Học phí Đại học Kinh tế quốc dân năm 2020

Trường Đại học Kinh tế quốc dân công bố mức học phí năm học 2020 - 2021, theo đó ngành có học phí thấp nhất là 14 triệu đồng/năm.

Lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

Mức học phí được tính theo ngành/chương trình học, cụ thể như sau:

Đơn vị tính: đồng

TT

Nhóm ngành đào tạo

Mức thu học phí năm học 2020-2021

Mức học phí /tháng

Tính theo năm học

(10 tháng)

1

Nhóm 1 gồm các ngành được khuyến khích phát triển: Hệ thống thông tin quản lý, Công nghệ thông tin, Kinh tế (chuyên sâu Kinh tế học), Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Bất động sản, Thống kê kinh tế

1.400.000

14.000.000

2

Nhóm 2 gồm các ngành không thuộc nhóm 1 và nhóm 3

1.650.000

16.500.000

3

Nhóm 3 gồm các ngành xã hội hóa cao: Kế toán, Kiểm toán, Kinh tế đầu tư, Kinh tế quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn

1.900.000

19.000.000

Các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao; đào tạo/học bằng tiếng Anh (các ngành EBBA, EPMP, BBAE, POHE, Actuary…) được áp dụng mức thu học phí như sau:

Đơn vị tính: đồng

TT

Chương trình đào tạo/Khoa, Viện đào tạo

Mức thu học phí năm học 2020-2021

Mức học phí /tháng

Tính theo năm học (10 tháng)

1

Khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh (DSEB) – Khoa Toán Kinh tế

5.000.000

50.000.000

2

Định phí bảo hiểm và Quản trị rủi ro (Actuary) – Khoa Toán Kinh tế

5.000.000

50.000.000

3

Đầu tư tài chính (BFI) – Viện NHTC

4.300.000

43.000.000

4

Công nghệ tài chính (BFT) – Viện NHTC

4.600.000

46.000.000

5

Quản trị chất lượng và đổi mới (E-MQI) – Khoa Quản trị Kinh doanh

4.900.000

49.000.000

6

Quản trị điều hành thông minh (ESOM) – Khoa Quản trị Kinh doanh

4.900.000

49.000.000

7

Quản trị khách sạn quốc tế (IHME) – Khoa Du lịch-Khách sạn

6.000.000

60.000.000

8

Quản lý công và chính sách bằng tiếng Anh (EPMP) – Khoa Khoa học Quản lý

4.100.000

41.000.000

9

Kế toán bằng tiếng anh tích hợp chứng chỉ quốc tế (ICAEW) – Viện Kế toán-Kiểm toán

4.500.000

45.000.000

10

Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh (B-BAE) – Viện Đào tạo quốc tế
(Học phí của cả khóa học trong 4 năm là 240 triệu đồng, trong đó 2 năm đầu 80 triệu động/năm và 2 năm cuối là 40 triệu đồng/năm)

8.000.000

80.000.000

11

Quản trị Kinh doanh (E-BBA), Kinh doanh số (E-BDB) - Viện Quản trị Kinh doanh

5.100.000

51.000.000

12

Phân tích kinh doanh (BA) – Viện đào tạo tiên tiến, chất lượng cao và POHE

5.100.000

51.000.000

Tổng quỹ học bổng (dự kiến) năm 2020 của Trường là khoảng 20 tỷ đồng, trong đó: học bổng Khuyến khích học tập khoảng 16 tỷ đồng và Học bổng của các doanh nghiệp, tổ chức tài trợ là 4 tỷ đồng.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường sẽ thông báo cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Điểm mới tuyển sinh của trường ĐH Kinh tế quốc dân là từ năm 2020, Trường tổ chức đào tạo theo ngành và chương trình đào tạo đặc thù mà không phân chuyên ngành như các năm trước đây.

Thí sinh trúng tuyển vào ngành/chương trình đào tạo nào sẽ được xếp lớp ngay theo ngành/chương trình đào tạo đó, tùy theo quy mô có thể phân theo nhiều lớp sinh viên trong cùng 01 ngành/chương trình.

Riêng đối với ngành Kinh tế và Các chương trình định hướng ứng dụng (POHE), Trường tổ chức xếp lớp theo các chuyên sâu (chuyên ngành trước đây) với chỉ tiêu cụ thể như sau:

STT

Ngành

Chuyên sâu

Chỉ tiêu

1

Kinh tế

Kinh tế học

70

Kinh tế và Quản lý đô thị

70

Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực

60

2

Các chương trình định hướng ứng dụng (POHE)

Luật kinh doanh

70

Quản trị lữ hành

70

Quản trị kinh doanh thương mại

60

Quản trị khách sạn

50

Truyền thông Marketing

50

Quy mô tối thiểu để mở 01 lớp là 30 sinh viên.

Ngay sau khi trúng tuyển và hoàn thành thủ tục nhập học vào Trường, tất cả sinh viên đều được quyền đăng ký dự tuyển vào các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao, cụ thể là:

+ Chương trình Tiên tiến học bằng tiếng Anh có 03 chương trình (300 chỉ tiêu) gồm: Tài chính, Kế toán, Kinh doanh quốc tế.

+ Chương trình Chất lượng cao có 10 chương trình (900 chỉ tiêu) gồm: Ngân hàng, Kinh tế đầu tư, Kiểm toán, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị marketing, Quản trị nhân lực, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển và Tài chính doanh nghiệp.

 Theo TTHN