Bộ Quốc phòng hướng dẫn đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia, dùng kết quả thi để xét tuyển vào các học viện, trường trong Quân đội đối với thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội, thí sinh là quân nhân tại ngũ; môn thi; đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng; tuyển sinh ngành quân sự cơ sở; trung cấp chuyên nghiệp quân sự.
I. ĐĂNG KÝ DỰ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA, DÙNG KẾT QUẢ THI XÉT TUYÊN VÀO CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG TRONG QUÂN ĐỘI
1. Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội
Đăng ký dự thi tại địa điểm do các Sở GD & ĐT quy định.
2. Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ
- Mua hồ sơ, làm thủ tục và đăng ký dự thi tại địa điểm của thí sinh tự do (số thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2019 trở về trước) do các sở GD & ĐT các tỉnh, thành phố nơi đơn vị quân nhân đang đóng quân quy định;
- Ban TSQS cấp trung đoàn hoặc tương đương chịu trách nhiệm liên hệ, mua hồ sơ, hướng dẫn thí sinh làm thủ tục và đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia theo quy định của Bộ GD & ĐT cho quân nhân đã sơ tuyển đủ tiêu chuẩn, tuyệt đối không để sai sót dẫn đến thí sinh không được dự thi;
- Thời gian đăng ký dự thi thực hiện theo quy định của Bộ GD & ĐT.
3. Về môn thi
- Thí sinh chưa tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi, môn thi để xét công nhận tốt nghiệp và đăng ký dự thi thêm các bài thi, môn thi phù hợp với bài thi, môn thi trong tổ hợp các môn thi để xét tuyển đại học, cao đẳng do các học viện, trường Quân đội quy định;
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự Kỳ thi THPT quốc gia chỉ để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, đăng ký dự thi các bài thi, môn thi phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường đại học, cao đẳng mà thí sinh có nguyện vọng dự tuyển.
Thông tin về tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các học viện, trường trong Quân đội sẽ được đăng trên các trang thông tin điện tử (website) của các trường, Công thông tin điện tử BQP (http://bqp.vn) và tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh vào đào tạo đại học, cao đẳng trong Quân đội năm 2020".
II. ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG QUÂN SỰ
1. Đăng ký xét tuyển
Thí sinh phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại trường Quân đội đã nộp hồ sơ sơ tuyển; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội. Các học viện, trường trong Quân đội chỉ xét tuyển vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất).
Sau khi có kết quả Kỳ thi THPT quốc gia, nếu có nguyện vọng, thí sinh được thay đổi đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 trong các nhóm trường Quân đội có cùng tiêu chí sức khỏe (Ban TSQS Bộ Quốc phòng sẽ công bố chi tiết trong tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh vào đào tạo đại học, cao đẳng trong Quân đội năm 2020).
2. Một số điểm lưu ý trong tổ chức xét tuyển
a) Điểm chuẩn tuyển sinh
- Đối với các học viện, trường có xét tuyển đồng thời Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (Tổ hợp A00) và Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, tiếng Anh (Tổ hợp A01): Thực hiện một điểm chuẩn chung cho Tổ hợp xét tuyển A00 và Tổ hợp xét tuyển A01;
- Học viện Quân yxét tuyển đồng thời Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (Tổ hợp A00) và Tổ hợp xét tuyển: Toán, Hóa, Sinh (Tổ hợp B00): Thực hiện một điểm chuẩn chung cho Tổ hợp xét tuyển A00 và Tổ hợp xét tuyển B00;
- Thí sinh được tính điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú phía Nam phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào;
+ Thời gian có hộ khẩu thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào (tính đến tháng 9 năm dự tuyển) phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên;
+ Có ít nhất năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh phía Nam.
b) Tiêu chí phụ trong xét tuyển
Trong trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, số thí sinh trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu được giao, sử dụng điểm của các môn trong tổ hợp xét tuyển làm các tiêu chí phụ để xét tuyển. Quy định về tiêu chí phụ trong xét tuyển tại các học viện, trường trong Quân đội được cụ thể trong tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh vào đào tạo đại học, cao đẳng trong Quân đội năm 2020).
III. TUYỂN SINH NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ
1. Tổ chức sơ tuyển
a) Tiêu chuẩn tuyển sinh thực hiện theo Điều 68 Thông tư số 22.
b) Tổ chức sơ tuyển thực hiện theo Điều 70 Thông tư số 22.
c) Hồ sơ tuyển sinh theo Điều 71 Thông tư số 22.
Thí sinh dự tuyển đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở hệ chính quy phải qua sơ tuyển, đăng ký và dự kỳ thi THPT quốc gia, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của BQP mới được đăng ký xét tuyển. Việc sơ tuyển và đăng ký xét tuyển theo chỉ tiêu đã phân bổ cho các quân khu.
Thí sinh đào tạo văn bằng 2, liên thông, hoàn thiện đại học, cao đẳng phải qua Sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định và tham dự kỳ thi do các trường tổ chức.
2. Đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia
- Việc đăng ký dự thi và nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại địa điểm cho thí sinh tự do (số thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2019 trở về trước) do Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố quy định;
- Ban TSQS các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi và đi dự thi theo đúng quy định.
3. Tổ hợp môn xét tuyển, môn thi, thời gian thi
a) Tổ hợp môn xét tuyển, môn thi:
- Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy: Tổ hợp môn xét tuyển: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;
- Thi liên thông từ trung cấp lên cao đẳng hệ vừa làm vừa học và từ cao đăng lên đại học hệ vừa làm vừa học: Thi 3 môn: Ngữ văn; Công tác Đảng, Công tác chính trị và môn Chuyên ngành quân sự địa phương;
- Tuyển sinh đại học văn bằng 2: Thị 2 môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
b) Thời gian thi:
- Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy: Thời gian thi theo quy định của Bộ GD&ĐT;
- Tuyển sinh liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đăng lên đại học hệ vừa làm vừa học và đại học văn bằng 2, thi trong 02 ngày: Ngày 14 và 15 tháng 7 năm 2020.
4. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 27 Thông tư 22. Thí sinh phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào hệ đào tạo đại học, cao đăng quân sự tại trường Quân đội đã nộp hồ sơ sơ tuyển ngành Quân sự cơ sở, các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội.
Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2 chỉ xét tuyển vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự ngành Quân sự cơ sở đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất).
IV. TUYỂN SINH TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP QUÂN SỰ
1. Đối tượng, tiêu chuẩn và hồ sơ tuyển sinh
- Thực hiện theo Điều 39, Điều 55 và Điều 56 Thông tư số 22;
- Về tiêu chuẩn văn hóa (áp dụng cho cả đối tượng đào tạo dài hạn, ngắn hạn, chuyển loại trung cấp), như sau: Tính đến thời điểm xét tuyển đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
- Về tiêu chuẩn sức khỏe:
+ Tuyển chọn thí sinh đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư iên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP theo các chỉ tiêu: Thể lực; mắt, tai-mũi- họng; hàm-mặt; nội khoa; tâm thần kinh, ngoại khoa; da liễu và sản phụ khoa đối với nữ (nếu có); được lấy đến sức khỏe đạt Điểm 3 về răng;
+ Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo, phía Nam (từ tỉnh Quảng Trị trở vào) và thí sinh là người dân tộc thiểu số: Được Lấy đến sức khỏe đạt Điểm 3 về thể lực.
2. Tổ chức tuyển sinh
Các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức sơ tuyển, tuyển chọn, lập hồ sơ đăng ký xét tuyển, nộp về trường theo chỉ tiêu được giao.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào nội dung hướng dẫn của Ban TSQS Bộ Quốc phòng; các cơ quan, đơn vị, các học viện, trường triển khai tổ chức sơ tuyển, đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia cho thí sinh có nguyện vọng dùng kết quả thi xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hệ quân sự và xét tuyển trung cấp quân sự vào các trường trong Quân đội năm 2020.
2. Các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền
Hướng nghiệp, thông báo tiêu chuẩn dự tuyển, xét tuyển; trong công tác sơ tuyển, tập trung vào tiêu chuẩn sức khỏe, thẩm tra xác minh lí lịch bảo đảm chất lượng, hạn chế thấp nhất hồ sơ sơ tuyển phải loại ra do không đủ tiêu chuẩn;
Kiểm tra, đôn đốc các thí sinh đã đăng ký sơ tuyển, chủ động đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia theo quy định của Bộ GD & ĐT, không để xảy ra hiện tượng thí sinh có đăng ký làm hồ sơ sơ tuyển nhưng không đăng ký tham dự Kỳ thi THPT quốc gia.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, liên hệ về Ban TSQS Bộ Quốc phòng (qua Cục Nhà trường/Bộ Tổng Tham mưu), điện thoại: 069.534204, fax: 024 37371771 để được giải đáp./.
Theo TTHN
Thêm một trường đại học vừa thông báo không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ là điều kiện sơ tuyển thí sinh vào năm 2025. Trường cũng đã công bố cách thức xét tuyển phương thức từng ngành.
Nhiều học sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 hụt hẫng, thấp thỏm,... trước thông tin thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm lùi lại sau ngày 31/5 - thời điểm kết thúc năm học.
Chiều nay (6.11), Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác tổ chức thi và sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH V-SAT năm 2025 với gần 20 trường ĐH.
Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân hàng câu hỏi thi.