Sẽ không còn thi đại học ba chung?

Đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD–ĐT đang được bàn luận gần đây chính là đề xuất \"ngừng\" thi tuyển sinh đại học ba chung như hiện tại.

Chiều 19/9, Bộ GD - ĐT đã trao đổi với báo chí về dự thảo đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Trong đó, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử là một trong những nội dung quan trọng đang được dư luận rất quan tâm. Theo đề án này, đây là một trong những vấn đề trọng tâm cần được thay đổi.

Phương án đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ

Dựa trên những tiêu chí đổi mới về kiểm tra, đánh giá, thi cử; Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn sẽ được duy trì nhưng gọn nhẹ, hiệu quả hơn và phản ánh được chất lượng giáo dục.

Đối với kỳ thi tuyển sinh đại học, Bộ GD - ĐT sẽ đổi mới theo phương án các trường được tự chủ trong vấn đề tuyển sinh. Đây là một trong những nội dung của Luật Giáo dục đại học đã thông qua. Cụ thể, trong kỳ thi tuyển sinh vừa qua, 10 trường đại học khối nghệ thuật tuyển sinh riêng đã đạt được kết quả rất khả quan.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trong buổi họp báo chiều 19/9.

Như vậy, theo Thứ trưởng Hiển các trường đại học, cao đẳng có thể tự tổ chức thi, hoặc xét tuyển dựa hoàn toàn hoặc một phần vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh khi chương trình chưa thay đổi thì cũng chỉ đối mới một phần trong thi cử. Vì vậy, sau khi tiến hành đổi mới về chương trình thì mới có thể tin tưởng chất lượng giáo dục sẽ được cải thiện.

Trung thực, khách quan, phản ánh năng lực người học

Trong đề án này, đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, kiểm tra, đánh giá là một trong 6 nhiệm vụ cần thực hiện.

Cụ thể, đề án nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Giải pháp này nhằm xây dựng hệ thống đánh giá kết quả giáo dục một cách khoa học, hiệu quả, góp phần tạo ra một nền giáo dục thực chất, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước”.

Theo đó, các nhiệm vụ của thể cần được thực hiện là:

1. Nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục phải chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn; hạn chế yêu cầu ghi nhớ máy móc, “học tủ”; đánh giá được sự tiến bộ về phẩm chất và năng lực của người học; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học và đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy và tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của xã hội.

2. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng kiểm tra năng lực học sinh, thiết thực, hiệu quả, tin cậy, sử dụng được kết quả công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông làm căn cứ cho tuyển sinh của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

3. Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp đối với giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề trên cơ sở đánh giá năng lực thực hiện, kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc đại diện sử dụng lao động.

4. Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học theo hướng kết hợp kết quả giáo dục phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo; đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng đánh giá năng lực phân tích, phê phán, sáng tạo, giải quyết vấn đề và thái độ nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, năng lực thích nghi với môi trường làm việc.

5. Ngoài việc đánh giá kết quả học tập của người học, cần tiến hành các hình thức đánh giá chất lượng giáo dục cả nước, từng địa phương, từng cơ sở giáo dục; thực hiện các kỳ đánh giá quốc gia chất lượng giáo dục phổ thông và tham gia đánh giá quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

6. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục của Nhà nước, của xã hội. Định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo, công khai kết quả kiểm định trước xã hội.

Được biết, dự thào này sẽ được trình lên hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 (khóa XI) vào tháng 10.

An Hoàng

Theo Tri Thức

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Dự thảo Đề án đổi mới GD-ĐT: Sẽ giảm số lượng môn học ở phổ thông

    Dự thảo Đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT vừa qua đã có nhiều thay đổi, chỉnh sửa nhằm chấn chỉnh những lệch lạc, hạn chế chuyển sang hệ thống giáo dục mở và đề cao chương trình dạy học có phân hóa ở tất cả các bậc học.

  • Dư luận trái chiều về Dự thảo bỏ kỳ thi Đại học

    Dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” với đề xuất \"không thi đại học mà dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và có thể kiểm tra/thi thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi ngành, mỗi trường\" đã khiến dư luận có những ý kiến trái chiều.

  • Cẩm nang thi đánh giá tư duy 2025

    Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.

  • Một trường ĐH lớn công bố tổ hợp xét tuyển chi tiết từng ngành 2025

    Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.

  • Thời gian mở đăng ký thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025

    Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.