Trong nhịp sống quá bận rộn, hoàn cảnh eo hẹp về sân chơi, thiếu những hoạt động sinh hoạt tập thể bổ ích, hầu hết các em nhỏ thành phố vẫn buộc phải chấp nhận “quay cuồng” với những lịch học “đặc biệt”.
4 tuổi cũng đi học kỹ năng
Từ đầu tháng 5, chị Hân (Bạch Mai, Hà Nội) đã cân nhắc lên xuống kế hoạch hè cho con gái 10 tuổi: Học bơi, tập đàn, học tiếng Anh, đi trại hè… Với chị, hè là dịp để con “tạm chia tay sách vở nhưng không được chơi bời vô vổ”.
Vì lẽ đó, mặc kệ con gái mè nheo khóc lóc, chị chỉ cho bé về quê ngoại chơi đúng 5 ngày, sau đó lại lên Hà Nội để đi học.
“Trong năm cháu đã mệt mỏi vì sách vở nên hè là thời gian tranh thủ để “bồi dưỡng” cho cháu về thể lực, năng khiếu và giúp cháu xả stress. Các lớp mình đã chọn đều theo tiêu chí này. Gọi là học nhưng chủ yếu là cháu được vui chơi, rèn luyện thể lực và trí lực để con được phát triển toàn diện. Những điều này, nếu con không học lúc nhỏ thì càng lớn càng lười, càng khó học” – chị Hân lý giải.
Ảnh minh họa |
Cũng với tâm lý “học không bao giờ là thừa”, vợ chồng anh Hùng (Trung Hòa – Cầu Giấy) đã thống nhất cho con trai mới 4 tuổi ghi danh học một lớp học kỹ năng sống theo diện bán trú. Cô bé được học tiếng Anh qua trò chơi, học cách giao tiếp trong các tình huống cụ thể, cách chào hỏi người lớn, bạn bè, học cách tự chăm sóc bản thân trong những tình huống đơn giản…
“Học phí hơn 5 triệu đồng một tháng, không hề rẻ so với mức lương của hai vợ chồng gộp lại nhưng chúng tôi chấp nhận bởi nhiều mặt lợi: Con vừa được trông giữ an toàn, vừa được vui chơi với bạn bè, mặt khác lại nhanh nhẹn, thông minh, tự lập hơn” – anh Hùng chia sẻ.
Với động lực rằng sau 2 tháng hè con vừa vui chơi thoải mái vừa được “phát triển tư duy sáng tạo”, “kích thích và hình thành đam mê học tập suốt đời” như trung tâm giới thiệu, vợ chồng anh Hùng kiên trì đón đưa con, đồng thời thắt chặt chi tiêu để dành cho khoản học phí học hè của con.
Thực tế, do nhu cầu cho con trẻ vui đi đôi với học dịp hè ở thành phố khá cao nên trên thị trường, vô số dịch vụ liên quan cũng được dịp nở rộ với đủ đối tượng, độ tuổi. Các vị phụ huynh “mỏng ví” có thể chọn những lớp học nâng cao, mở rộng do chính các trường công tổ chức, hay các khóa học do nhà văn hóa, cung thiếu nhi mở ra với chi phí chỉ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/ tháng. Trong khi đó, các gia đình “đại gia” sẵn sàng vung tay chi hàng chục đến hàng trăm triệu cho những khóa học theo chương trình nước ngoài, các kỳ học đặc biệt hoặc du học hè.
“Sốt” dịch vụ ăn theo mùa hè của trẻ
Trong nhịp sống quá bận rộn, hoàn cảnh eo hẹp về sân chơi, thiếu những hoạt động sinh hoạt tập thể bổ ích, hầu hết các em nhỏ thành phố vẫn buộc phải chấp nhận “quay cuồng” với những lịch học “đặc biệt”, di chuyển hết trung tâm này sang trung tâm khác, chuyển từ “lồng” này sang “lồng kia”.
Cùng với các dịch vụ giáo dục, đào tạo, giải trí dành cho trẻ em ồ ạt xuất hiện, trên thị trường, rất nhiều dịch vụ “ăn theo” mùa hè của trẻ em thành phố cũng nở rộ như trại hè, chương trình trải nghiệm ngắn ngày cho trẻ em, hay dịch vụ giữ trẻ, trông nhà.…
Có cậu con trai mới học lớp 4 khá hiếu động nên vợ chồng chị Bùi Thị Tịnh (Minh Khai, Hà Nội) đã nơm nớp lo vui hè, học hè cho con từ sớm. Không yên tâm với các lớp học thêm, nhưng lại sợ con lười biếng đi sau những ngày nghỉ dài, anh chị quyết định thuê gia sư theo diện đặc biệt cho con.
“Gia sư không chỉ kèm cháu học mà còn dành thời gian để chơi với cháu, dạy cháu một số công việc nhà đơn giản” – chị Tịnh tiết lộ.
Như vậy hằng tuần, con trai chị được 3 ngày tự do và 4 ngày học cùng gia sư. Ban đầu, cậu bé còn khó chịu ra mặt vì phải “học”, nhưng chỉ sau vài buổi, nhờ sự khéo léo của cô gia sư trẻ mà ngoài học tiếng Anh, cậu bé đã biết giúp mẹ nấu cơm, gấp quần áo, biết trồng cây trong hộp xốp… khoe mẹ.
Đón tiếp cả chục khách hàng có nhu cầu về gia sư, người giúp việc – trông trẻ mỗi tuần, chị Hồng Phượng, PGĐ Công ty TNHH dịch vụ và nhân lực G.A (Tây Hồ - HN) cho biết nhu cầu này đang có xu hướng tăng mạnh trong dịp hè.
Chị Phượng cho biết: “Bắt đầu tháng hè đến nay, lượng khách hàng của chúng tôi có nhu cầu về trông trẻ, tìm gia sư dạy học, người giúp việc kiêm giữ trẻ theo giờ tăng mạnh. Chủ yếu là do họ bị động về thời gian dành cho con cái. Nhiều trường hợp phụ huynh tâm sự rất thật: Tìm người giúp việc vì kham không nổi cả việc nhà, việc cơ quan, rồi lại đưa đón, chăm sóc con trong hè; hay buồn hơn, tìm gia sư chủ yếu là để quản lý, đồng cảm, vui chơi với con em họ trong kỳ nghỉ.”
Minh Tâm
Vừa mới kết thúc năm học nhưng nhiều phụ huynh đã tất tả tìm ngay cho con những chỗ học thêm mới vào dịp hè.
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.