Thị trường lao động đang tồn tại nghịch lý: nhiều người thất nghiệp hoặc mất việc làm trong khi có doanh nghiệp không tuyển được lao động bởi chê sinh viên ra trường yếu, thiếu kĩ năng, ngoại ngữ không đáp ứng được yêu cầu công việc…Việc thay đổi chương trình đào tạo, với sự tham gia của doanh nghiệp được xem là một giải pháp mới.
Sinh viên ĐH Bách khoa trong giờ thực hành. |
Vì sao kém?
Giám đốc Đại học Thái Nguyên, ông Đặng Kim Vui thừa nhận dư luận về việc cử nhân có năng lực làm việc hạn chế, cả về kỹ năng công tác lẫn kiến thức, đặc biệt là chuyên môn. Tuy nhiên, theo ông Vui, điều này còn phụ thuộc vào các ngành nghề khác nhau.
Có những ngành nghề được đào tạo theo hướng tích cực, đổi mới, có cân nhắc tới nhu cầu đòi hỏi của xã hội, của thực tiễn thì sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu.
Có một số ngành, do còn mới nên đương nhiên năng lực thực tiễn của cử nhân hạn chế hơn.
Ông Vui đặc biệt nhấn mạnh đến việc sinh viên thiếu kỹ năng mềm (giao tiếp, kỹ năng sống, quản lý, làm việc thực tế…) vì những điều này thiếu trong chương trình đào tạo cũng như trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.
Theo ông Kim Vui, Bộ GD&ĐT đã đưa kỹ năng mềm vào chương trình chính thống nhưng có trường chỉ đưa vào thành học ngoại khóa.
Ông Vui nói: Không nên vì người tốt nghiệp đại học thiếu các kỹ năng này mà chê bai, chỉ trích quá trình đào tạo của các trường ĐH quá mức. Ngoài ra, có tình trạng nội dung sách giáo khoa còn xa rời thực tiễn, không gắn với thực tế gây lúng túng cho học sinh khi ra trường.
Ông Vui nhấn mạnh: Có một số ngành không chạy kịp theo công nghệ nhập khẩu từ bên ngoài, vì các doanh nghiệp cập nhật và đổi mới thường xuyên trong khi giáo trình thường ổn định 4-5 năm. Điều này đòi hỏi giáo viên phải cập nhật kiến thức mới.
Giám đốc ĐHQG Mai Trọng Nhuận lại nói: cử nhân không làm được việc cần được nhìn nhận một cách toàn diện.
Theo ông Nhuận, cử nhân được chia làm 3 nhóm: Hai nhóm đầu gồm cử nhân nghề nghiệp. Ví dụ, điều dưỡng viên và cử nhân làm nghiên cứu chuyên nghiệp thì ra trường phải làm được việc ngay; Loại thứ ba được đào tạo kiến thức rất rộng để sau đó tổ chức sử dụng lao động đào tạo bổ sung kiến thức phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.
Ông Nhuận nhấn mạnh: Thế giới cũng làm thế cả (ông dẫn ví dụ Microsoft đào tạo lại tất cả cử nhân đến làm việc tại đây 6 tháng - PV).
Tùy thuộc hiệu trưởng
Thay đổi chương trình đào tạo với sự tham gia của doanh nghiệp được xem là một giải pháp mới. Lãnh đạo các ĐH Quốc gia, ĐH Bách khoa, Ngoại thương, Thái Nguyên đều khẳng định trong vài năm trở lại đây, việc biên soạn chương trình của các ĐH và các trường này đều có sự tham gia góp ý của doanh nghiệp.
Ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho rằng: Chương trình phải do các nhà trường làm là chủ yếu và chỉ tham khảo ý kiến doanh nghiệp. Vì muốn làm được chương trình của riêng mình, các trường ĐH phải tham khảo các chương trình đào tạo ĐH của thế giới, nghiên cứu thực tiễn Việt Nam để đưa vào cho thích hợp.
Ông Mai Trọng Nhuận nói: ĐHQG Hà Nội và một số trường ĐH, khi xây dựng chương trình đào tạo chuẩn theo cách tiếp cận CDIO (hình thành ý tưởng-thiết kế-vận hành và sử dụng) đều phải thực hiện điều kiện bắt buộc tham vấn yêu cầu của người sử dụng.
Sau khi tham vấn thì tổ chức sử dụng phản biện, góp ý cho việc thiết kế chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo.
Hơn thế nữa, trong quá tình thực hiện, đơn vị sử dụng có thể tham gia quá trình đào tạo từng phần phù hợp, ví dụ cho sinh viên tham gia thực tập hoặc đại diện doanh nghiệp tham gia giảng dạy để cuối cùng lại góp ý tiếp cho chương trình đào tạo mới.
Ông Nhuận nói: như vậy doanh nghiệp nói riêng và tổ chức sử dụng lao động nói chung, sẽ tham gia toàn bộ quy trình.
Tuy nhiên, theo ông Mai Trọng Nhuận, doanh nghiệp tham gia thế nào trong quy trình đào tạo phải tùy thuộc vào hiệu trưởng. Mời tham vấn, tham gia hội đồng hay chuyên gia… tùy thuộc năng lực từng người chứ không nhất thiết phải tham gia Ban Biên soạn chương trình, giáo trình!
Hồ Thu (TP)
Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 22/11 nhiều điểm mới về xét tuyển sớm gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ các trường Đại học.
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.