Trong chuyến thăm các trường học tại Việt Nam, Neil Fraser - kỹ sư phần mềm của Google thực sự \"sửng sốt\" trước khả năng học Tin học của học sinh Việt Nam.
Trong chuyến đi của mình, Neil đã dành thời gian tới thăm các trường học để xem Tin học được dạy như thế nào tại Việt Nam và những điều ông chứng kiến đã khiến ông thực sự sửng sốt.
Theo ông quan sát, tin học được dạy trong các trường tiểu học bắt đầu từ lớp 2 với các kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản bao gồm cả việc bảo quản đĩa cứng và mềm. Tới lớp 3, các em học sinh đã được làm quen với Microsoft Word cùng những bài tập đánh máy khá khó. Điều thú vị là các em lứa tuổi còn nhỏ nhưng đã có thể học đánh máy trên một phần mềm bằng tiếng Anh (không phải tiếng mẹ đẻ).
Neil Fraser thực sự ngạc nhiên khi lên lớp 4 và 5, các em học sinh Việt Nam đã bắt đầu học lập trình với ngôn ngữ Logo, với những bài tập phức tạp bao gồm câu lệnh như bài tập dạng Loops (bài tập vòng lặp). So sánh với nước Mỹ, thậm chí học sinh lớp 11 và 12 còn phải vất vả giải những bài tập HTML, những bài tin học dạng Loops hay Conditional (bài tập có điều kiện) thường được cho là quá khó, ít học sinh có thể hiểu được.
Ấn tượng mạnh với chương trình học Tin học tại đây, kỹ sư Neil đã bày tỏ nguyện vọng được góp sức với nhà trường. Sau khi hiểu được khó khăn chính của trường là thiếu phần mềm giảng dạy, ông đã miệt mài dành những ngày của kỳ nghỉ để viết một phần mềm tự dạy và học các bài tập Loops và Conditional hiệu quả hơn mang tên Blocky Maze. Ngoài ra, khi được biết nhà trường khó khăn về nguồn vốn, thiếu giáo viên dạy Tin học, nên chỉ một nửa các em học sinh được đăng ký học Tin học, kỹ sư Nail đã đóng góp 1.500 USD để ủng hộ trường tiểu học Bế Văn Đàn (Đà Nẵng) để thuê thêm giáo viên Tin học cho năm sau.
Sau khi ấn tượng với trình độ Tin học của học sinh cấp 1, ông tò mò không biết trình độ các học sinh trung học phổ thông sẽ ở mức nào, nên ông đã đến thăm một trường cấp 3 mà không hề báo trước, để có cái nhìn khách quan hơn. Và ông thực sự ngạc nhiên khi chứng kiến trong lớp Tin học, các em đang giải những bài tập lập trình Pascal siêu khó. Khi về nước, ông đem những bài tập này hỏi những kỹ sư cao cấp Google và được biết rằng những bài tập như này sẽ được xếp vào những top một phần ba những bài khó nhất khi phỏng vấn xin việc vào Google. Trong khi đó những học sinh Việt Nam chỉ có 45 phút để giải và hầu hết học sinh trong lớp đều hoàn thành, những học sinh còn lại chỉ cần thêm vài ba phút cũng có thể hoàn thành. Như vậy nói một cách so sánh bắc cầu, phân nửa số học sinh lớp 11 này có thể vượt qua phỏng vấn xin việc của Google.
Kỹ sư Neil cũng chỉ ra, ở bậc đại học thì việc đào tạo Tin học không được như ông mong đợi. Tuy nhiên những gì chứng kiến ở Việt Nam thực sự đã làm ông phải suy nghĩ. Ông so sánh với nước Mỹ thì nhà trường, giáo viên và học sinh Việt Nam đều có lòng nhiệt tình và hăng hái dạy và học Tin học hơn ở Mỹ nhiều, nơi mà môn Tin học còn chưa được xem xét đúng mức vì nhiều lý do đến từ hệ thống giáo dục, lực lượng đào tạo và phụ huynh. Phần mềm mà ông viết trong những ngày nghỉ ngắn ngủi cho trường tiểu học ở Đà Nẵng được nói đến ở trên, đã được các em học sinh chinh phục thành thạo chỉ sau 10 phút giới thiệu bởi cô giáo, càng làm Neil thêm sửng sốt và ngạc nhiên về khả năng của các em học sinh Việt Nam.
Quang cảnh lớp học tin học ở Việt Nam
Sáng ngày 10/7, Sở GD-ĐT TPHCM công bố điểm thi lớp 6 vào Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa sớm hơn kế hoạch dự kiến 1 ngày.
Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn vào lớp 6 năm học 2024 - 2025. Theo đó, điểm trúng tuyển vào lớp 6 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành là 25 điểm, trung bình hơn 8 điểm/môn.
Dưới đây là đề thi đánh giá năng lực vào lớp 6 năm học 2024 - 2025 môn Tiếng Anh trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Mời các bạn tham khảo.
Dưới đây là chi tiết đề thi kiểm tra đánh giá năng lực môn Tiếng Việt tuyển sinh lớp 6 trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội) năm học 2024 - 2025.