Năm 2021, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức làm 2 đợt thi, phương án xét tuyển đại học sẽ được quy định như thế nào là điều mà các thí sinh đang quan tâm.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ (GD&ĐT) trao đổi với Báo Giáo dục & Thời đại xung quanh vấn đề này.
* Hiện, một số địa phương như TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang…, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều khu vực bị cách ly phong toả, số lượng học sinh là F1, F2 dự kiến sẽ tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 khá cao. Điều này liệu có ảnh hưởng đến công tác xét tuyển sinh ĐH, CĐ không, thưa PGS?
- PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Năm 2021, công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, năm 2020 trong bối cảnh dịch bệnh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thành công hai đợt thi tốt nghiệp THPT và sau đó là xét tuyển sinh đại học (sử dụng kết quả thi THPT) trong một đợt thống nhất.
Với kinh nghiệm tổ chức xét tuyển trong mùa dịch, cộng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục đa dạng hoá và kết hợp các phương thức xét tuyển nên đã giúp giảm bớt nhiều áp lực và khó khăn trong công tác tuyển sinh năm nay.
Theo số liệu chúng tôi có được, chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 55%, chỉ tiêu xét tuyển bằng các hình thức khác chiếm khoảng 45%.
* Vậy Bộ GD&ĐT sẽ có phương án gì để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh diện F1, F2 hoặc thí sinh đang bị cách ly, phong tỏa phải tham gia thi tốt nghiệp THPT đợt 2?
- PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Tiếp nối kinh nghiệm từ năm trước, đối với kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, Vụ Giáo dục đại học đã đề xuất và tham mưu với lãnh đạo Bộ triển khai phương án xét tuyển sinh bằng kết quả thi THPT trong một lần, sau hai đợt thi. Trong một vài ngày tới, Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn gửi các truờng.
Cụ thể, sẽ tổ chức xét tuyển, tuyển sinh đại học sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT cả 2 đợt đã hoàn thành (áp dụng đối với cơ sở đào tạo và thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển). Như vậy, các em thi đợt 1 và 2 có cơ hội xét tuyển ngang nhau, đảm bảo quyền lợi và sự công bằng đối với thí sinh.
Trong trường hợp này, các cơ sở đào tạo cũng không cần tính toán các phương án để dành lại chỉ tiêu xét tuyển đợt 2, cũng giống như đã thực hiện năm 2020.
* Với diễn biến dịch Covid-19 như hiện nay, Bộ GD&ĐT có tính đến phương án tuyển sinh nếu khoảng cách giữa 2 đợt thi tốt nghệp THPT quá xa?
- PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn khiến cho khoảng cách giữa đợt 2 thi THPT quá xa, Bộ GD&ĐT sẽ có các chỉ đạo và hướng dẫn tiếp theo trong công tác tuyển sinh. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo quyền lợi của thí sinh, an toàn phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn không ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh ĐH, CĐ.
Quan điểm của Bộ GD&ĐT là, nhất quán trong chủ trương xét tuyển chung, đảm bảo công bằng quyền lợi cho thí sinh trong cả 2 đợt thi.
Theo GDTĐ
Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 22/11 nhiều điểm mới về xét tuyển sớm gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ các trường Đại học.
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.