Giới trẻ và xu hướng \"ở riêng\" để tự do... yêu\"Ở riêng\" là cụm từ mà nhiều người dành cho các cặp gia đình trẻ sống độc lập sau khi cưới nhưng gần đây nó cũng dùng để chỉ các bạn trẻ \"bỗng dưng\" muốn sống... một mình. Bỗng dưng muốn... khổ Có nhà ở Hà Nội, gia đình khá giả, lại có một cửa hàng thời trang online, nhưng Thu Trang (phố Đặng Tiến Đông, Hà Nội) lại nằng nặc đòi gia đình cho ra sống ở bên ngoài. Cô cho biết, muốn sống tự lập để khẳng định mình. Từ một cô gái được nuông chiều, Thu Trang đã biết cách sắp xếp cuộc sống riêng của mình như các bạn ở tỉnh xa về Hà Nội học. Ngoài giờ lên lớp tại Học viện Tài chính, cô dành thời gian còn lại của mình vào việc bán hàng online, nấu ăn và đọc sách. Cứ chủ nhật là cô lại về thăm nhà và báo cáo tình hình cuộc sống cho bố mẹ. Sau gần một năm ở trọ, Thu Trang tự nhận thấy lối sống của mình quy củ và tự chủ hơn hẳn. Cô biết cách quan tâm đến người khác, cách chi tiêu hợp lý - điều mà khi ở với bố mẹ, Thu Trang không làm được. Bác Nguyễn Thúy Mai (mẹ của Thu Trang) cho biết: "Ban đầu, nghe Trang nói là muốn ra ở riêng, tôi tưởng mình nghe nhầm. Vẫn biết tính con gái rất quyết đoán, nhưng ai lại nghĩ nó muốn ra ngoài sống một mình khi có bố mẹ và nhà cửa ở Hà Nội. Tôi cứ tưởng cháu bị vấn đề gì về tình cảm nên mới thế. Nhưng sau khi tâm sự cùng con, thấy cháu muốn sống tự lập, muốn cùng bạn bè kinh doanh quần áo mà không muốn làm phiền không gian yên tĩnh của bố mẹ, nên tôi cũng đành bằng lòng. Mỗi tuần, tôi sang nhà con gái ba lần xem nó ăn ở thế nào và chỉ bảo những điều cần thiết để cháu có kỹ năng khi sống một mình". Thu Trang cho biết, khi cô bảo với các bạn là muốn ra ngoài sống riêng, bạn bè cô cũng có người bàn ra, tán vào. Người thì cho rằng, thế cũng là một cách sống tự lập. Nhưng có bạn thì cho rằng, cô sống thoải mái như Tây, có nhà có cửa mà lại đi sống một mình, tự dưng lại muốn… khổ. Tuy nhiên, với cô gái cá tính này, việc ra ngoài sẽ tạo cho cô một kỹ năng sống, đó là biết lo toan và tiết kiệm. Mỗi tháng, bố mẹ cho Thu Trang 5 triệu đồng, cộng với tiền lãi từ cửa hàng quần áo online, thu nhập của cô cũng cỡ 10 triệu đồng. Mỗi tháng, cô còn để dành được tiền tiết kiệm để cùng đội sinh viên tình nguyện giúp đỡ các trẻ em cơ nhỡ ở chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội). Còn Mai Khôi (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lại muốn sống riêng vì… chuẩn bị đi du học. Cô tự thi và giành được học bổng tại Đại học Báo chí Lille (Pháp). Dù đến tháng 6/2013 mới bắt đầu nhập học, nhưng Mai Khôi đã dọn ra ngoài ở cùng một người bạn để học tiếng Pháp và trao đổi những kỹ năng khi đi du học với các bạn khác. Mai Khôi chia sẻ: "Nhiều người cho rằng, có nhà ở Hà Nội mà lại dọn ra ngoài sống là … hâm. Nhưng em không nghĩ thế, ra ngoài sống sẽ giúp cho giới trẻ trưởng thành hơn, nhất là khi em sắp đi du học. Điều đó sẽ giúp em không bỡ ngỡ khi bước chân sang Pháp học hai năm". Tự do... yêu Đang ngủ, người dân sống trong ngõ Mai Hương (Bạch Mai, Hà Nội) bỗng giật mình bởi tiếng quát từ gia đình bà Thịnh. Hỏi ra mới biết, do cậu con trai cưng muốn ra "ở riêng" nên dẫn đến to tiếng với bố mẹ. Hùng - con trai bà Thịnh - cho hay, vì là con cưng nên anh bị kiểm soát chặt chẽ, ít có thời gian tụ tập bù khú với bạn bè. Điều đó khiến anh thấy bức bối, muốn ra ở riêng để được tự do, làm những điều mình thích như nhậu nhẹt với bạn không sợ mẹ rầy la, đi chơi về khuya không bị bố càu nhàu. Đặc biệt là từ khi Hùng có tình cảm với một cô gái cùng lớp thì giờ giấc của cậu càng bị kiểm soát. Bà Thịnh kèm cậu con cưng như "kèm kem", khiến cho Hùng cảm thấy ngột ngạt và muốn ra ngoài ở với bạn để có thời gian yêu đương. Không ít bạn lấy cớ ra ở riêng để được thoải mái chuyện bạn bè, yêu đương. (ảnh minh họa) Còn Linh (sinh viên trường Đại học Hà Nội) thì muốn ra ở riêng vì "muốn làm gì thì làm mà không bị mẹ trách mắng" khiến cho nhiều người lớn bất ngờ. Bởi, lý do Linh xin ra ở riêng chỉ đơn giản là “được tự do, được ăn những gì mình thích, làm những gì mình muốn mà không phải để ý đến những người xung quanh". Hùng hay Linh chỉ là hai trong số rất nhiều người trẻ vì không muốn bị cha mẹ kèm cặp nên "ra riêng", dù chưa sẵn sàng tự lập, kinh tế vẫn phụ thuộc vào mẹ cha. Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang để ra ở riêng. Có nhiều bạn cứ nghĩ rằng, ra ở riêng chỉ đơn giản là tách ra khỏi gia đình, là thuê lấy một phòng trọ và tự mình sắp xếp cuộc sống của mình theo ý muốn cá nhân. Trong khi đó, cuộc sống một mình ở ngoài nảy sinh rất nhiều vấn đề mà chính các bạn không lường trước được. Vấn đề đầu tiên mà nhiều bạn trẻ khi ra ngoài ở đã vấp phải chính là tài chính. Khi ở nhà, tất cả mọi việc, mọi khoản chi tiêu đều có bố mẹ lo. Nhưng khi đã ra ngoài sống rồi thì từ bó rau, gói xà phòng, thậm chí là từ cái tăm cũng phải tự mình sắm lấy. Số tiền bố mẹ cho ban đầu đã hết, không biết xoay xở thế nào, nhiều người lại phải quay về nhà ăn bám bố mẹ như trước. Bạn Trần Đình Mạnh (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) đã chia sẻ những khó khăn của mình sau một tháng ra ở riêng: "Dù là người Hà Nội hẳn hoi, nhưng khi ra sống một mình, em vẫn không khỏi cảm thấy lơ ngơ vì cuộc sống quá phức tạp mà tiền nong thì thật là tốn kém. Cảm giác bơ vơ giữa đời cũng là một cảm giác đáng sợ. Ở nhà, em quen được chiều chuộng nên khi ra ngoài sống, tuy giờ giấc có thoải mái thật nhưng vì là con trai nên em không nấu nướng, bữa ăn bữa không nên người bị thiếu chất, có khi cả ngày ngồi máy vi tính mà không ăn gì. Mẹ em sang thăm thấy sợ quá nên bắt về nhà luôn". Ông Lê Văn Thành (Trưởng ban văn hóa - xã hội Viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM) cho rằng: Xu hướng ra ở riêng của người trẻ là hiện tượng tất yếu trong xã hội hiện đại. Ông bày tỏ sự ủng hộ với những người trẻ "ra riêng" khi họ thật sự muốn rèn luyện bản thân cứng cáp, chín chắn, có thể chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình, chứ không phải để được tự do, lêu lổng hay vì mâu thuẫn gia đình. Các bậc phụ huynh nên ủng hộ, nếu con có ý định tự lập và giúp con bằng cách tư vấn, góp ý trước các dự định, kế hoạch sống của con khi ra ở riêng.
Lạc Thành (ĐS-PL) NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!