổ mà vui thời kháng chiến chống Pháp.
D. Tổng hợp cả 3 ý trên.
13. Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh nào ?
A. Khi giặc đốt làng B. Khi nhà thơ đi bộ đội
C. Khi đi sơ tán D. Khi đang học ở nước ngoài.
14. Giải thích cái “giật mình” khi nhân vật trữ tình trong ánh trăng (Nguyễn Duy) nhìn thấy “vầng trăng im phăng phắc”.
A. Ân hận, tự trách mình đã sớm quên quá khứ. Những ngày gian nan mà hào hứng thời đánh Mĩ.
B. Tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hi sinh cho những ngày hoà bình, hạnh phúc hôm nay.
C. Lương tâm thức tỉnh, giày vò bản thân có đèn quên trăng có mới nới cũ.
D. Tổng hợp những ý trên.
15. Vì sao Nguyễn Khoa Điềm đặt tên cho bài thơ của mình là “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ?
A. Đó là những lời mẹ ru con
B. Đó là những lời ru của tác giả.
C. Đó là hai lời ru nối tiếp nhau: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ ru con.
D. Cả ba ý trên
16. Em hiểu “Giọt long lanh” trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải như thế nào ?
A. Là giọt mưa xuân
B. Là giọt sương sớm
C. Là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện
D. Tưởng tượng của nhà thơ
17. Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Đọc khổ thơ trên và thực hiện các yêu cầu
a) Theo em tình cảm yêu mến cuộc sống thiết tha của tác giả thể hiện tập trung nhất ở câu thơ nào ?
A. Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
B. Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
C. Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
b) Hãy tìm trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều – SGK Ngữ văn 9 tập 1) những câu thơ tả cảnh mùa xuân và chép vào chỗ trống.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
c) Hai nhà thơ Thanh Hải và Nguyễn Du gặp nhau ở điểm nào khi tả cảnh mùa ?
A. Đều tả không gian cao rộng, sắc màu tươi sáng của mùa xuân.
B. Đều tả âm thành rộn rã, xôn xao của của mùa xuân.
C. Đều tả hương vị của thiên nhiên mùa xuân.
d) Tuy nhiên hai nhà thơ Thanh Hải và Nguyễn Du khác nhau ở điểm nào khi tả mùa xuân ?
A. Thanh Hải tả thực còn Nguyễn Du theo bút pháp ước lệ.
B. Thanh Hải bộc lộ cảm xúc trực tiếp còn Nguyễn Du tả cảnh vật một cách khách quan.
C. Hai nhà thơ khác nhau ở cả hai điểm trên.
18. Nhận định nào sau đây đúng với bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh.
A. Bài thơ là một bức tranh mùa thu đẹp, trầm mặc, u hoài
B. Bài thơ là một bức tranh mùa thu đẹp với vẻ đẹp đài các, tĩnh lặng, u buồn.
C. Bài thơ là bức tranh thu ở làng quê Việt Nam trong sáng, tĩnh lặng.
D. Bài thơ là một bức tranh sang thu đẹp, sống động, đầy ắp hơi thở của sự sống.
19. Nhận định nào sau đây sai không phù hợp giữa tác giả và tác phẩm (khoanh tròn chữ cái mà em chọn).
TT | Tên bài thơ | Tên tác giả |
A | Bếp lửa | Bằng Việt |
B | Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ | Tố Hữu |
D | Sang thu | Viễn Phương |
C | Con cò | Chế Lan Viên |
E | Mùa xuân nho nhỏ | Ta go |
H | Mây và sóng | Hữu Thỉnh |
20. Trong các dòng sau, dòng nào chỉ ghi tên các văn bản nhật dụng
A. Động Phong Nha, Cô tô, Vượt thác
B. Mẹ tôi, Khúc hát những em bé lớn trên lưng mẹ
C. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Cổng trường mở ra, Ôn dịch thuốc lá.
D. Phong cách Hồ Chí Minh, Bàn về đọc sách, Đi bộ ngao du
21. Trong bài “Bàn về đọc sách” Chu Quang Tiềm đã khẳng định phương pháp đọc sách nào có hiệu quả ?
A. Phải biết chọn sách mà đọc.
B. Đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng
C. Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức và đọc sách chuyên môn.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
22. Văn bản nào đề cập đến vấn đề chống chiến tranh ?
A. Phong cách Hồ Chí Minh
B. Bàn về đọc sách
C. Đi bộ ngao du
D. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
23. Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” có sự kết hợp chặt chẽ của phương thức biểu đạt nào ?
A. Lập luận và thuyết minh
B. Thuyết minh và tự sự
C. Tự sự và biểu cảm
D. Thuyết minh và biểu cảm
24. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt (khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng).
A. Thanh minh C. Giai nhân
B. Tảo mộ D. Ngựa xe.
25. Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Từ “Xuân” trong câu thơ trên được dùng theo nghĩa nào ?
a) Nghĩa chuyển
b) Nghiã gốc
c) Cả hai nghĩa
26. Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai
Từ “Bóng hồng” trong câu thơ trên được sử dụng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ ?
A. ẩn dụ B. Hoán dụ
27. Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Khổ thơ trên Hữu Thỉnh đã sử dụng biện pháp tu từ nào để diễn tả sự chuyển mùa của cảnh vật thiên nhiên từ hạ sang thu :
A. Điệp ngữ B. Nói qúa
C. So sánh D. ẩn dụ, nhân hoá
28. Hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở trước câu trả lời đúng.
Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
(Đoàn Thị Điểm dịch)
Cụm từ “ngàn dâu” in nghiêng được đặt ở đầu câu thơ thứ ba trong đoạn thơ trên có tác dụng gì ?
A. Liên kết với câu trước chặt chẽ hơn
B. Mở ra một ý thơ mới
C. Nhấn mạnh thêm cho đối tượng được miêu tả ở câu trước (bãi dâu mênh mông).
D. Cả A, B, C.
29. Trong giao tiếp cần làm gì để đúng với phương châm hội thoại ?
A. Nói đúng đề tài giao tiếp
B. Nói rõ ràng ngắn gọn
C. Nói tế nhị, lịch sự và tôn trọng người khác.
D. Tất cả các phương án trên.
30. “Hỏi tên rằng : Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng : huyện Lâm Thanh cũng gần”
Lời nói của Mã Giám Sinh đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm lịch sự
C. Phương châm về chất
D. Phương châm cách thức.
31. Trong những đề bài sau đề bài nào không phải là đề văn nghị luận ?
A. Kể một câu chuyện về tình bạn.
B. Hãy làm rõ nhận xét: Ca dao là tiếng nói về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình.
C. Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm ứng xử.
D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ này.
32. Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật thuộc loại văn bản nào ?
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Thuyết minh D. Biểu cảm
II. tự luận
1. Cảm nhận của em về hai câu thơ :
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
(Chế Lan Viên – Con Cò – Ngữ văn 9 tập II)
2. “Sang thu – Khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí”
(Sang Thu – Hữu Thỉnh – Ngữ văn 9 tập II)
Đáp án
I. trắc nghiệm
Câu 1: Chọn D
Câu 2: Chọn C
Câu 3: Chọn B
Câu 4: Chọn D
Câu 5: Chọn A (Đ) B (Đ)
C (S) D (S) E (Đ)
Câu 6: Chọn A, D
Câu 7:
Tên tác phẩm |
Tên thể loại |
Quang Trung đại phá quân Thanh Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Cảnh ngày xuân Lục Vân Tiên gặp nạn Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích Chuyện người con gái Nam Xương |
Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
Tuỳ bút Truyện nôm Truyện nôm Truyện nôm Truyện thần kì |
Câu 8: Chọn B
Câu 9: Chọn B
Câu 10:
Tên tác phẩm | Nhân vật chính | Ngôi kể |
Làng
Lặng lẽ Sa Pa Chiếc lược ngà Bến quê Những ngôi sao xa xôi |
Ông Hai
Anh thanh niên Bé Thu, ông Sáu Nhĩ Phương Định |
Ngôi thứ ba
Ngôi thứ ba Ngôi thứ nhất Ngôi thứ ba Ngôi thứ nhất |
Câu 11: Chọn C, D, E
Câu 12: Chọn D
Câu 13: Chọn D
Câu 14: Chọn D
Câu 15: Chọn C
Câu 16: Chọn D
Câu 17: a) Chọn C
b) Chép lại 4 câu :
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
c) Chọn A
d) Chọn C
Câu 18: Chọn D
Câu 19: Chọn B, D, E, H
Câu 20: Chọn C
Câu 21: Chọn D
Câu 22: Chọn D
Câu 23: Chọn D
Câu 24: Chọn D
Câu 25: Chọn A
Câu 26: Chọn A
Câu 27: Chọn D
Câu 28: Chọn D
Câu 29: Chọn D
Câu 30: Chọn B
Câu 31: Chọn E
Câu 32: Chọn A
Câu 33: Chọn C
II. tự luận
Câu 1
1. Đảm bảo văn bản ngắn ( hoặc đoạn văn) có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, giàu cảm xúc.
2. Nêu được một sốúy cơ bản sau :
a) Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò (0,5 đ)
b) Hai câu thơ là lời của mẹ nói với con – con cò (2,0 đ)
+ Trong suy nghĩ và quan niệm của mẹ, dưới cái nhìn của mẹ, con dù lớn, dù khôn, dù trưởng thành, nhiều tuổi đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa… thì con vẫn là con của mẹ: Con vẫn rất đáng yêu, đáng thương vẫn luôn cần sự động viên che chở, vẫn là niềm tin niềm tự hào, hy vọng của mẹ.
+ Dù có phải cách xa con, xa rất lâu thậm chí suốt cuộc đời nhưng không lúc nào lòng mẹ không ở bên con…
c) Ngợi ca tình cảm đằm thắm, vô biên nhưng vô cùng cao cả thiêng liêng của người mẹ.
Câu 2
1. Về hình thức
a) Đảm bảo là một văn bản bài văn, diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả ngữ pháp thông thường.
b) Bài làm đã làm sáng tỏ nét cơ bản của nhận định về bài thơ : Là khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng mà thầm thì triết lí.
2. Đảm bảo nội dung có các ý cơ bản sau :
a) Giới thiệu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh và cảm hứng chủ đạo :Cảm nhận tinh tế và khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc Việt Nam.
b) Cảm nhận tinh tế và phân tích cái hay, cái đẹp, cái nhẹ nhàng, thơ mộng qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh cùng ý nghĩa triết lý của khổ thơ cuối trong bài thơ.
+ Mở đầu bài thơ ta nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng rõ rệt của thời tiết và thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa bằng đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm : hương ổi, gió se, sương, sông, chim, mây… Đó là hồn thiên nhiên từ hạ sang thu.
+ Hình ảnh giao mùa thể hiện duyên dáng và thần tình ở câu thơ :
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Cái dềnh dàng, cái chùng chình của sương, của sông, cái nhè nhẹ của gió, thoang thoảng của hương được kết đọng trong cái “vắt nửa mình” ngập ngừng của đám mây trên bầu trời giao mùa …
+ Hai câu thơ cuối “Sấm cũng bớt bất ngờ…” là quan sát, cảm nhận và suy nghĩ, liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn con người. Thể hiện tính triết lí : Sấm mùa hạ ít đi khi sang thu. Bởi vậy hàng cây không còn mấy khi bị giật mình, đột ngột… Qua câu thơ Hữu Thỉnh muốn gửi gắm suy nghĩ của mình – Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
Trường THPT Lương Tài số 2, Bắc Ninh tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025. Dưới đây là đề thi thử môn Toán có đáp án chi tiết.
Tham khảo đề thi tham khảo môn Công nghệ công nghiệp tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ GD, và hướng dẫn giải chi tiết dưới đây.
Dưới đây là đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Tin học và đáp án chính thức từ Bộ GD&ĐT.
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật năm 2025 và đáp án chi tiết được Bộ GD&ĐT công bố.