Điểm thay đổi đề thi tốt nghiệp THPT 2025

Phân tích từ đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2025 Bộ GD mới công bố, Tuyensinh247 đã thống kê những điểm thay đổi giữa đề thi minh họa 2025 so với đề thi tốt nghiệp THPT các năm trước. Theo đó, môn Toán có nhiều điểm thay đổi nhất, từ 50 câu xuống 34 câu (12 câu Trắc nghiệm điền đáp án + 16 câu chọn đúng sai + 6 câu trắc nghiệm ngắn điền đáp án)

Điểm thay đổi giữa đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2025 với đề thi tốt nghiệp THPT cũ:

Môn Số lượng câu 2025 Cấu trúc 2025 Thay đổi
Toán 34 câu 12 câu Trắc nghiệm điền đáp án + 16 câu chọn đúng sai + 6 câu trắc nghiệm ngắn điền đáp án Giảm từ 50 câu xuống 34 câu, Đề thi được xây dựng theo định hướng đánh giá năng lực nhằm kiểm tra tư duy năng lực toán học ở mức cao hơn đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh
Anh 40 câu 2 bài đọc hiểu; 1 bài đọc điền từ đoạn văn/ bài văn; 1 bài đọc điền từ vào thông báo/ thông tin quảng cáo; 1 bài đọc điền câu/cụm từ dài. Giảm từ 50 câu xuống 40 câu. Tăng số lượng của phần kiến thức Đọc hiểu hơn thay vì tập trung nhiều vào ngữ pháp như format đề cũ
Văn 5 câu Phần nghị luận xã hội (4 điểm): viết bài văn khoảng 600 chữ. + Phần nghị luận văn học (2 điểm): viết đoạn văn khoảng 200 chữ (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa). Tăng 1 câu so sới đề TN THPT, câu hỏi về đặc các đăng trưng thể loại trong văn bản, nội dung, biện pháp tu từ.
40 câu 18 trắc nghiệm nhiều phương án + 16 nhận định đúng/sai + 6 trả lời ngắn Ngoài định dạng cũ trắc nghiệm 4 phương án còn có thêm 2 định dạng trắc nghiệm mới: trắc nghiệm đúng/sai và trắc nghiệm trả lời ngắn. Đề yêu cầu thí sinh phải giải quyết được thật sự câu hỏi, tránh tình trạng khoanh mò đáp án.
Câu hỏi thiên về hiểu bản chất vấn đề, liên hệ với thực tế cuộc sống. Các bài tập nặng về tính toán không còn xuất hiện trong đề thi.
Hóa  40 câu 18 trắc nghiệm nhiều phương án + 16 nhận định đúng/sai + 6 trả lời ngắn Nhìn chung đề thi minh họa cấu trúc thi TN THPT 2025 trở đi dần về bản chất hóa học, giảm bớt rất nhiều về mặt tính toán toán học. Số lượng câu hỏi nhận biết, đòi hỏi hs phải nhớ giảm xuống nhiều. HS để làm được buộc phải hiểu vấn đề, có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học, những nguyên lí, quy luật cơ bản nhất trong hóa học để dự đoán, so sánh tính chất đơn/ hợp chất.
Sinh 40 câu 18 trắc nghiệm nhiều phương án + 16 nhận định đúng/sai + 6 trả lời ngắn Hoc sinh không chỉ cần nắm vững lí thuyết cốt lõi, học sinh còn cần nâng cao năng lực sinh học, năng lực tư duy và liên hệ hiện tượng, liên hệ thực tế. 
Sử 40 câu 24 câu chọn đáp án nhiều lựa chọn + 16 câu lựa chọn đúng sai.  So với đề thi TN THPT, đề minh họa chương trình mới có số lượng lệnh hỏi tương đương nhưng số câu hỏi ít hơn, kiến thức nhẹ nhàng hơn và ít hơn 1 cấp độ tư duy (không có vận dụng thấp). Tuy nhiên số lượng câu hỏi ở mức độ vận dụng lại tăng lên. Điều này phù hợp với mục tiêu chương trình mới, phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, đề minh họa cần ra đáp án nhiễu tốt hơn, để đủ khả năng phân hoá thí sinh.
Địa 40 câu 18 trắc nghiệm nhiều phương án + 16 nhận định đúng/sai + 6 trả lời ngắn  Cấu trúc đề minh họa 2025 có sự thay đổi rõ rệt so với đề thi hiện nay: Ngoài định dạng cũ trắc nghiệm 4 phương án còn có thêm 2 định dạng trắc nghiệm mới: trắc nghiệm đúng/sai  và trắc nghiệm trả lời ngắn. Các câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn phải nhớ công thức và khái niệm để tính toán, tránh tình trạng khoanh mò đáp án.

>> XEM THÊM: ĐỀ MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT 2025 TẠI ĐÂY

Chi tiết phân tích những điểm thay đổi giữa đề thi tốt nghiệp THPT 2023, 2024 với đề minhn họa 2025:

I. Môn Toán

1. Cấu trúc

Tổng số câu giảm: (Cũ: 50 câu, mới: 34 câu)

Mới; 12 câu Trắc nghiệm điền đáp án + 16 câu chọn đúng sai + 6 câu trắc nghiệm ngắn điền đáp án.

2. Hình Thức

- Đề thi được xây dựng theo định hướng đánh giá năng lực nhằm kiểm tra tư duy năng lực toán học ở mức cao hơn đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh

- Thời gian: 90 phút không có sự thay đổi.

3. Nội dung

Tỉ lệ các bài toán thực tế cao: Chiếm 40%.

4. Cấp độ tư duy

- Nhận biết: 34% - Thông hiểu: 38% - Vận dụng: 28% (Không có vận dụng cao)

II. Môn Anh

- Tổng số câu giảm: (Cũ: 50 câu, mới: 40 câu)

- Tăng số lượng của phần kiến thức Đọc hiểu hơn thay vì tập trung nhiều vào ngữ pháp như format đề cũ

+ Cũ: 2 bài bài đọc hiểu; 1 bài đọc điền từ đoạn văn/ bài văn

+ Mới: 2 bài đọc hiểu; 1 bài đọc điền từ đoạn văn/ bài văn; 1 bài đọc điền từ vào thông báo/ thông tin quảng cáo; 1 bài đọc điền câu/cụm từ dài.

- Dạng bài về kỹ năng viết: viết lại câu và kết hợp câu thay đổi thành dạng bài sắp xếp thứ tự các câu tạo thành đoạn văn/bức thư hoàn chỉnh

- Mức độ khó tăng, đòi hỏi học sinh tư duy và hiểu mới có thể làm được điểm 7 trở lên thay vì chỉ học công thức và học mẹo như truyền thống

III. Môn Văn

1. Số lượng câu.

Có sự thay đổi số lượng câu ở phần đọc hiểu.

- Đề thi TN THPT: Phần đọc hiểu gồm 4 câu (hỏi về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, nội dung bài đọc).

- Đề minh họa 2025: Gồm 5 câu (tăng 1 câu so sới đề TN THPT) câu hỏi về đặc các đăng trưng thể loại trong văn bản, nội dung, biện pháp tu từ.

2. Nội dung câu hỏi.

Có sự khác nhau cơ bản ở phần làm văn.

- Đề TN THPT:

+ Phần nghị luận xã hội (2 điểm): viết đoạn văn khoảng 200 chữ.

+ Phần nghị luận văn học (5 điểm): viết bài văn (tác phẩm trong SGK).

- Đề minh họa:

+ Phần nghị luận xã hội (4 điểm): viết bài văn khoảng 600 chữ.

+ Phần nghị luận văn học (2 điểm): viết đoạn văn khoảng 200 chữ (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).

IV. Môn Lý

1. Cấu trúc

Số lượng câu hỏi: 40 câu (không đổi)

Cũ: 40 trắc nghiệm 4 phương án lựa chọn

Mới: 18 trắc nghiệm nhiều phương án + 16 nhận định đúng/sai + 6 trả lời ngắn

2. Hình thức

Xuất hiện nhiều hình ảnh, đồ thị, câu hỏi gắn liền với thực tế đời sống.

3. Nội dung

Cũ:

- Bài tập rất nặng về tính toán.

- Đầy đủ 4 mức độ: NB, TH, VD, VDC

Mới:

- Đi sâu vào chi tiết từng nội dung kiến thức.

- Phần lớn yêu cầu HS phải tư duy và hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học mới có thể làm được.

- Không có câu hỏi vận dụng cao

4. Cấp độ tư duy

Cũ: Nhận biết (45%) – Thông hiểu (30%) – Vận dụng (15%) – Vận dụng cao (10%)

Mới: Nhận biết, Thông hiểu (60%) – Vận dụng (30%) – Vận dụng cao (0%)

⟹ Nhận xét chung:

Cấu trúc đề minh họa 2025 có sự thay đổi rõ rệt so với đề thi hiện nay: Ngoài định dạng cũ trắc nghiệm 4 phương án còn có thêm 2 định dạng trắc nghiệm mới: trắc nghiệm đúng/sai và trắc nghiệm trả lời ngắn. Đề yêu cầu thí sinh phải giải quyết được thật sự câu hỏi, tránh tình trạng khoanh mò đáp án.

Môn Vật lí, câu hỏi thiên về hiểu bản chất vấn đề, liên hệ với thực tế cuộc sống. Các bài tập nặng về tính toán không còn xuất hiện trong đề thi.

V. Môn Hóa

1. Cấu trúc

Số lượng câu hỏi: 40 câu (không đổi)

Cũ: 40 trắc nghiệm 1 đáp án

Mới: 18 trắc nghiệm nhiều phương án + 16 nhận định đúng/sai + 6 trả lời ngắn

2. Hình thức

Xuất hiện nhiều bảng biểu, ảnh phổ, mô hình trực quan.

3. Nội dung

Cũ:

- Thường chỉ nhắc đến những kiến thức đặc chưng nhất của chuyên đề, không đánh lừa nhiều.

- Nặng về tính toán.

Mới:

- Đi sâu vào chi tiết từng nội dung kiến thức.

- Phần lớn yêu cầu HS phải tư duy và hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học mới có thể làm được (17/40 câu)

4. Cấp độ tư duy

Cũ: Nhận biết (50%) – Thông hiểu (25%) – Vận dụng (12,5%) – Vận dụng cao (12,5%)
Mới: Nhận biết (16/40 = 40%) – Thông hiểu (12/40 = 30%) – Vận dụng (12/40 = 30%) – Vận dụng cao (0%)

⟹ Nhận xét chung:

Nhìn chung đề thi minh họa cấu trúc thi TN THPT 2025 trở đi dần về bản chất hóa học, giảm bớt rất nhiều về mặt tính toán toán học. Số lượng câu hỏi nhận biết, đòi hỏi hs phải nhớ giảm xuống nhiều. HS để làm được buộc phải hiểu vấn đề, có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học, những nguyên lí, quy luật cơ bản nhất trong hóa học để dự đoán, so sánh tính chất đơn/ hợp chất.

VI. Môn Sinh

Đề minh họa môn Sinh học 2025 thể hiện một góc nhìn thú vị hơn về môn sinh học! 

Các bảng biểu và kiến thức thực tế được lồng ghép đan xem khiến độ khó các câu hỏi tăng. 

Điều này thể hiện việc học tập môn Sinh học của học sinh không chỉ cần nắm vững lí thuyết cốt lõi, học sinh còn cần nâng cao năng lực sinh học, năng lực tư duy và liên hệ hiện tượng, liên hệ thực tế. 

- Số câu hỏi của đề đang là 28 ; tuy nhiên theo công bố thực tế thì số lượng câu hỏi đang được giữ nguyên là 40 câu 

- Số lượng các câu hỏi liên hệ thực tế tăng ở tất cả các mức  độ câu hỏi từ TH, VD và VDC. 

- Đề thi được chia thành 3 Cấp độ tư duy gồm: Phần 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (18 câu); Phần 2. Trắc nghiệm đúng sai (16 câu); Phần 3. Trắc nghiệm ngắn (6 Câu) với mức độ các câu hỏi được trải đều. 

(theo bảng Năng lực và cấp độ tư duy đề minh họa Sinh học 2025) 

Chi tiết: 

- Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (dạng thức này đã được áp dụng trong nhiều năm tại Việt Nam). Chiếm 18 trên tổng số 40 câu. 

- Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay. Dạng thức đúng sai chiếm 20/40 câu trong đề minh hoạ. 

- Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn. Dạng thức này chiếm 6/40 câu. 

- Mức điểm dễ đạt được được với đề minh họa: 7 – 8 điểm. 

- Các câu NB, TH, VD, VDC nằm rải rác phân bố đều trong đề thi. 

- Bên cạnh các câu hỏi đánh giá khả năng nhận thức của học sinh, trong đề còn có các dạng câu hỏi đánh giá năng lực, cụ thể năng lực tìm hiểu thế giới sống (tập trung vào BT thực hành/ thực nghiệm) và Vận dụng kiến thức kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

VII. Môn Sử 

1. Cấu trúc 

- Số lượng câu hỏi: 40 câu (không thay đổi) 

- So sánh với đề TN THPT 

+) TN THPT: 40 câu trắc nghiệm chọn đáp án A, B, C, D. 

+) Đề minh họa: 40 câu trắc nghiệm trong đó 24 câu chọn đáp án nhiều lựa chọn + 16 câu lựa chọn đúng sai. 

2. Hình thức: 

- Xuất hiện dạng câu hỏi mới (câu trắc nghiệm đúng sai dựa trên tư liệu đưa ra). 

3. Mức độ 

- So với đề TN THPT thì đề thi minh họa gồm 2 phần thể hiện các cấp độ nhận thức khác nhau (3 mức độ (NB, TH, VD) so với 4 mức độ (NB, TH, VD, VDC) trong đề theo chương trình cũ). 

+) Phần thứ nhất: Câu trắc nghiệm có nhiều phương án lựa chọn, nhưng chỉ có 1 đáp án đúng duy nhất, thí sinh chỉ được chọn 1 đáp án tương ứng câu hỏi. Phần thứ nhất có 3 mức độ đánh giá năng lực (tìm hiểu; nhân thức, tư duy; vận dụng kiến thức, kỹ năng) và cấp độ tư duy (nhận biết; thông hiểu; vận dụng). Tỉ lệ giữa 3 cấp độ nhận thức, tư duy là 10/8/6.      

+) Phần thứ hai: Câu trắc nghiệm đúng -sai. Đề cho dữ kiện và yêu cầu học sinh đọc, khai thác và đưa ra nhận định đúng sai. Có 4 câu hỏi với mỗi câu có 4 đáp án yêu cầu học sinh nhận định, như vậy có 16 nhận định đúng - sai, mỗi nhận định tương ứng 1 câu hỏi. Nội dung phần thứ hai có 3 mức độ đánh giá năng lực (tìm hiểu; nhận thức, tư duy và vận dụng kiến thức kỹ năng) tương ứng 3 cấp độ tư duy (nhận biết; thông hiểu; vận dụng) với tỉ lệ giữa 3 cấp độ nhận thức, tư duy là 4/4/8. 

=> Đánh giá chung: So với đề thi TN THPT, đề minh họa chương trình mới có số lượng lệnh hỏi tương đương nhưng số câu hỏi ít hơn, kiến thức nhẹ nhàng hơn và ít hơn 1 cấp độ tư duy (không có vận dụng thấp). Tuy nhiên số lượng câu hỏi ở mức độ vận dụng lại tăng lên. Điều này phù hợp với mục tiêu chương trình mới, phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, đề minh họa cần ra đáp án nhiễu tốt hơn, để đủ khả năng phân hoá thí sinh.

VIII. Môn Địa 

1. Cấu trúc 

- Số lượng câu hỏi: 40 câu (không đổi) 

- Bao gồm: 18 trắc nghiệm nhiều phương án + 16 nhận định đúng/sai + 6 trả lời ngắn 

2. Hình thức 

Xuất hiện nhiều câu hỏi gắn liền với thực tế đời sống. 

3. Nội dung 

- Đi sâu vào chi tiết từng nội dung kiến thức. 

- Phần lớn yêu cầu HS phải tư duy và hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học mới có thể làm được. 

- Không có câu hỏi Vận dụng cao 

=> Cấu trúc đề minh họa 2025 có sự thay đổi rõ rệt so với đề thi hiện nay: Ngoài định dạng cũ trắc nghiệm 4 phương án còn có thêm 2 định dạng trắc nghiệm mới: trắc nghiệm đúng/sai  và trắc nghiệm trả lời ngắn. Các câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn phải nhớ công thức và khái niệm để tính toán, tránh tình trạng khoanh mò đáp án. 

Theo TTHN

CHÚ Ý! TUYENSINH247 KHUYẾN MÃI ĐỒNG GIÁ 499K KHOÁ LUYỆN THI TN THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Duy nhất từ 13/11-15/11/2024.
  • Luyện thi TN THPT, ĐGNL & ĐGTD 3 giai đoạn: Nền tảng, Luyện Thi, Luyện Đề
  • Áp dụng mọi hình thức thanh toán

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) trở thành Đại học

    Ngày 15/11, NEU - trường Đại học Kinh tế quốc dân đã chính thức thành Đại học. Là 1 trong 9 Đại học trên cả nước.

  • Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 - Tất cả các trường Đại học

    Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.

  • Đánh giá năng lực 2025 thi mấy môn?

    Thi đánh giá năng lực 2025 là thi môn gì, gồm mấy môn, đánh giá năng lực thi những môn nào là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh 2K7 - lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các em tham khảo ngay dưới đây để có định hướng học và ôn tập nhé.

  • Thông tin mới nhất tuyển sinh ĐH Bách khoa TPHCM 2025

    Đề án tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (HCMUT) công bố vào ngày nào? Điều kiện xét tuyển của một số phương thức là gì? Thí sinh thi ĐGNL Hà Nội sẽ được sử dụng ra sao trong công tác tuyển sinh của Trường? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về tuyển sinh Đại học Bách khoa HCM