Điều gì xảy ra khi giáo dục mầm non không được coi trọng ?

\" Trẻ em như búp trên cành \", là tương lai của đất nước nhưng thời gian qua giáo dục mầm non vẫn bị bỏ rơi và không được coi trọng bằng các cấp học phổ thông. Điều gì sẽ xảy ra nếu hiện tượng này vẫn còn tiếp diễn?

Hệ lụy từ nhận thức hạn chế

Sự không coi trọng đó khiến những năm 2007 – 2010, cả nước khủng hoảng thiếu trường mầm non cũng như giáo viên mầm non. Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi đi học vốn đã thấp mà vẫn không đủ chỗ học cho học sinh, đặc biệt là ở đô thị lớn.

Năm ngoái, trong một hội thảo về phát triển trường mầm non, một cán bộ quản lý giáo dục mầm non Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, mỗi năm Hà Nội tạo thêm khoảng 20.000 chỗ học cho trẻ mầm non, nhưng vẫn không đuổi kịp số trẻ gia tăng.

Vì thế, Hà Nội phải xoay xở nhiều cách, kể cả việc chấp nhận những lớp 60 học sinh, trong khi quy định của Bộ GD&ĐT chỉ cho phép tối đa 35 học sinh/lớp...

Nhờ đề án phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi (được Chính phủ phê duyệt tháng 2-2010), bậc học mầm non trỗi dậy nhưng vẫn không theo kịp nhu cầu thực tế.

Sau khi có đề án, gần 1.300 trường mầm non bán công được chuyển đổi sang trường công lập cũng như hàng trăm trường được xây mới, nên đến nay quy mô các cơ sở giáo dục mầm non công lập và tư thục tăng đáng kể. Song, cả nước vẫn thiếu hàng chục nghìn phòng học.

Các bé trường Mầm non Sơn Ca Định Công (Hà Nội) học trồng cây

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, hiện nay cả nước có 84,4% trẻ trong lứa tuổi mẫu giáo và 22,7% trẻ trong lứa tuổi nhà trẻ (dưới 36 tháng tuổi) được ra lớp.

Số trẻ được đi học chưa cao, thậm chí rất thấp ở bậc nhà trẻ, nhưng ngay cả với trẻ được đi học thì điều kiện nuôi dưỡng, học tập, vui chơi cũng chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng giáo dục.

Trong số gần 149.000 phòng học mầm non trên toàn quốc, chỉ hơn nửa là phòng học kiên cố, còn lại là phòng học cấp 4 hoặc phòng tranh tre nứa lá, thậm chí trong đó có gần 1.400 phòng học là nhờ, mượn của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

Ngay cả chỗ học cho các cháu, nhiều trường chật vật xoay xở mà không đủ, nên sân chơi cùng thiết bị đồ chơi ngoài trời là thứ xa xỉ, ngay cả với một số trường học tại Thủ đô.

Chật vật đời sống giáo viên mầm non

Cũng trong phiên giải trình nói trên, nhiều đại biểu quốc hội có mặt cũng như lãnh đạo Bộ GD&ĐT chia sẻ thông tin về đời sống giáo viên mầm non.

Do cơ chế hiện hành nên các chế độ, chính sách phụ thuộc điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, chính sách đối với giáo viên mầm non không đồng đều. Cả nước hiện chỉ có chưa đến 60% giáo viên mầm non được trả lương theo thang bảng lương và nâng lương theo định kỳ.

Nhờ chủ trương chuyển các trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập mà hàng loạt giáo viên mầm non trở nên “có tương lai”: được vào biên chế.

Trong 3 năm qua có trên 31.000 giáo viên được tuyển dụng vào biên chế. Theo bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, mỗi năm Nhà nước chi thêm 3.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho giáo viên mầm non khi tuyển họ vào biên chế.

Tuy nhiên, nhiều địa phương không có nguồn chi lương cho giáo viên, dẫn đến việc tuyển dụng giáo viên vào biên chế hạn chế. Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, một bộ phận khá lớn giáo viên mầm non hiện nay làm hợp đồng, trong khi rất ít địa phương thực hiện được cơ chế hỗ trợ ngân sách để đảm bảo giáo viên ngoài biên chế cũng được hưởng lương theo ngạch bậc như TPHCM, Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc…

Phần lớn số giáo viên mầm non ngoài biên chế của các tỉnh, thành phố chưa được hưởng lương theo ngạch bậc, không được tăng lương theo định kỳ, thu nhập bình quân chỉ từ hơn 1 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng/tháng.

“Thậm chí có nơi hỗ trợ cho giáo viên ngoài biên chế thấp hơn mức tối thiểu chung như Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên (500.000 - 550.000 đồng/tháng), Thái Nguyên, Hà Nam (600.000 - 800.000 đồng/người/ tháng)”, ông Hiển cho biết.

Nhưng điều khiến nhiều đại biểu quốc hội cũng như lãnh đạo Bộ GD&ĐT băn khoăn hơn cả là điều kiện làm việc của giáo viên mầm non đầy căng thẳng, luôn phải làm việc thêm giờ vượt quá quy định của Luật Lao động.

Bà Phạm Thị Hải, đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai, chia sẻ: “Theo quy định, giáo viên làm việc 6 giờ/ngày, còn 2 giờ để soạn giáo án, chấm điểm và chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động giảng dạy. Trên thực tế, giáo viên mầm non thường xuyên phải làm việc từ 10 đến 12 tiếng/ngày. Tính ra mỗi năm họ làm việc vượt 400 giờ trong khi Luật Lao động quy định mỗi người chỉ được làm việc vượt 200 giờ/năm. Thành thử, mỗi giáo viên mầm non ở Đồng Nai chỉ được hưởng tối đa tiền làm thêm tương đương 200 giờ”.

Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, các chủ trương chính sách phát triển giáo dục mầm non đến nay về cơ bản đã đầy đủ, vấn đề còn lại là ở sự ưu tiên đầu tư cho giáo dục mầm non của các địa phương.

Cụ thể, địa phương phải dành quỹ đất để xây dựng trường mầm non, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng dạy học, bố trí kinh phí để đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên.

“Về phần Bộ GD&ĐT, chúng tôi đã xây dựng chương trình kiên cố hoá trường lớp học giai đoạn 2012 – 2015 chờ Chính phủ phê duyệt, trong đó ưu tiên cho giáo dục mầm non để có đủ phòng học, nhằm đạt mục tiêu phổ cập mẫu giáo 5 tuổi vào năm 2015”.

Theo Tien phong

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



  • Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, các nghi lễ cúng?

    Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.

  • Tết trung thu 2019 vào ngày mấy dương lịch?

    Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.

  • Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ năm 2019: giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 2/9

    Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.

  • Thời tiết tết 2019 tất cả các tỉnh trên cả nước

    Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.