(Tuyensinh247) Để có đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp trí nhớ, giảm căng thẳng nhưng không tăng cân trong cao điểm mùa thi, nhiều người vẫn cố tìm mua các thuốc hỗ trợ tăng cường trí nhớ... mà quên xung quanh chúng ta có rất nhiều trái cây, thảo dược vừa ngon, bổ, rẻ lại sử dụng dễ dàng. Tuyensinh247 xin tặng cho các thành viên. Chúc các bạn sức khỏe để \"Cày\" cho tốt ^^
1, Chuối
Các nhà khoa học châu Âu nghiên cứu về sinh hóa thần kinh thấy hoạt động tinh thần của con người chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các chất trong não, trong đó có chất serotonin là chất mang tín hiệu hóa học đến não có nhiều trong chuối. Người có công việc đòi hỏi sáng tạo, quyết đoán cần ăn mỗi ngày 2 quả chuối.
Hơn nữa, chuối cung cấp nhiều ion ka-li-um, có thể hạ huyết áp, ức chế tác dụng của ion na-tri-um – nhân tố làm huyết áp cao, thương tổn mạch máu.
Nếu thiếu ka-li-um sẽ có hiện tượng chóng mặt, toàn thân vô lực. Chuối tiêu không những chứa nhiều dinh dưỡng, chứa rất ít na-tri-um, không chứa cô-léttơ-rôn nên ăn nhiều chuối phòng được bệnh béo phí. Thường ăn chuối tiêu có ích cho đại não, bồi bổ thần kinh, nhuận phế, trị ho, phòng bí đại tiện.
2, Long nhãn hoặc quả nhãn
Long nhãn ( hoặc trái nhãn) còn có tên là phế viên, là một trong 4 “đại danh quả”, được mọi người tôn sùng, có nhiều ở Việt Nam. Long nhãn vị ngọt, công năng chủ yếu là khai vị tỉnh tì, dưỡng huyết, an thần, bổ hư, ích trí tuệ.
Long nhãn có thể ăn tươi, chế thành dạng mứt, thành cao long nhãn, thành chè long nhãn hoặc sấy khô. Long nhãn có giá trị dinh dưỡng cao, được thị trường trong và ngoài nước tôn là thượng phẩm. Có thể bóc thịt long nhãn tươi cho vào cháo ăn càng tăng khẩu vị.
Trong 100g thịt long nhãn chứa 80g nước, 1,2g an-bu-min, 0,1g chất béo, 16g hy-đrô các-bon, 0,2g xen-luy-lô, 13mg can-xi, 26mg phốt-pho, 0,4mg sắt. Ngoài ra còn chứa một ít suyn phát, hạch hoàng tố, a-xít ar-cor-bi-que (thuốc chống hoạt huyết). Long nhãn là thần phẩm, già trẻ đều dùng rất thích hợp.
Nếu bạn dùng long nhãn nhục sao với toan táo nhân, sấy cùng bạch truật và phục linh đều 50 gam, lại thêm mộc hương, nhân sân đều 25g, chích cam thảo 12g nấu thành thang gọi là quy tì thang. Thang này chữa được chứng tư lự quá độ, hay quên, hồi hộp, tâm phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi, co giật
3, Xoài
Xoài có chứa axit glutamine, một loại chất được biết đến với tác dụng cải thiện trí nhớ và giữ cho các tế bào não hoạt động. Ăn xoài thường xuyên là cách để chiến đấu với căn bệnh giảm trí nhớ khi có tuổi.
4, Thanh long
Thanh long có vị ngọt mát. Thanh long có rất nhiều tác dụng: Giải trừ độc tố, bảo vệ dạ dày, chống lão hoá, ngăn ngừa sự thoái hoá của các tế bào não và ức chế các triệu chứng giảm trí nhớ.
5. Ngô
Trong ngô có chứa nhiều axit béo và axit không no như axit linolic, nên có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu. Đặc biệt là lượng axit glutamic trong ngô rất cao, nên sẽ kích thích các tế bào não không ngừng chuyển động và trao đổi thông tin.
Ăn ngô thường xuyên, nhất là ngô “tươi” sẽ giúp bạn có một bộ não khỏe mạnh.
6. Lạc
Bộ não của chúng ta cần có lexinthin và phospholipid để duy trì hoạt động. Hai nguyên tố vi lượng này có nhiều trong củ lạc. Ngoài tác dụng duy trì hoạt động, lexinthin và phospholipid còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ của các tế bào thần kinh và phòng tránh ngưng kết tố tiểu cầu.
Thí nghiệm thực tế cho thấy, những người ăn lạc đều đặn trong các bữa ăn có thể tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện trí nhớ, chống lão hóa. Vì thế mà củ lạc trong dân gian còn được biết đến với cái tên là “quả trường thọ”.
7, Cam
Cam là loại quả giàu vitamin A, B1, C và các khoáng chất quan trọng khác tốt cho trí não. Ăn cam thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Cam tốt cho mọi người, đặc biệt là các “sĩ tử”. Trước khi bước vào mùa thi, các “sĩ tử” nên bổ sung thêm loại quả này trong khẩu phần ăn của mình vì nó có tác dụng làm tinh thần minh mẫn, hưng phấn, chống lại sự căng thẳng, mệt mỏi.
8, Dứa
Dứa rất giàu vitamin C và nguyên tố Mangan, vì thế dứa cũng được coi là một trong những thực phẩm tăng cường trí nhớ, nó có tác dụng thư giãn thần kinh, giúp các tĩnh mạch lưu thông dễ dàng.
Do dứa không chứa nhiều nhiệt lượng nên bạn có thể ăn dứa tươi hoặc uống nước ép dứa thường xuyên mà không sợ bị nóng.
9, Quả bơ
Quả bơ có chứa loại chất béo không bão hòa đơn là loại chất béo giúp não hoạt động tốt. Chất béo không bão hào đơn giúp duy trì đường huyết ở mức bình thường. Chúng còn giúp ngăn ngừa bệnh huyết áp cao cũng như ngăn ngừa đột quỵ.
10, Táo
Táo có chứa hàm lượng quercetin cao, một chất chống oxy hóa đã được chứng minh để bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer. Ngoài việc giúp bảo vệ bộ nhớ và bộ não, táo cũng đã được chứng minh làm giảm nguy cơ cho nhiều bệnh ung thư.
Táo cũng được gọi là “quả trí tuệ”. Táo và cam đã được chọn làm thức ăn cho các nhà du hành vũ trụ, để có tinh thần lạc quan tin tưởng.
11,Quả dâu tây: Có các chất dinh dưỡng, yếu tố vi lượng, khoáng chất và vitamin rất cao nên tác dụng rất tốt trong việc giúp cơ thể làm chậm quá trình lão hóa, chống ung thư, tăng trí nhớ và sinh lực, cải thiện tuần hoàn não và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Có thể ăn tươi hoặc ở dạng sinh tố dâu và sữa, mỗi ngày 300-500 g sẽ rất tốt cho cơ thể.
12. Nho
Nho có vị ngọt, lợi tiểu, thanh huyết, có hiệu quả đối chứng bệnh yếu dạ dày, thống phong (goutte). Nó còn có khả năng ích khí, chịu đựng đói, chịu đựng rét. Thường xuyên ăn nho có thể mạnh thân ích thọ.
Trong 100 gam nho, nước chiếm 87,9g, an-bu-min 0,4g, chất béo 0,6g, hy-đrô các-bon 8,2g, xen-luy-lô 2,6g, can-xi 4mg, phốt pho 7mg, sắt 0,8mg, ca-rô-ten và các vi-ta-min B1, B2, C, P. Nho còn chứa hơn 10 loại chất đạm cần thiết cho cơ thể và nhiều loại a-xít trái cây.
Thường xuyên ăn nho có tác dụng bổ ích đối với người thần kinh suy nhược, người mệt mỏi quá độ. Rượu nho là một thứ đồ uống có độ cồn thấp, lại có nhiều loại đạm chứa nhóm NH2, vi-ta-min… Tính ôn hòa, màu đẹp, có tác dụng hoạt huyết khai khiếu, kiện tì, giúp tiêu hóa, tỉnh thần kinh.
Nếu bạn bị nhiệt, phiền khát, có thể lấy nước trấp nho, dùng lửa nhỏ cô đặc quánh như dạng cao, thêm mật ong (gấp bội), đun tiếp, khi sôi thì tắt lửa, để nguội làm bánh dùng dần mỗi lần bạn dùng 1 thìa canh chiêu với nước sôi để ấm. Nho có thể dùng điều chế rượu. Những người thiếu máu não đầu choáng, tim hồi hộp, có thể uống lượng rượu nho thích hợp, mỗi ngày 2-3 lần.
13, Bí đỏBí đỏ có những công dụng quý giá phòng chữa các bệnh của thời đại công nghiệp: căng thẳng thần kinh (stress), váng đầu, đau đầu, phòng bệnh tim mạch ung thư, giảm béo. Bí đỏ chứa các axit amin (arginin, glutamin, alanin, glycin) và các khoáng chất cô ban, sắt, kẽm, canxi, photspho, kali, vitamin có A, B, C, E, axit folic, pectin rất nhiều. Axit glutamic tự nhiên 1% giúp thải chất cặn bã của quá trình hoạt động của não bộ.
Bí đỏ có tác dụng bổ não, tăng trí nhớ, tăng phấn chấn, chữa suy nhược thần kinh hay quên, khó ngủ, nhức đầu, các bệnh về não như viêm não, viêm màng não…
14, Quả việt quất
Quả việt quất là loại thực phẩm tốt nhất cho não. Chúng kích thích tế bào não phát triển, bảo vệ não chống lại hiện tượng oxy hóa stress và giảm các tác động liên quan đến hiện tượng mất trí nhớ do tuổi già.
Tuyensinh247.com (tổng hợp)
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.