Học trò nghèo và những túp lều lưng chừng núi

Những chiếc lều này được dựng lên vô cùng tạm bợ và sơ sài với diện tích nhỏ và phương tiện sinh hoạt đạm bạc ở mức tối thiểu nhất khiến nhiều người không khỏi xót xa cho học sinh vùng nghèo khó.

 

Những túp lều trọ học của học sinh nghèo Quảng Ngãi

Xã miền núi Trà Phong của tỉnh Quảng Ngãi có 2 ngôi trường mà học sinh chủ yếu phải dựng lều giữa lưng chừng núi để trọ học. Đó đều là những học sinh dân tộc thiểu số xa nhà của 2 ngôi trường THCS Trương Ngọc Khang và THPT Tây Trà.

Do địa hình đi lại khó khăn và thời tiết thường xuyên thất thường nên hầu hết học sinh của 2 trường này đều có nhu cầu ở nội trú. Tuy nhiên do kí túc xá không đáp ứng được nên phần lớn học sinh ở đây đều phải dựng lều giữa sườn núi hoặc giữa đồng hoang để làm chỗ trọ học.

Điều kiện kinh tế khó khăn nên những chiếc lều này được dựng lên vô cùng tạm bợ và sơ sài với diện tích nhỏ và phương tiện sinh hoạt đạm bạc ở mức tối thiểu nhất. Mỗi chiếc lều khoảng 15m2 là nơi ở của  3 đến 5 em học sinh.

 Ảnh Tri Thức

Bấp bênh những chiếc lều bên sườn núi Mường Lát, Thanh Hóa

Giống như tình cảnh của học sinh ở xã Trà Phong Quảng Ngãi, phần lớn học sinh của trường THCS Mường Lý, Thanh Hóa đều phải dựng những túp lều tạm bợ trên sườn núi để đeo đuổi con chữ. Tuy đã được xây dựng 2 dãy nhà nội trú xong vẫn không đáp ứng được nhu cầu nên phần lớn học sinh của ngôi trường cấp 2 còn nhiều khó khăn này phải đi kiếm tranh, tre, nứa, lá để dựng lên những túp lều trọ chênh vênh bên sườn núi. Sự tạm bợ của những túp lều này khiến nhiêu người không dám nghĩ nó là những “nhà bán trú” của học sinh.

Tính đến này, xung quanh trường THCS Mường Lý đã có tới hơn 100 túp lều trọ học của học sinh dựng lên. Tất cả đều rất sơ sài, tạm bợ và có thể bị gió bão giật đổ bất cứ lúc nào. Tuy khó khăn là thế nhưng việc xây những dãy nhà bán trú cho các em vẫn chưa được thực hiện. Thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu ở, cuộc sống và việc học của những học sinh này đang gặp muôn vàn khó khăn.

Ảnh Lê Anh, Vietnamnet

Những căn lều tạm của học trò nghèo Quảng Trị

Phần lớn những học sinh của trường THPT Hướng Phùng, Hướng Hóa – Quảng Trị cũng chịu chung tình cảnh phải trọ học ở những túp lều tạm bợ vắt vẻo trên những quả đồi hay triền núi treo leo.

Do nhà trường không có hệ thống phòng nội trú nên hầu hết học sinh ở xa đều phải trọ quanh trường. Dân cư xung quanh khu vực này cũng khá thưa thớt nên không có phòng trọ cho học sinh thuê. Nên hầu hết các em phải tự kiếm vật liệu và dựng lên những căn lều tạm bợ để lấy chỗ ở.

Gần như tất các học sinh phải trọ học đều có hoàn cảnh khó khăn và thuộc diện dân tộc thiểu số Pako, Vân Kiều… Đời sống gia đình còn nhiều thiếu thốn nên không thể trợ giúp được nhiều nên các cô cậu học trò này đều phải tự vào rừng kiếm thêm sắn, khoai để cải thiện bữa ăn…

 Ảnh Võ Linh

Những túp lều treo leo trên sườn đồi như thế này không thể chống chọi lại với những cơn mưa rừng khiến cuộc sống của các em gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi mùa mưa bão đến là nỗi lo lại đè nặng lên đôi vai của những học sinh nghèo miền núi.

Theo Tiin

 

  • Làng đại học ở vùng quê nghèo lam lũ

    Nhắc đến làng đại học Tú Mỹ, nhiều người không khỏi thán phục vì 100% hộ dân có con em học đến bậc đại học, cao đẳng; trong đó 95% có trình độ đại học, thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ.

  • Đại học Cần Thơ mở thêm 7 ngành và 1 trường mới 2025

    Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.

  • Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025

    Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.

  • Dự kiến nâng ngưỡng đầu vào các ngành Sư Phạm, Y từ 2025

    Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

  • Tổ hợp thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?