Hơn 50% thí sinh trúng tuyển ĐH đang ở đâu?Kết thúc thời gian nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia đợt 1 (ngày 19-8), nhiều trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Ngoài tuyển bổ sung, không ít trường phải hạ điểm. Hết ngày 19-8, một số trường ĐH như Kinh tế TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM, Sài Gòn, Giao thông vận tải TP.HCM, Bách khoa, Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM)... có số lượng thí sinh nộp giấy chứng nhận gần đủ chỉ tiêu, trong khi nhiều trường khác còn thiếu khá nhiều. Nhiều trường đã hạ điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung so với điểm chuẩn đợt 1, bao gồm rất nhiều trường công.
Trường lớn cũng phải tuyển bổ sung PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay số lượng thí sinh nộp giấy chứng nhận cho trường mới chỉ khoảng 65% tổng chỉ tiêu cần tuyển. Với tình hình này chắc chắn trường phải xét tuyển bổ sung. Tương tự, PGS.TS Nguyễn Đức Minh, phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết tính đến hết ngày 19-8 có 4.100 thí sinh nhập học, trong khi chỉ tiêu của trường là 6.500. Nhóm ngành kỹ thuật môi trường có khá ít thí sinh. Như vậy chắc chắn trường sẽ phải xét tuyển bổ sung. Theo ông Phạm Thái Sơn - phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, so với tổng chỉ tiêu thì trường vẫn còn thiếu khoảng 500 chỉ tiêu, tập trung vào các ngành CĐ và một số ngành mới bậc ĐH như quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, cơ điện tử, công nghệ vật liệu. Trường đang cân nhắc khả năng xét tuyển bổ sung cho ngành quản trị kinh doanh. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung bằng điểm chuẩn đợt 1. Tương tự, PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM, nói lượng giấy chứng nhận nộp về trường mới chỉ đạt khoảng 65% chỉ tiêu, và trường chắc chắn sẽ gọi bổ sung cho tất cả các ngành. PGS.TS Đồng Văn Hướng, phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết trường còn thiếu khoảng 300 chỉ tiêu, trong đó có 60 chỉ tiêu bậc CĐ. Trường sẽ xét tuyển bổ sung đợt 1. Hàng loạt trường ĐH ở các địa phương, các trường đóng tại các tỉnh như Xây dựng miền Trung, Xây dựng miền Tây, Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long... cũng thông báo xét tuyển bổ sung. Ở phía Bắc, bà Lê Thị Thu Thủy, phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cho biết lượng thí sinh xác nhận nhập học tương đối khớp với chỉ tiêu, nên chắc chắn trường sẽ không tuyển bổ sung ở cơ sở đào tạo phía Bắc và phía Nam. Riêng cơ sở đào tạo tại Quảng Ninh dự kiến sẽ tuyển bổ sung với mức điểm nhận hồ sơ bằng điểm chuẩn đợt 1 là 18 điểm. Trong khi đó, cho đến ngày 19-8, Trường ĐH Thủy lợi cũng cho biết sẽ xét tuyển nguyện vọng bổ sung vì mới chỉ có 2.800 thí sinh trúng tuyển nộp giấy chứng nhận/3.120 chỉ tiêu vào trường. Vì sao các trường không tuyển đủ chỉ tiêu? “Năm nay, ngoài hai nguyện vọng ở hai trường, thí sinh còn có nhiều cơ hội khác: đăng ký xét tuyển học bạ, đăng ký xét tuyển vào các trường tuyển sinh riêng, các trường quốc tế, chương trình liên kết, và một bộ phận không nhỏ thí sinh du học nước ngoài nữa. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc giảm nguồn tuyển cho các trường” - TS Lê Chí Thông, trưởng phòng đào tạo Trường đh Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) lý giải. Còn TS Nguyễn Kim Quang, phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), cho rằng với cơ chế xét tuyển như năm nay, về nguyên tắc thống kê, khả năng một thí sinh đậu cùng lúc hai trường rất cao. Như vậy, xác suất các trường gọi trúng tuyển chỉ 50%, vì thí sinh chọn một trong hai trường. Trên lý thuyết, các trường muốn đủ chỉ tiêu phải gọi thí sinh trúng tuyển đến 200% chỉ tiêu! Trong khi đó, Bộ GD-ĐT giao cho các trường được quyền gọi thí sinh để đảm bảo chỉ tiêu cần tuyển, nhưng bộ lại liên tục cảnh báo trường nào tuyển vượt chỉ tiêu sẽ bị xử lý kỷ luật, vì thế không trường nào dám gọi thí sinh vượt đến 200%. "Đây thật sự là thách đố đối với các trường trong kỳ tuyển sinh năm nay. Do đó, tình trạng thí sinh nhập học không đủ chỉ tiêu khá phổ biến ở các trường là chuyện bình thường. Các trường đều dè dặt và đã sẵn sàng phương án xét tuyển bổ sung” - ông Quang nói. Về nguồn tuyển các đợt xét tuyển bổ sung, ông Quang cho biết khi xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, Bộ GD-ĐT đã khẳng định dư nguồn tuyển. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường ĐH ở TP.HCM cũng tỏ ra nghi ngờ dữ liệu nguồn tuyển mà Bộ GD-ĐT công bố. “Hầu hết các trường phía Nam đều không tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 1. Vậy nguồn dữ liệu bộ công bố là dư nguồn tuyển cho các trường ở đâu ra?” - lãnh đạo một trường ĐH ở TP.HCM thắc mắc. ThS Hứa Minh Tuấn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - marketing, cho rằng năm nay các trường không có dữ liệu thí sinh xét tuyển qua hình thức học bạ. Chính việc này làm số thí sinh ảo tăng lên. “Bộ GD-ĐT công bố dữ liệu điểm thi chung của thí sinh cả nước. Trong khi thực tế cho thấy số thí sinh các tỉnh phía Bắc có điểm cao hơn phía Nam. Chính điều này đã tạo ra tình trạng ảo cho các trường phía Nam” - ông Tuấn nói. Còn theo ông Đinh Văn Sơn - hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, việc Bộ GD-ĐT chỉ vì những thất bại của năm 2015 mà vội vàng thay đổi hoàn toàn phương thức xét tuyển một cách máy móc, không có nghiên cứu cụ thể... đang gây ra nhiều hệ lụy. “Việc bí mật thông tin xét tuyển, không cho thí sinh biết mức điểm các hồ sơ đã nộp để làm cơ sở dữ liệu thứ hạng của mình, nhằm lựa chọn phù hợp với mức điểm cụ thể, đã làm khó các trường và cả chính thí sinh” - ông Sơn nhận định.
DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Thi đại học và thi thpt quốc gia 2016
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 22/11 nhiều điểm mới về xét tuyển sớm gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ các trường Đại học.
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.