Giới trẻ sốt xình xịch với phim \"đồng tính Việt\" trên YoutubeLoạt phim sitcom (tạm dịch là hài tình huống) đầu tiên của Việt Nam về đề tài đồng tính đã trở thành hiện tượng trên YouTube, thu hút hàng triệu lượt người xem cũng như ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới – những điều mà tác giả của nó có lẽ chưa từng mơ tới. Huỳnh Nguyễn Đăng Khoa (phải) trong một đoạn mở đầu phim (Nguồn: AFP)
Bộ phim này cũng trở thành đề tài của một phóng sự do phóng viên hãng tin AFP thực hiện, được nhiều tờ báo quốc tế đăng tải.
Đạo diễn Huỳnh Nguyễn Đăng Khoa, tác giả kiêm diễn viên của “My Best Gay Friend” – nói về ba người chia sẻ một căn hộ tại thành phố Hồ Chí Minh – cho biết anh rất ngạc nhiên. Khoa chia sẻ với AFP: “Tôi từng nghĩ serie sẽ chỉ thu hút cộng đồng người đồng tính tại Việt Nam, song giờ đây tôi được biết rằng phụ huynh, các bậc ông bà và cả gia đình cũng ưa thích và ngóng đợi từng tập mới.” Nói về cuộc sống, công việc và vấn đề tình cảm, nội dung của sitcom này khá điển hình về giới trẻ tuổi 20 tại Việt Nam, song các nhân vật lại hầu hết là người đồng tính nam, nữ, lưỡng tính hoặc chuyển giới (cộng đồng LGBT). Khoa quyết định làm chương trình này sau khi nghe về những tình huống oái oăm nhưng rất... buồn cười của người bạn thân (cũng đóng trong sitcom trên) khi anh quyết định công khai giới tính thật. Cả serie được quay chỉ bằng camera kĩ thuật số SLR, bởi theo Khoa chia sẻ thì “kinh phí quá hạn hẹp nên chúng tôi buộc phải góp chung tiền và chỉ còn lại một chút tiền để mua thức ăn sau khi quay cả ngày.” Hầu hết các diễn viên đều là bạn của Khoa – cả đồng tính lẫn không – song chương trình còn có cả Cindy Thái Tài, một ca sĩ chuyển giới nổi tiếng tại Việt Nam. Bản thân Khoa cũng là người đồng tính và anh cho biết mình muốn “cho tất cả thấy rằng người đồng tính cũng có cuộc sống, bạn bè, gia đình rất bình thường và tràn ngập cảm xúc như bao người.” Dù không trái với pháp luật song đồng tính luyến ái vẫn là một chủ đề nhạy cảm. Tuy nhiên, phát biểu ủng hộ tình cảm của người đồng giới của một số quan chức đã nhận được nhiều sự ủng hộ. Đã có một số đám cưới mang tính hình thức (dù chưa được pháp luật công nhận) được tổ chức và còn lan truyền rộng rãi trên mạng vào năm 2010. Nhà hoạt động xã hội Lê Quang Bình chia sẻ với AFP rằng cách nhìn của xã hội Việt Nam với cộng đồng LGBT đang dần thay đổi. Ông cho biết: “Chúng tôi đang vận động hành lang cho hôn nhân đồng tính và hi vọng những thay đổi tốt sẽ tới.” Nếu Việt Nam có động thái ủng hộ hôn nhân đồng giới, đây sẽ là hành động đưa mảnh đất hình chữ S lên hàng tiên phong trong việc vận động quyền lợi cho người đồng tính tại Châu Á, nơi giá trị truyền thống vẫn thống trị và quan hệ tình dục đồng giới tại một số nơi còn là bất hợp pháp. "My Best Gay Friends" đã đả động tới chủ đề nhạy cảm trên vào tập chín – tập phim gần nhất đã thu hút được tới nửa triệu lượt xem – khi một đám cưới đồng tính nữ gặp phải những trục trặc. Chủ một nhà hàng hét lên khi chứng kiến cô dâu chú rể đều là nữ: “Cặp này là nữ! Đám cưới này đi ngược lại truyền thống văn hóa của Việt Nam. Họ đang vi phạm luật!.” Nhân vật của Cindy Thái Tài lập tức đặt câu hỏi: “Thế bà nghĩ rằng người đồng tính không có quyền yêu và cưới nhau sao?” song bà chủ vẫn không cho phép tổ chức đám cưới tại nhà hàng của bà. “Chính quyền đã gọi cho chúng tôi và yêu cầu hủy đám cưới. Nếu chúng tôi làm trái lệnh thì sẽ bị phạt nặng,” bà giải thích. Sau đó đám cưới đã được chuyển tới nơi khác và tiến hành trong sự hạnh phúc của gia đình và bạn bè. Một cảnh trong phim “My Best Gay Friend” (Nguồn: AFP)
Tập đầu tiên của serie này hiện đã vượt mốc 1 triệu lượt xem và dự kiến sẽ có tổng cộng 15 tập. Một khán giả bình luận trên YouTube cho hay: “Tôi cảm thấy sự đồng cảm và ngưỡng mộ trước tình yêu, tình bạn mà họ dành cho nhau. Tôi cho rằng họ còn có cuộc sống đẹp hơn cả những người bình thường.” Vào năm 2011, khán giả Việt từ lũ lượt tới rạp để xem “Hotboy nổi loạn”, một tác phẩm nói về người đồng tính, khai thác góc khuất thường bị lảng tránh tại Việt Nam. Khoa cho biết rằng dù “My Best Gay Friends” rất nổi tiếng trên mạng song anh không có ý định đưa nó lên truyền hình bởi “sự nhạy cảm” và không phù hợp với các đài truyền hình hay nhà quảng cáo. Quốc Thịnh (Vietnam+)
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
15h hôm qua (23/9), giới trẻ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã cùng nhau thực hiện một ngày hội mang tên Yêu là yêu - LGBT Flashmob (LGBT là viết tắt của cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới), nhằm ủng hộ các quyền cho LGBT tại Việt Nam.
Nững hình ảnh và thông tin về Hương Giang Idol đã được đăng tải trên một tờ báo đồng tính nổi tiếng ở Anh.
Bộ ảnh là nỗi lòng của những con người mang trong mình giới tính thứ 3, là thông điệp nhắn nhủ đến xã hội còn nhiều định kiến vô cùng khắt khe.
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.