Hướng dẫn học tốt môn lịch sử và địa lý lớp 6

Theo chương trình cũ, đây là hai môn học hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, hai môn này đã được gộp chung thành môn học Lịch sử & Địa lí trong cùng một cuốn sách.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Lịch sử là môn khoa học thuộc nhóm khoa học xã hội. Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực chung đồng thời góp phần phát triển những năng lực chuyên biệt của bộ môn.

Địa lí là môn học lí thú, cung cấp cho các em những hiểu biết về vấn đề tự nhiên, dân cư và đặc điểm kinh tế - xã hội ở các khu vực, các vùng khác nhau trên Trái Đất.

Theo chương trình cũ, đây là hai môn học hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, hai môn này đã được gộp chung thành môn học Lịch sử & Địa lí trong cùng một cuốn sách. 

II. GIỚI THIỆU CHI TIẾT

Chương trình Giáo dục phổ thông mới được thể hiện chi tiết trong ba bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều và chia các phần kiến thức Lịch sử &Địa lí được sắp xếp xe kẽ nhau.

Với kiến thức Lịch sử 6 gồm 3 phần: Lịch sử môn học, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam được thể hiện chi tiết và theo các cách khác nhau trong ba bộ sách.

Phần Địa lí 6 đều gồm 7 chuyên đề, được thể hiện đầy đủ trong ba bộ sách theo mỗi cách khác nhau: 

Chuyên đề

Nội dung

1

Tại sao cần học địa lí?

2

Bản đồ: phương tiện thể hiện bề mặt trái đất

3

Trái đất –hành tinh của hệ mặt trời

4

Cấu tạo của trái đất. Vỏ trái đất

5

Khí hậu và biến đổi khí hậu

6

Đất và sinh vật trên trái đất

7

Con người và thiên nhiên

 

 

III. GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ

Đối với phần Lịch sử, các em nên có 1 số phương pháp học như sau:

1. Học tập qua các bài giảng

- Về việc ghi chép: Học sinh cần ghi chép bài một cách đầy đủ, hệ thống và khoa học. Để làm được điều đó, học sinh có thể tham khảo cách thức sau:

+ Chuẩn bị một quyển vở riêng dành cho bộ môn

+ Chia mỗi trang vở thành 3 cột

Cột 1 (chiếm ½ trang)

Cột 2 (1/4 trang)

Cột 3 (1/4 trang)

Ghi nội dung bài học theo giáo viên hướng dẫn

Ghi những thông tin mở rộng mà cá nhân muốn lưu lại

Ghi những điều mình còn băn khoăn hoặc những điều giáo viên lưu ý.

+ Đầu bài ghi đủ các thông tin: thời gian, bài, tiết.

+ Nhan đề bài học: viết in hoa hoặc viết bằng màu mực khác

+ Đề mục bài học: gạch chân hoặc viết bằng màu mực khác

+ Dùng các kí hiệu để đánh dấu đề mục lớn

+ Có thể sử dụng bút màu để lưu ý các thông tin quan trọng mà giáo viên nhấn mạnh.

- Khai thác tư liệu:

+ Khai thác thông tin sách giáo khoa/ sách tham khảo/ tài liệu handout: Để nắm bắt nhanh nội dung của sách giáo khoa, học sinh cần lưu ý:

ü   Nội dung chương trình: thường nằm ở phần mục lục

ü   Chủ đề bài học: nằm ở tên chương, tên bài

ü   Các nội dung chính của bài học: nằm ở đề mục đánh số thứ tự 1, 2, 3…trong mỗi bài

ü   Các luận điểm, luận ý trong mỗi đề mục: thường nằm ở câu đầu tiên trong mỗi đoạn văn.

+ Khai thác thông tin từ internet:

ü   Chú ý dùng các từ khóa bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt

ü   Lựa chọn hình thức thông tin (hình ảnh, video hay tất cả tài liệu)

ü   Chú ý nguồn thông tin từ những trang web chính thống, đã có sự kiểm duyệt

- Đặt câu hỏi:

+ Sẵn sàng đặt câu hỏi nếu như có băn khoăn về nội dung bài học

2. Ôn tập tại nhà

- Ôn lại bài cũ bằng sơ đồ tư duy: Sau khi học xong một bài hoặc một chương, học sinh có thể tóm tắt và hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy (bằng bản viết tay hoặc các phần mềm hỗ trợ như mindmap) theo các bước sau.

+ Bước 1: Xác định chủ đề (thường là tên bài học/ tên chương), các luận điểm (thường là các đề mục trong bài), luận ý (các ý chính mà giáo viên cho ghi ở mỗi đề mục).

+ Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa chủ đề - luận điểm – luận ý

+ Bước 3: Lựa chọn hình thức thể hiện sơ đồ tư duy.

+ Bước 4: Xem lại và nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm, cần lưu ý bằng bút màu.

- Luyện tập vận dụng kiến thức trên các trang web về lịch sử: Sau mỗi bài học, để củng cố kiến thức, học sinh có thể tự trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, hoàn thành các phiếu bài tập mà giáo viên giao và có thể truy cập một số trang web sau để kiểm tra kiến thức và trình độ của bản thân.

- Luyện tập vận dụng kiến thức qua hệ thống bài tập về nhà trên trang web Tuyensinh247.com: Sau mỗi bài giảng, học sinh sẽ được làm bài tập về nhà trên Tuyensinh247.com để củng cố kiến thức. Đây là một phần rất quan trọng để học sinh ghi nhớ nhanh các kiến thức đồng thời kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tế.

Đối với phần Địa lí, các con có thể tham khảo 1 số phương pháp học như sau:

1. Ghi chép có hiệu quả

            Việc ghi chép trong quá trình học là điều rất quan trọng và cần thiết, giúp các em hệ thống kiến thức một cách khoa học, nắm chắc ý chính. Để việc ghi chép có hiệu quả thực sự, các em nên chuẩn bị cho mình 1 cuốn vở/ sổ tay, tham khảo cách ghi chép sau:

            - Chia mỗi trang vở thành 2 cột: 

            + Cột 1: Viết ý chính bài giảng của giáo viên

            + Cột 2: Viết lại những ý riêng mình còn thắc mắc, cần giải đáp, những ví dụ mở rộng mình thấy hay.

            - Có thể sử dụng thêm bút màu để viết đề mục; đánh dấu, gạch chân những ý quan trọng mà GV nhấn mạnh

2. Đặt câu hỏi trong quá trình học

            Khi tìm hiểu một vấn đề địa lí, các em hãy cố gắng đặt ra các câu hỏi xoay quanh vấn đề đó như: Cái gì?, Ở đâu?, Như thế nào? và Tại sao?. Việc đặt câu hỏi sẽ giúp các em hiểu rõ bản chất vấn đề và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí.

            - Để thực hành việc đặt câu hỏi, các em hãy ghi chép lại những thắc mắc của mình ở cột thứ 2 (ở trang ghi chép – đã hướng dẫn trên mục 1) trong quá trình nghe bài giảng.

            - Trường hợp học sinh thắc mắc nội dung video bài giảng khi học trên Tuyensinh247, phụ huynh hướng dẫn con vào mục bình luận ở phía dưới video bài giảng đó và để lại câu hỏi. Đội ngũ Giáo viên hỗ trợ của Tuyensinh sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của con một cách nhanh nhất, chính xác nhất.

3. Quản lí thời gian học tập bằng Pomodoro (đồng hồ quả cà chua)

            Pomodoro là phương pháp quản lí thời gian để học tập/ làm việc hiệu quả hơn. Mỗi pomodoro ứng với thời gian là 25 phút, hết 25 phút sẽ nghỉ ngơi 5 phút, sau đó tiếp tục với chu kì 25 phút học bài tiếp theo và lại nghỉ ngơi 5 phút. Mỗi chu trình “học 25 phút + nghỉ 5 phút” sẽ lặp đi lặp lại trong toàn bộ thời gian học bài.

            Bố mẹ có thể hướng dẫn học sinh lập danh sách các đầu việc cần hoàn thành trong mỗi tối. Việc này giúp các em tập trung học tập có hiệu quả hơn và làm quen với cách lập kế hoạch trong cuộc sống.

Ví dụ:

            - Tối thứ 2, con có kế hoạch xem 1 bài giảng môn Địa và làm 5 bài tập về nhà môn Toán. Như vậy con cần hoàn thành 2 đầu việc.

            - Con ước tính:

            + Xem 1 bài giảng môn Địa sẽ mất khoảng 25 phút để hoàn thành: = 1 pomodoro

            + Làm 5 bài tập về nhà môn Toán sẽ mất khoảng 50 phút để hoàn thành: = 2 pomodoro

            + Cộng thêm 10 phút nghỉ giải lao giữa giờ

            => Tổng cả buổi tối con sẽ phải dành ra: 25 phút + 50 phút + 10 phút = 85 phút = 1 giờ 25 phút để hoàn thành tất cả việc học.

            - Mỗi 1 pomodoro sẽ được kí hiệu bằng 1 ô vuông, nếu con hoàn thành sẽ đánh dấu tích vào ô vuông đó, chưa hoàn thành thì bỏ trống. Con kẻ bảng, viết kế hoạch học tập của mình ra vở như bảng mẫu sau:

STT

Đầu việc cần hoàn thành

Số Pomodoro

(1 pomodoro = 25 phút)

1

Xem 1 video bài giảng môn Địa

 

2

Làm 5 bài Toán

 

 

4. Học với sơ đồ tư duy

            Sau khi học xong một bài hoặc một chương, học sinh có thể tóm tắt và hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy (có thể vẽ tay hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ trên máy tính như mindmap) theo các bước sau:

            - Bước 1: Xác định chủ đề (thường là tên bài học/ tên chương), các luận điểm chính (thường là các đề mục trong bài), luận ý (các ý chính mà giáo viên cho ghi ở mỗi đề mục).

            - Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa chủ đề - luận điểm – luận ý

            - Bước 3: Lựa chọn hình thức thể hiện sơ đồ tư duy (có thể vẽ sơ đồ cây hoặc sơ đồ khối…)

            - Bước 4: Xem lại và nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm, cần lưu ý bằng bút màu.

Lưu ý:

            - Với các chủ đề hoặc ý chính, các em có thể vẽ hình hoặc minh họa bằng hình ảnh thực tế, các biểu tượng đặc trưng…

            - Sử dùng nhiều màu sắc để phân biệt các ý khác nhau

5. Luyện bài tập, củng cố kiến thức

            Mỗi bài giảng trên tuyensinh247 sẽ có BTVN được đính kèm để học sinh luyện tập, củng cố kiến thức.

            - Các em bấm vào đề thi và làm trực tiếp trên trang, bài làm được tính giờ như một đề thi kiểm tra trên lớp. Với các bài tập hoàn toàn trắc nghiệm, HS có thể biết kết quả ngay sau khi nộp bài. Đối với bài tập Tự luận hoặc Trắc nghiệm kết hợp Tự luận, GV sẽ chấm, nhận xét và phản hồi kết quả lại sau 1 – 2 ngày nộp bài.

            - Trường hợp HS muốn làm bài thi trên giấy, phụ huynh hướng dẫn con bấm tải file pdf về, in ra và làm bài.

            Ngoài ra các em có thể luyện thêm nhiều bài tập trên các trang học khác mà mình biết (ví dụ: Vungoi.vn)

6. Đọc bản đồ, sử dụng các công cụ đặc trưng của môn Địa lí

            Đối với môn Địa lí, việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh và các công cụ trực quan như quả Địa Cầu, La bàn, tờ bản đồ trong quá trình học tập là rất cần thiết.

            Học sinh cần làm quen với việc đọc các hình ảnh bản đồ, biểu đồ được in trong SGK. Nếu có điều kiện, có thể quan sát trên quả Địa Cầu (khi học về Trái Đất); sử dụng các phương tiện hữu ích trong điện thoại thông minh như: la bàn, GPS, chỉ dẫn đường đi bằng Google Maps…

7. Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin

            Internet là một công cụ học tập rất hữu ích, cho phép các em tìm hiểu kiến thức địa lí về mọi nơi trên thế giới, về mọi vấn đề mà các em quan tâm. Các em tham khảo một số gợi ý sau để tìm kiếm thông tin hiệu quả hơn:

            - Tra cứu thông tin bằng từ khóa tiếng Việt và cả tiếng Anh (từ nào không biết viết, các em lên Google Translate dịch ra tiếng Anh)

            - Lựa chọn hình thức thông tin (hình ảnh, video hay tất cả tài liệu)

            - Chú ý nguồn thông tin từ những trang web chính thống, đã có sự kiểm duyệt.

            Mong rằng, với một số gợi ý phía trên, các em học sinh và phụ huynh sẽ thấy hữu ích và tìm cho mình được phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả nhất. Chúc các em sẽ hứng thú và học tập tốt chương trình Địa lí 6.

 

Trên đây là một số phương pháp giúp các con có thể chủ động học tốt kiến thức môn Lịch sử & Địa lí lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.

Bên cạnh đó, Tuyensinh247.com sẽ cùng đồng hành cùng các con trên chặng đường học tập cùng các khóa học của các giáo viên giỏi, nổi tiếng giúp các con học tập tốt hơn và không còn bỡ ngỡ với chương trình mới.

>> Các bậc phụ huynh cùng các con tham khảo: https://tuyensinh247.com/hoc-truc-tuyen-mon-lich-su-va-dia-li-6-c346.html

Theo TTHN

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí