Giới trẻ có nên khi lấy cái xấu ra làm trò đùa ác ý?

Liên tục ném đá, giễu cợt ác ý những bạn nữ không được xinh đẹp, hỏi văn hóa ứng xử của cộng đồng mạng nay ở đâu?

Phải chăng xấu cũng là một cái tội?

Có lẽ, đã quá quen với hình ảnh những cô nàng hot girl xinh xắn tạo hình, nên khi thấy những bạn có ngoại hình không ưa nhìn nhưng tự tin, cộng đồng mạng "nổi sóng".

 

Happy Polla.

Đầu tháng 3/2013, những tấm hình tự chụp của một "thiếu nữ" Thái Lan có nick-name Happy Polla gây xôn xao cộng đồng mạng Việt. Cô sở hữu ngoại hình không được đẹp mắt, các nét trên khuôn mặt khá thô kệch và thân hình mũm mĩm. Xấu nhưng lại chụp ảnh tự tin khác người, đăng hình nhí nhảnh ở mọi tư thế nên những bức ảnh này đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chế nhạo của cư dân mạng.

Ngay lập tức, Happy Polla trở nên nổi như cồn không chỉ đối với giới trẻ Việt mà còn cả cộng đồng mạng thế giới. Nhiều người coi Happy Polla là một trò tiêu khiển, gây cười, hoặc thậm chí đem ra để mua vui.

 

Trò đùa với cô bạn Thái Lan đi quá xa khi một nhóm học sinh THPT còn đăng dòng chữ như thế này thể hiện sự hâm mộ.

Việc dùng hình ảnh của thiếu nữ có ngoại hình không đẹp ra làm trò đùa trước đó đã có khá nhiều bài học, ví dụ “hot girl Big C”, “Thắm Tây”… là những điển hình. Thắm Tây tên thật là Ngọc Anh, một cô học sinh hết sức bình thường, ngoại hình không ưa nhìn và thích chụp ảnh nhí nhảnh lưu giữ lại thời học sinh, và vô tình cô đã được cộng đồng mạng để ý.

Còn “hot girl Big C” tên thật là Kim Oanh, cô bạn tốt tính, thật thà, tuy nhiên thường có kiểu ăn mặc hơi khác người. Vì tin người, nên khi nghe những lời khuyên ác ý của người khác Kim Oanh cũng thực hiện mà không mảy may nghi ngờ. Và điều đó trở thành trò mua vui của cộng đồng mạng.

Và sự ứng xử của cộng đồng mạng

Ai cũng hiểu cách hành xử của cư dân mạng trước một thú vui, đa phần ý kiến đều cho rằng cô bạn không hề ý thức được ngoại hình xấu xí của mình mà đăng những bức ảnh vốn chỉ “dễ coi” khi có sự xuất hiện của các hot girl xinh xắn.

Hàng loạt các fanpage với các tên gọi khá tục được nhiều cư dân mạng lập ra với các cụm từ: “thất bại của tạo hóa”, “voi rừng xuống bản”, “đẹp - độc - điên”... Dưới những bức ảnh thành viên nào có lời “khen” càng hài hước, sắc bén, thâm thúy thì càng nhận nhiều lượt “like” (thích) tán thưởng.

Không dừng lại trên mạng ảo, nhiều bạn rủ nhau chụp lại cảnh cả nhóm đang cầm những tờ giấy ghép ghi thông điệp: “Chúng tôi thần tượng Happy Polla”, “Phát cuồng vì Happy Polla”... Trên fanpage của Happy Polla, việc “ném đá hội đồng” được thể hiện bằng việc điểm danh dưới các bức ảnh: “Việt Nam đâu”, “VN điểm danh”... và nhận được hàng nghìn lượt “like” ủng hộ phong trào “xây dựng tiếng nói” của cộng đồng mạng Việt. Những dòng bình luận tiếng Việt dày đặc lấn át cả những “comment” bằng tiếng Thái, tiếng Anh

 
Cộng đồng mạng trước sự việc của cô gái Thái Lan.
 
Tại một page của Ngọc Anh, admin trang này tự điền các thông tin như: cấy lúa cùng mẹ, ưu điểm là tài năng và nhan sắc, nhược điểm là quá nhiều ưu điểm nên không có.

“Hot girl Big C” và “Thắm Tây” cũng từng phải khốn đốn vì trở thành mục tiêu chế giễu của nhiều bạn trẻ. Ngọc Anh – cô bạn bị gán biệt danh Thắm Tây đã lặng im suốt 4 năm với cú sốc quá lớn khi những bức ảnh chụp chỉ với ý nghĩ đơn giản làm kỷ niệm cho vui lại trở thành tâm điểm bàn tán. Ngọc Anh giờ đây gây bất ngờ với nhiều người bởi dung mạo khá ưa nhìn, nét đằm thắm, dịu dàng chứ không phải cô Thắm Tây của ngày nào từng bị ném đá. Cô bạn cũng tâm sự, đó chính là khoảng thời gian buồn bã, và khủng hoảng vì nhiều người cho rằng cô không bình thường.

Điều đáng buồn nhất ở mỗi lời của cư dân mạng chính là việc đồng cảm thì ít, mà hùa nhau cười cợt thì phần nhiều. Lẽ nào, đây chính là cách hành xử của đại đa số bạn trẻ trước một sự việc?

Không bàn tính đến việc những thiếu nữ này có tâm sinh lý bình thường hay không, nhưng chỉ vì không đẹp, khác người mà bị ném đá, điều đó có thật sự đáng?

 

Theo Zing

  • Teen hồn nhiên thể hiện cảnh yêu ngay trong lớp học

    Không khó để bắt gặp những hình ảnh tình cảm, thể hiện tình yêu đôi lứa của học trò tuổi teen ngay trong lớp học phớt lờ cái nhìn thiếu thiện cảm của mọi người xung quanh.

  • Hệ lụy sau phút nông nổi của tuổi teen

    Nếm trái cấm sau phút nông nổi, bồng bột của tuổi teen dẫn đến những hậu quả khôn lường. Bị xã hội lên án, cha mẹ bàng hoàng, tương lai của các em rồi sẽ đi đâu về đâu?

  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

  • Những cạm bẫy phòng trọ đối với tân sinh viên

    Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.