Hơn 122.000 thí sinh đỗ đại học 2024 nhưng bỏ nhập học

Sau khi kết thúc thời gian xác nhận nhập học trên hệ thống chung. Bộ GD đã công bố số liệu thống kê về tuyển sinh đại học đợt 1 năm 2024 cùng số lượng thí sinh xác nhận nhập học. Có đến 122.107 thí sinh dù trúng tuyển đợt 1 nhưng từ chối nhập học đại học.

Tối 27/8, Bộ cho biết năm nay cả nước có 733.600 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học. Số trúng tuyển đợt một là gần 673.600.

Tính đến hết thời gian xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ - lúc 17h hôm nay, 81,87% thí sinh chính thức trúng tuyển vì hoàn thành đầy đủ thủ tục, tăng 1,53% so với năm ngoái.

Hơn 122.000 thí sinh đỗ nhưng không xác nhận nhập học. Theo quy định, nếu không có lý do chính đáng, những em này bị hủy kết quả. Muốn vào đại học, các em phải tham gia xét tuyển bổ sung hoặc đăng ký xét lại vào các năm sau.

 

Năm 2024 có khoảng 20 phương thức xét tuyển đại học. Với xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn từ 14 đến 29,3 điểm, dẫn đầu là ngành Sư phạm Ngữ văn và Lịch sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Bên lề hội nghị tổng kết năm học hôm 19/8, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, đánh giá công tác tuyển sinh đại học diễn ra an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, việc xét tuyển sớm gây một số lo ngại về tính công bằng. Việc này sẽ được Bộ xem xét, đánh giá để có những điều chỉnh vào năm tới.

Theo lịch của Bộ, từ ngày 28/8, các trường còn thiếu chỉ tiêu có thể đăng tuyển bổ sung. Tuy nhiên, gần một tuần nay, hàng loạt trường đã làm việc này với chỉ tiêu từ vài chục đến hàng nghìn.

Với hơn 122.000 thí sinh bỏ nhập học, dự kiến số trường và số chỉ tiêu tuyển bổ sung tiếp tục tăng. Bộ cho phép các trường tuyển bổ sung đến tháng 12.

Năm ngoái, số thí sinh bỏ nhập học đợt 1 là 118.000.

Theo Báo Vnexpress

  • Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025

    Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.

  • Dự kiến nâng ngưỡng đầu vào các ngành Sư Phạm, Y từ 2025

    Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

  • Tổ hợp thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?

  • Thi đánh giá năng lực có mấy đợt?

    Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.