Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội năm 2023 dự kiến tăngĐại diện trường Đại học Y Hà Nội dự báo điểm chuẩn năm 2023 của trường sẽ tăng nhẹ so với năm ngoái. PGS.TS Lê Đình Tùng, Phòng Quản lý Đào tạo Đại học Y Hà Nội đưa ra một số dự báo sơ bộ trên cơ sở phân tích phổ điểm B00 (Toán, Hóa, Sinh) - tổ hợp ba môn mà Đại học Y Hà Nội sử dụng để xét tuyển. Theo đó, điểm trung bình tổ hợp B00 năm nay tăng 1,21 so với năm ngoái, lên mức 19,4. Môn Sinh trong tổ hợp này có biến động mạnh nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT, tăng 1,37 điểm để lên mức 6,39. Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 21/7 cũng công bố điểm sàn xét tuyển ngành Y khoa và Răng - Hàm - Mặt là 22,5, cao hơn ba năm qua 0,5 điểm. Hai ngành Y học cổ truyền và Dược học có điểm sàn thấp hơn một chút, ở mức 21. Các ngành khác thuộc nhóm ngành sức khỏe có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 19 điểm, gồm Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học và Kỹ thuật phục hồi chức năng. Ông Tùng cho biết dựa vào mức sàn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, Đại học Y Hà Nội dự kiến điểm sàn ngành Y khoa và Răng - Hàm - Mặt tối thiểu là 23, các ngành còn lại bằng mức Bộ đưa ra. Về điểm chuẩn, ông Tùng nhận định ngành Y khoa của trường sẽ lấy ít nhất bằng năm ngoái, tức 28,15, hoặc có thể tăng nhẹ một chút. Điểm chuẩn các ngành lấy dưới 26 năm ngoái và các ngành đào tạo tại phân hiệu Thanh Hóa có thể cao hơn năm trước 0,5-1,25. Ông Tùng nhấn mạnh dự báo trên chủ yếu dựa vào phổ điểm. Thực tế, điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác, trong đó có học phí. >> XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CÁC NĂM TẠI ĐÂY Với ngành Y khoa, học phí Đại học Y Hà Nội năm nay tăng hơn ba lần so với năm ngoái, lên mức 55,2 triệu đồng, trong khi Răng - Hàm - Mặt và Y khoa tại phân hiệu Thanh Hóa thu mức bằng một nửa. Điều này có thể ảnh hưởng đến lựa chọn nguyện vọng của thí sinh, từ đó tác động đến điểm chuẩn. Dự báo thời điểm này cũng chưa có cơ sở đầy đủ do ngày 15/8, thí sinh được xét tuyển thẳng mới xác nhận nhập học. Thời điểm đó, nhà trường mới xem xét được số lượng chỉ tiêu chính thức xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Hiện, Đại học Y Hà Nội đã công bố danh sách 129 thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển thẳng, trong đó 106 em trúng tuyển ngành Y khoa. Năm nay, Đại học Y Hà Nội tăng 200 chỉ tiêu so với năm ngoái, nâng tổng số sinh viên tuyển lên 1.370. Trường giữ ổn định hai phương thức gồm xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh hoặc Pháp với điểm thi. Ngoài ra, trường tuyển thẳng thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2022, điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội theo kết quả thi tốt nghiệp từ 19 đến 28,15, cao nhất với ngành Y khoa, thấp nhất là ngành Điều dưỡng tại phân hiệu Thanh Hóa. Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng đến 17h ngày 30/7. Điểm chuẩn đại học sẽ được công bố trước 17h ngày 22/8. Để tham khảo, điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh có thể truy cập TẠI ĐÂY để tìm ngành, trường năm ngoái lấy điểm đầu vào gần bằng mức điểm mà mình đã đạt được ở các tổ hợp xét tuyển. Theo Báo Vnexpress
Xem thêm tại đây:
Trường Đại học Y Hà Nội
Điểm chuẩn đại học 2024
Thi đại học và thi tốt nghiệp THPT 2023
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Tết âm lịch 2026 vào ngày mấy dương lịch, tết nguyên đán 2025 vào thứ mấy, năm 2026 là năm con gì, tết 2026 vào tháng 1 hay tháng 2 dương lịch, còn bao nhiêu ngày nữa là tết? Tất cả các thắc mắc về tết 2026 được Tuyensinh247 giải đáp dưới đây.
Thêm một trường Đại học lớn công bố phương thức tuyển sinh năm 2025. Theo đó, trường tăng 3 phương thức so với năm trước đồng thời cũng tăng chỉ tiêu một số ngành học, có ngành tăng 30% chỉ tiêu.
Ngày 12/10, GS.TS Nguyễn Hoàng Việt, Phó hiệu trưởng trường Đại học Thương Mại cho biết sẽ mở thêm 7 chương trình đào tạo mới trong năm 2025 về kiểm toán, marketing, luật, ngôn ngữ Trung,...
Ngày 11.10, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo một số giải pháp đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học ở Việt Nam. Tham dự có Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cùng đại diện các phòng GD-ĐT, trường học trên địa bàn thành phố.