Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu trong thời gian học sinh nghỉ vì Covid-19, các trường tinh giản nội dung dạy học trực tuyến, đảm bảo kế hoạch năm học 2020-2021.
Cụ thể, theo thông báo mới nhất số 457/SGDĐT - CTTT ngày 16/2/2020, Sở GD-ĐT yêu cầu trong thời gian học sinh ở nhà để phòng dịch Covid-19, các trường tiểu học, THCS, THPT; trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên tổ chức dạy học trực tuyến qua Internet theo hướng dẫn tại Công văn số 356/SGDĐT-GDPT ngày 31/1/2021.
Theo công văn 356, các trường phải tiếp tục duy trì, tổ chức có chất lượng các hoạt động dạy và học trong nhà trường bằng hình thức học qua Internet; đảm bảo việc dạy học theo đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và kế hoạch giáo dục của trường.
Các trường tiến hành rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD-ĐT và của Sở GD-ĐT đã ban hành.
Khi thực hiện dạy học qua Internet, cần đảm bảo việc quản lý thời gian, nội dung dạy học chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định. Từng nhà trường chủ động lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của trường mình. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các điều kiện bảo đảm tổ chức dạy học qua internet có chất lượng. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.
Nhà trường phải phân công giao viên giao nhiệm vụ học tập theo nội dung bài học và hướng dẫn học sinh thực hiện các buổi học qua Internet; phối hợp với gia đình có biện pháp quản lý việc học của học sinh thông qua internet; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã giao.
Khi học sinh đi học trở lại, các trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua Internet. Từ đó hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung, kiến thức đã học qua Internet nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.
Sở cũng yêu cầu các nhà trường cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học qua Internet đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo hoàn thành kế hoạch theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT và Kế hoạch giáo dục của nhà trường; duy trì và ổn định nền nếp, chất lượng dạy và học ngay từ tiết học đầu tiên khi học sinh trở lại học tập sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021.
Quan tâm toàn diện việc học tập, rèn luyện của từng học sinh, có biện pháp giúp đỡ kịp thời các em học sinh còn khó khăn về điều kiện học tập qua Internet, hạn chế về khả năng học tập và tự học.
Với riêng bậc mầm non, theo công văn 401 ban hành ngày 4/2, các trẻ ở lứa tuổi này không bắt buộc học trực tuyến. Song, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường ứng dụng hình thức công nghệ thông tin phù hợp giữa cơ sở, giáo viên và cha mẹ trẻ để chia sẻ, tư vấn việc chăm sóc, giáo dục, đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích khi trẻ nghỉ học. Cùng đó, thường xuyên nắm bắt tình hình sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ.
Theo Vietnamnet
Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 22/11 nhiều điểm mới về xét tuyển sớm gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ các trường Đại học.
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.