Ngày 2/10, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức hội thảo “Dạy các môn Toán và khoa học bằng tiếng Anh”. Trong năm học này, sẽ có hơn 1.600 HS ở 10 trường THPT tham gia học Toán và các môn khoa học tự nhiên (KHTN) bằng tiếng Anh. Mặc dù đã triển khai được 4 năm nhưng trên thực tế, chương trình dạy học song ngữ này còn rất nhiều khó khăn, bất cập.
“Tự bơi” đủ thứ
Khó khăn chung mà các trường gặp phải khi triển khai chương trình dạy Toán và các môn KHTN bằng tiếng Anh là chưa có giáo trình chính thức và thiếu giáo viên đảm bảo năng lực. Thế nên các trường vừa thực hiện vừa theo sau mày mò theo kiểu thiếu ở đâu thì “tự bù” đến đó.
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những trường đầu tiên của TP triển khai chương trình này nhưng đến nay vẫn còn nhiều “bỡ ngỡ” như đang làm quen. Bà Phạm Thị Lệ Nhân - Hiệu trưởng nhà trường cho biết hiện nay chưa có giáo trình dạy Toán và các môn KHTN bằng tiếng Anh cụ thể, giáo viên (GV) phải tự nghiên cứu tài liệu chủ yếu là qua Internet. Còn đội ngũ GV chưa qua các lớp đào tạo chính quy và chuyên biệt về phương pháp giảng dạy nên thầy cô phải “tự bơi”.
Trường THPT Gia Định có 270 HS tham gia chương trình với 9 lớp cho bốn môn học gồm Toán, Lý, Hóa, Kinh tế. Trường có 5 GV tham gia giảng dạy, tuy nhiên trong đó chỉ 1 GV tại trường còn 4 thầy cô thỉnh giảng nên còn bị động về nhân sự.
Đại diện nhiều trường cho rằng, nội dung chưa thống nhất, hiện nay mỗi trường thực hiện mỗi kiểu. Có trường thực hiện chương trình giảng dạy theo cách dịch lại kiến thức từ sách giáo khoa, có trường chọn chương trình quốc tế nội dung kiến thức tương đồng với Việt Nam hoặc dạy theo chuyên đề do GV chọn lọc.
Về trình độ GV có tình trạng người có chuyên môn thì năng lực tiếng Anh hạn chế, còn GV có kỹ năng Ngoại ngữ chưa hẳn chuyên môn đã tốt. Nên ngoài nhân sự tại chỗ, các trường phải tìm GVbên ngoài. Việc hợp tác về nhân sự giữa các trường là cần thiết nhưng nội dung giảng dạy khác nhau nên cũng không dễ để hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm.
Chú trọng chất lượng giáo viên
Đại diện Trường THPT Lương Thế Vinh cho rằng chương trình dạy các môn KHTN bằng tiếng Anh đang thiếu định hướng chiến lược lâu dài cũng như các vấn đề pháp lý chưa rõ ràng. Chẳng hạn như chương trình nên áp dụng từ bậc học nào, lớp 6 hay lớp 10? Với HS tham gia chương trình này các em sẽ thi bằng tiếng Anh hay tiếng Việt trong kỳ thi chuyển cấp?
Người này cũng đặt ra vấn đề, GV giảng dạy là nhân tố quan trọng để chương trình đạt hiệu quả. Chế độ bồi dưỡng cho GV thấp mà còn không được hỗ trợ về chuyên môn như tạo điều kiện được đi giao lưu, tham khảo cùng các trường trong khu vực hay giữa các trường trong nước thì sẽ khó thu hút người dạy. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình.
Ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD- ĐT TPHCM cho biết, do đang trong quá trình thí điểm nên các trường khó tránh khỏi các khó khăn. Thời gian tới, Sở GD-ĐT cũng sẽ lên kế hoạch tính toán về thời lượng, tài liệu, chương trình thống nhất để hướng dẫn các trường. Đặc biệt sẽ chú trọng đến việc hợp tác để nâng cao chất lượng GV đáp ứng cho chương trình vì đây là yếu tốt quan trọng nhất.
Ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD- ĐT cho hay trình độ GV là yếu tố quan trọng nhưng không nên quá cứng nhắc. Việc dạy học song ngữ có nhiều cấp độ, có thể xen kẽ tiếng Việt một cách linh hoạt và phù hợp. Đó cũng là cách để nâng cao dần về mức độ, tỷ lệ sử dụng tiếng Anh.
Đối với GV tham gia chương trình, theo ông Hiển các trường nên tính toán để giảm giờ dạy để họ có thêm thời gian trau dồi phương pháp giảng dạy, đầu tư chuyên môn và nâng cao tiếng Anh.
Hoài Nam
Thứ trưởng Bộ GD - Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD dự kiến sẽ yêu cầu các địa phương đổi môn thi thứ 3 hàng năm do nhiều trường THCS dạy lệch theo tư tưởng thi gì học nấy.
Phản hồi dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 của Bộ GD, Sở GD TPHCM đề xuất giữ ổn định các môn thi vào lớp 10 thay vì phải thay đổi môn thi thứ 3 hàng năm.
Bộ GD đã chính thức công bố dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 chung cho các tỉnh trên cả nước như sau:
Sở GD TPHCM muốn được chủ động trong việc chọn môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.