Hình ảnh phản cảm nữ sinh ngồi trên đầu tượng đài kéo pháo ở Điện Biên. Ngồi lên đầu tượng đài chiến sĩ kéo pháo, leo lên bia Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ hay dạng chân trước cửa hầm..
Những tấm hình này được đăng trên Facebook của Thảo Thon Thả từ giữa năm 2012 nhưng gần đây lại được chia sẻ trên các diễn đàn và Facebook. Theo thông tin trên trang cá nhân, nữ sinh này quê Điện Biên và học tại một trường kinh tế.
Bộ hình được chụp nhân dịp nữ sinh cùng nhóm bạn tới thăm các di tích lịch sử ở Điện Biên. Bên dòng Nậm Rốm có tượng đài dài 21 m; cao 10,5 m, nặng 1.200 tấn tái hiện cảnh 28 chiến sĩ kéo khẩu pháo 105 ly. Đường kéo pháo xuyên rừng dài gần 4km, vắt ngang sườn núi khiến vết bánh xe khẩu pháo lún sâu, bộ đội găm mũi dày xuống đất, gồng mình kéo khẩu pháo nặng ngược dốc.
Nữ sinh ngồi hẳn lên đầu tượng chiến sĩ đang kéo pháo để chụp ảnh. |
Trong ảnh, cô gái cười tươi khi ngồi lên đầu một chiến sĩ đang kéo pháo. Phía dưới là một bạn nam đang cầm điện thoại giúp cô lưu lại hình ảnh này. Quanh đó, nhiều bạn trẻ khác cũng đi lại trên tượng đài. Chú thích cho bức ảnh, chủ nhân Facebook viết: "Cái này ở Điện Biên nhưng lần đầu đến cũng lần đầu nhìn thấy".
Tiếp đó, cô gái "thể hiện tình cảm" với chiến sĩ bằng một nụ hôn. Rồi cô cùng một bạn gái khác lại mỗi người leo lên đầu một bức tượng.
Ngoài các bức ảnh chụp tại tượng đài chiến sĩ kéo pháo, chủ nhân Facebook còn đăng nhiều ảnh tới thăm các di tích khác. Lần này, cô gái mặc áo phông, quần short đỏ ngồi lên bia di tích sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong rừng nguyên sinh tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên và đứng dạng tay, chân trước cửa một căn hầm.
Bên cạnh ảnh "bá đạo" của mình, Thảo Thon Thả còn khoe ảnh bạn bè đu mình trên xác xe tăng hay đánh đu bên tượng đài bằng đồng. Trước hành động này, bạn bè của Thảo Thon Thả cảnh báo "coi chừng, nơi này thiêng lắm đấy". Phần lớn các bình luận đều phản ứng gay gắt trước thái độ vô lễ của cô gái và dành những lời nhận xét nặng nề như "không có não", "đầu toàn đậu" hay "cái đầu chỉ có mỗi tóc, không có óc" cho chủ nhân bức ảnh.
Tạo dáng với tư thế phản cảm ngay trước cửa hầm của khu di tích. |
Xem xong bức ảnh ngồi lên đầu chiến sĩ kéo pháo, nickname DangCan Quachbức xúc: "Không chấp nhận được". Còn độc giả Xuân Tiến bày tỏ sự tức giận: "Hành động không có lời nào diễn tả được". Cùng chung tâm trạng phẫn nộ, Bùi Ngân Hà tỏ ra xót xa: "Giẫm đạp lên lịch sử của cả một dân tộc và cả một thế hệ cha ông: Xẻ dọc Trường Sơn đi giữ nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai".
Trước đó, cộng đồng từng lên án nhiều hành động không tôn trọng lịch sử của giới trẻ. "Phong trào" leo trèo, ngồi lên di tích để chụp ảnh được xem là khởi nguồn từ hành động đứng lên đầu cụ rùa ở Văn Miếu của một thí sinh vừa hoàn thành kỳ thi đại học hồi tháng 7/2012. Sau đó, hàng loạt những bức ảnh ngồi lên mộ liệt sĩ hay đánh đu trên tượng đài được chia sẻ trên mạng nhận được "cơn mưa" gạch đá.
(Theo Vnex)
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.