Theo BBC, trong bảng xếp hạng toàn cầu mới nhất vừa được công ty giáo dục Pearson công bố, nền giáo dục Hàn Quốc đã đứng vị trí thứ trên thế giới (hạng nhất thuộc về Phần Lan). Cùng tìm hiểu những ưu đãi và lợi ích khi du học ở xứ sở kim chi này nhé!
Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng giáo dục và đào tạo nhân tài, vì vậy cơ sở giáo dục của Hàn Quốc đứng đầu châu Á và thuộc top 5 các quốc gia có đầu tư cao vào giáo dục.
Tại hội thảo nghiên cứu quốc tế về thành tích học tập (PISA) do Cơ quan Nghiên cứu Phát triển Hợp tác Kinh tế (OECD) tổ chức thì trong những năm gần đây Hàn Quốc liên tục chiếm vị trí 3-6 trong số 65 nước. Đặc biệt, Hàn Quốc chiếm vị trí đầu tiên tại hội thảo đánh giá năng lực đọc kỹ thuật số.
Hiện đã có sinh viên của 143 quốc gia đến Hàn Quốc du học, theo các lĩnh vực như: trung tâm ngoại ngữ: 14.184 người, khoa ngành: 22.171 người, viện đại học: 9.885 người, và nghiên cứu lĩnh vực khác: 3.030 người.
Hệ thống giáo dục
Hiện Hàn Quốc có 198 trường đại học chuyên ngành và đại học tổng hợp, sinh viên theo học các trường này có thể nhận được bằng đại học thông qua chương trình chuyên ngành bốn năm.
Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc bao gồm sáu năm tiểu học, ba năm trung học cơ sở, ba năm trung học phổ thông và thông thường là bốn năm đại học. Trong đó, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc. Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập, học sinh có thể lựa chọn học tiếp chương trình trung học phổ thông thông thường, giáo dục đặc biệt hoặc dạy nghề.
Ở Hàn Quốc có bảy loại hình trường đào tạo bậc đại học bao gồm các trường đại học, cao đẳng công lập và tư thục; trường đại học công nghiệp; trường đại học sư phạm quốc gia; trường đại học hàng không; trường trung cấp; cao đẳng kỹ thuật và các học viện. Giáo dục đại học ở Hàn Quốc chịu sự quản lý giám sát của Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực.
Các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu của Hàn Quốc (ví dụ như SNU, ICU, POSTECH, KAIST, GIST…) được chính phủ nước này quan tâm đầu tư rất nhiều bằng các dự án và các chương trình hỗ trợ học bổng (như Kosef – giờ là KRF, Brain Korea, KOICA, IT…). Sinh viên của các đơn vị này thường có khả năng xin được học bổng chính phủ rất cao và cơ hội việc làm cũng như học tiếp sau khi ra trường lớn hơn.
Hệ thống thư viện và thư viện điện tử của Hàn Quốc khá tốt, bạn có thể tìm thấy các tạp chí chuyên ngành hàng đầu thế giới trong các thư viện của trường nhưScience, Nature, Cell (for Biology), Physic… Tại các thư viện đều có dịch vụ “làm” sách cho các bạn, từ một quyển sách gốc giá khoảng 200-300 USD, bạn chỉ phải trả khoảng 30.000-50.000 won (khoảng 30-50 USD) cho một quyển sách đóng bìa nghiêm chỉnh nhưng không có màu. Các tạp chí mà bạn cần, có thể “order” tại thư viện nếu không có sẵn, thủ tục khá đơn giản và thuận tiện.
Là quốc gia có mạng thông tin phát triển bậc nhất thế giới, thư viện digital của Hàn Quốc là một công cụ hữu ích cho các sinh viên, nghiên cứu viên và giáo sư… truy cập và kiếm tìm những thông tin mới nhất. Các tạp chí chuyên ngành online cũng được các trường mua bản quyền để cho sinh viên có thể download thoải mái. Đây là một thuận lợi rất lớn cho các sinh viên ở Hàn Quốc nói riêng và các nước phát triển nói chung.
Chính phủ Hàn Quốc có chính sách hỗ trợ du học sinh
Hàn Quốc có mức chi phí du học về học phí cũng như sinh hoạt phí tương đối rẻ so với các nước học bằng tiếng Anh như Mỹ, Canada hoặc Anh quốc, v.v… Không những không yêu cầu du học sinh phải chi trả bất kỳ khoản tiền bổ sung nào khác, nước này còn có nhiều chương trình học bổng giúp du học sinh giảm bớt áp lực gánh nặng kinh tế. Theo thông báo của chính phủ Hàn Quốc, trong thời gian gần đây, việc hỗ trợ nhiều mặt cho du học sinh như: cấp học bổng, chỗở ký túc xá, việc làm thêm, xin việc sau khi tốt nghiệp, v.v… và giảm bớt các quy chế phức tạp khiến cho việc du học ở Hàn Quốc thêm tiện lợi với mức chi phí phải chăng.
Thông thường một du học sinh tại Hàn Quốc cần có tài khoản hoặc sổ tiết kiệm từ 10.000-30.000 USD trong ngân hàng.
- Với du học tự túc:
+ Bản khai tài khoản tháng gần nhất của người bảo lãnh tài chính có hơn 10.000 USD hoặc giấy chứng nhận chuyển tiền vào Hàn Quốc có số tiền 10.000 USD hay điện chuyển khoản tiền tương tự.
+ Người bảo lãnh phải có giấy đăng ký chủ cơ sở hoặc giấy chứng nhận đang có việc làm, Bản theo dõi nộp thuế tài sản, Giấy cam kết bảo lãnh tài chính (bao gồm đơn xin học).
- Với du học có học bổng:
+ Chứng nhận về học bổng.
- Du học theo các chương trình trao đổi giữa các trường đại học.
+ Thư mời của hiệu trưởng các trường đại học hoặc chứng nhận miễn học phí.
(Ngoại trừ các tài liệu về tài chính, hiệu trưởng các trường đai học có thể tự quyết định những loại giấy tờ nào là cần thiết phải được cung cấp. Yêu cầu đối với người bảo lãnh tài chính là phải cùng quốc tịch với ứng viên).
Học phí và sinh hoạt phí (đơn vị tính: USD/năm)
Học phí đại học chuyên ngành: 3.000-6.000 USD (một năm), đại học công lập: 3.500-6.000 USD (một năm), đại học dân lập: 5.000-8.000 USD (một năm), phí nhập học: 50-150 USD, phí đào tạo ngoại ngữ: 10 tuần (khoảng 1.000-1.400 USD); ba tuần (khoảng 800 USD).
Chi phí sinh hoạt: tiền ký túc xá, bốn người một phòng khoảng 300-800 USD (học kỳ). Tiền ký túc xá còn tùy thuộc vào việc có bao gồm tiền ăn hay không. Tiền ăn: khoảng 300 USD (một tháng, quán ăn trong trường), tiền một bữa ăn: 2,5-3 USD. Tiền thuê hằng tháng phòng tự nấu nướng: khoảng 300 USD (tiền cọc 3.000-5.000 USD). Bảo hiểm y tế: khoảng 20-30 USD/tháng.
Thủ tục nhập học
Trước đây, bạn có thể có hoặc chưa có điểm tiếng Anh (tương đương TOEFL 550), giáo sư cũng có thể bảo lãnh trước cho bạn và trả nợ sau, nếu bạn có liên hệ trước với giáo sư. Từ năm 2005, bạn phải xuất trình điểm tiếng Anh trước.
Hồ sơ xin học
- Đơn xin học.
- Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học nếu xin học đại học.
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng hay đại học nếu xin học cao học.
- Kết quả học tập ở cấp học cao nhất đã đạt được.
- Hai thư giới thiệu mà một thư là do giáo sư viết.
- Chứng chỉ thành thạo tiếng Hàn hoặc bảng điểm TOEFL chính thức.
- Kế hoạch học tập.
- Giới thiệu về bản thân.
- Hồ sơ về các công việc đã làm được (cho sinh viên các ngành thể thao hoặc nghệ thuật).
Làm thêm
Một lý do hấp dẫn các học sinh quốc tế tới Hàn Quốc học tập là cơ hội việc làm. Trung bình một du học sinh được phép làm thêm 28 giờ/tuần trong suốt khóa học và 8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ. Thu nhập của mỗi giờ làm việc từ 7-9 USD. Như vậy có thể chắc chắn rằng ngoài thời gian đảm bảo cho học tập, du học sinh vẫn có thể đi làm và đủ tiền trang trải cho sinh hoạt của mình.
Sinh viên Việt Nam được ưu đãi khi du học Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc cũng có chính sách hỗ trợ 50% học phí cho sinh viên nước ngoài, đặc biệt rất ưu đãi dành các suất học bổng này cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Về nguyên tắc du học sinh và học sinh trong nước tiền học phí không khác nhau.
Hỗ trợ tuyển dụng
Hàn Quốc tổ chức hội chợ tuyển dụng du học sinh nước ngoài hằng năm nhằm giúp cho du học sinh nước ngoài có thể kiếm việc làm tại Hàn Quốc. Du học sinh có thể tìm kiếm thông tin tìm việc, tuyển người qua trang web hỗ trợ tuyển dụng (http://www.goldcard.or.kr). Đặc biệt, có chương trình hỗ trợ cấp visa và tuyển dụng dựa vào chế độ Science Card dành cho nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật tiên tiến và chế độ Gold Card dành cho học sinh tốt nghiệp lĩnh vực công nghệ cao.
Một số học bổng ở Hàn Quốc mà du học sinh Việt Nam theo học gồm:
- Học bổng chính phủ Hàn Quốc cho các bậc từ đại học đến tiến sĩ: (http://www.niied.go.kr/). Ở dạng này, người nhận học bổng thường phải học một thời gian tiếng Hàn, sau đó thi nếu đạt yêu cầu sẽ chính thức được học chuyên ngành của mình tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu. Với bậc đại học các bạn có thể được chọn chuyên ngành theo học.
- Học bổng của các trường và các viện nghiên cứu. Thường các trường và các viện nghiên cứu ở Hàn có học bổng cho sinh viên nước ngoài, ví dụ Viện KAIST (http://www.kaist.edu/edu.html), Viện KIST (http://irda.kist.re.kr/admissions/aid.html),…
- Học bổng giáo sư: Đây là dạng học bổng phổ biến nhất đối với bậc thạc sĩ và tiến sĩ mà du học sinh Việt Nam theo học. Ở hình thức này người học được giáo sư trả một khoản tiền hằng tháng được trích từ đề tài, dự án để làm tiền sinh hoạt phí, đóng bảo hiểm. Còn tiền học phí thường được trường tài trợ hoặc giáo sư phải đóng một phần tùy từng trường. Trong hình thức này, đôi khi người học được giáo sư hỗ trợ để nhận các học bổng của chính phủ Hàn Quốc như BK21…
Việc xin học bổng, nhất là học bổng giáo sư ở Hàn Quốc thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào giáo sư. Vì vậy những bạn có ý du học Hàn Quốc được khuyên nên tìm giáo sư có lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với mình và viết thư cho họ, nếu được họ nhận thì 90% bạn sẽ được học bổng.
Việc liên hệ với những người đang học tập Hàn Quốc để tìm cơ hội học bổng và học hỏi kinh nghiệm sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình xin học bổng đến nước này. Các diễn đàn như Hội Sinh viên Việt Nam ở Hàn Quốc http://vsak.vn/vn/forum/#, hội sinh viên Việt Nam ở các trường, như Trường Ulsan http://www.sinhvienulsan.net/… là những nơi bạn nên tham gia nếu có ý định xin học bổng và du học Hàn Quốc.
Văn bằng BTEC FPT mở ra cho sinh viên Việt Nam cơ hội du học quốc tế để có trong tay tấm bằng tốt nghiệp danh giá, đồng thời thời gian và tiết kiệm chi phí một cách tối đa.
12 suất học bổng danh dự Đại học New South Wales Úc (UNSW) ngành Vật lý 2018 (School of Physics Honour Award) trao cho sinh viên quốc tế, xem hạn ngay!
Học bổng cử nhân ĐH New South Wales Úc (UNSW) ngành Luật và Kinh tế 2017-2018 (The Herbert Smith Freehilss Law and Economics Honours Year Award) cực hot!
Học bổng cử nhân ĐH Deakin Úc ngành điều dưỡng và thương mại 2017-2018 tại khu học xá Warnambool chính thức mở, xem điều kiện để chuẩn bị ngay!