Điểm chuẩn xét tuyển đợt bổ sung có thấp hơn đợt 1 không?

Sau khi công bố điểm chuẩn đợt 1, các trường Đại học còn thiếu chỉ tiêu sẽ tiếp tục xét tuyển các đợt tiếp theo. Vậy điểm chuẩn các đợt xét tuyển bổ sung có thấp hơn đợt 1 không?

Ngày 5/10, tất cả các trường đại học đã công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Thí sinh trúng tuyển sẽ phải xác nhận nhập học trước 17h00 ngày 10/10 (theo dấu bưu điện).

Sau khi hoàn tất việc xét tuyển đợt 1, từ ngày 10/10, nếu trường tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu đã công bố ban đầu thì có thể xét tuyển bổ sung các đợt tiếp theo. Xét tuyển đợt tiếp theo có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và triển khai đến hết năm 2020. Sau đó, trường sẽ phải báo cáo về Bộ GD-ĐT trước ngày 28/2/2021.

Để xét tuyển bổ sung, Bộ GD-ĐT cho biết, các trường phải công bố chỉ tiêu, mức điểm nhận hồ sơ, thời gian nhận hồ sơ, thời gian xét tuyển,… và công bố kết quả trên trang thông tin điện tử của trường hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng để thí sinh nắm được.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT lưu ý, các trường xét tuyển bổ sung phải đảm bảo điểm chuẩn các đợt sau không được thấp hơn đợt 1 và xét tuyển theo quy trình như đợt 1 nhằm đảm bảo quyền lợi của thí sinh và sự công bằng trong tuyển sinh.

Theo đó, kết thúc mỗi đợt xét tuyển, trường phải công bố công khai điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển và cập nhật danh sách xác nhận nhập học lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh không trúng tuyển hoặc đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào trường nào có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung vào nhiều trường, nhiều ngành và nhiều đợt khác nhau.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện tại có hơn 46% đơn vị chưa tuyển đủ chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, còn nhiều trường, ngành xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển khác cũng chưa tuyển đủ chỉ tiêu.

Cùng với đó, Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường nói chung, đặc biệt là các trường thuộc tốp đầu, nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu thì nên tuyển bổ sung các đợt sau. Việc làm này tạo điều kiện cho các em thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT tốt nhưng chưa đỗ theo kết quả xét tuyển đợt 1.

Đối với các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình tuyển sinh, theo tinh thần tự chủ đại học, các trường chịu trách nhiệm giải trình với xã hội và các bên liên quan (không chỉ về công tác tuyển sinh, mà về tất cả các hoạt động của nhà trường). Với các vấn đề ở từng lĩnh vực cụ thể, Bộ GD-ĐT sẽ có phương hướng, biện pháp xử lý theo các quy định hiện hành tương ứng với lĩnh vực đó.

Theo TTHN

  • Cẩm nang thi đánh giá tư duy 2025

    Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.

  • Một trường ĐH lớn công bố tổ hợp xét tuyển chi tiết từng ngành 2025

    Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.

  • Thời gian mở đăng ký thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025

    Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.

  • Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy - TSA 2025

    Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau: