Điểm sàn 2013: Chỉ có một?

Khi đưa ra dự thảo 2 mức điểm sàn trên và dưới, Bộ GD-ĐT đã bị dư luận chỉ trích vì cho rằng như vậy không hợp lý, đầu vào đại học quá thấp… và đề nghị chỉ có một mức điểm sàn áp dụng cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Việc Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo 2 mức điểm sàn để lấy ý kiến góp ý cho mùa tuyển sinh 2013 cũng có cái cớ. Bởi, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, trên cơ sở phân tích ý kiến đóng góp ở Hội nghị tuyển sinh, qua diễn đàn “điểm sàn” và đề xuất của các trường ngoài công lập, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức. Đây mới chỉ là phương án dự kiến đưa ra để tham khảo vì Bộ muốn có nhiều ý kiến đóng góp tìm phương án tối ưu cho điểm sàn mà thôi. Thứ trưởng Ga cho rằng, nếu có được sự đồng tình đông đảo thì phương án xác định điểm sàn mới có thể sẽ được áp dụng ngay năm nay.
 
Thí sinh dự thi đại học năm 2013. AMH
 

Tại kỳ tuyển sinh 2012, xã hội chứng kiến cảnh hàng loạt trường ngoài công lậpkhông tuyển đủ chỉ tiêu và có nguy cơ tan rã. Nhiều ý kiến cho rằng, điểm sàn là một trong những nguyên nhân khiến các trường ngoài công lập không tuyển được thí sinh. Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã nhiều lần gửi công văn cầu cứu và đề nghị Bộ GD-ĐT phải bỏ điểm sàn, hoặc có 2 mức điểm sàn nhằm cứu vãn tình thế khó khăn cho các trường ngoài công lập.

Năm nay, lường trước tiếp tục một mùa tuyển sinh khó khăn, Hiệp hội các trường ngoài công lập đã gửi đơn kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng “cứu” trường ngoài công lập không rơi vào cảnh tan rã. Việc đưa ra 2 mức điểm sàn này của Bộ GD-ĐT nhằm mục đích “cứu vãn” những trường không tuyển sinh được.

Đa số các ý kiến cho rằng, Bộ GD-ĐT không chỉ vì một số trường ngoài công lập không tuyển sinh được mà đưa ra 2 mức điểm sàn. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, giải pháp mà Bộ GD-ĐT đưa ra chỉ giúp một số trường giải quyết được khó khăn tạm thời. Dù có hạ điểm sàn mà chất lượng đào tạo không bảo đảm thì người khôn ngoan cũng sợ lãng phí thời gian và tiền bạc, không vào học vì học xong cũng không làm được việc gì. Do vậy, GS Thuyết đề nghị: “Bộ GD-ĐT không nên lập 2 mức điểm sàn. Nếu chiều theo một số trường ĐH-CĐ ngoài công lập, hạ điểm sàn xuống nữa để họ tuyển đủ chỉ tiêu thì thử hỏi mục đích đào tạo của chúng ta là gì?”.

Được biết, khi Bộ GD-ĐT đưa ra 2 mức dự kiến điểm sàn này, ngay chính lãnh đạo nhiều trường ngoài công lập không đồng ý và cho rằng nếu đưa ra như vậy Bộ sẽ đẩy các trường ngoài công lập xuống công dân hạng 2. Các trường đề nghị Bộ chỉ có một mức điểm sàn và đầu tư khâu ra đề. Đề không ra kiểu đánh đố và thay đổi barem điểm cho phù hợp là được.

Trao đổi với một số tờ báo, ngày 9/4, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ sẽ không áp dụng hai điểm sàn trong kỳ thi đại học vì điểm sàn chỉ có một.

Như vậy, có thể khẳng định, dự kiến phương án 2 mức điểm sàn đưa ra của Bộ GD-ĐT không có khả thi và không thực hiện được trong mùa tuyển sinh 2013.

Hồng Hạnh (DT)

 

  • Điểm sàn đại học cao đẳng các năm gần đây

    Điểm sàn đại học cao cẳng năm 2008,2009,2010,2011,2012 các khối A,B,C,D,A1 trở lại đây cho thấy rằng dao động các mức điểm sàn không quá chênh lệch giữa các năm với nhau, thêm một điểm chung khá thú vị là thời điểm công bố điểm sàn chính thức thường vào ngày 08-08 hàng năm.

  • Điểm sàn 2013: Sẽ có 2 mức?

    \"Trên cơ sở phân tích ý kiến đóng góp ở Hội nghị tuyển sinh, qua diễn đàn “Điểm sàn” và đề xuất của các trường ngoài công lập, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức. Đây mới chỉ là phương án dự kiến.\" - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trao đổi thông tin về phương án xây dựng Điểm sàn năm 2013.

  • Cần cương quyết khống chế điểm sàn

    Bộ GD-ĐT cần cương quyết khống chế điểm sàn. Nếu không khống chế điểm sàn thì nguy cơ vài năm nữa sẽ cho ra kỹ sư, cử nhân... tràn lan mà chất lượng lại quá kém. Đó là ý kiến của nhiều độc giả góp ý về xây dựng điểm sàn ĐH-CĐ 2013 của Bộ GD-ĐT.

  • Điểm sàn đánh giá năng lực 2024 - Tất cả các trường

    Điểm sàn ĐGNL (mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển/ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực/đánh giá tư duy) của các trường Đại học, Học viện trên cả nước được Tuyensinh247 liên tục cập nhật dưới đây.

  • Những lưu ý quan trọng đối với thí sinh xét tuyển Đại học 2024

    Thí sinh cần làm những gì để xét tuyển vào các trường Đại học năm 2024. Xem chi tiết các việc thí sinh phải làm: tìm hiểu đề án tuyển sinh các trường, đăng ký xét tuyển sớm theo quy định của trường, đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD, xác nhận nhập học,...